Mùa lũ thấp miền Tây: Cá linh bắt được chỉ đủ ăn, “chợ ma” đìu hiu
Năm nay mực nước tại đồng bằng sông Cửu Long về muộn, thấp và xuống nhanh hơn mọi năm, khiến cá tôm ít, người dân vùng đầu nguồn thất thu.
Tại chợ Tha La thuộc ấp Cây Châm, xã Vĩnh Tế, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang. Nơi này còn gọi là “chợ ma” bởi chợ nhóm họp trong đêm, bắt đầu từ khoảng hơn 2 giờ mỗi sáng.
Năm nay, do mực nước thấp nên cá rất ít, nhất là cá linh một đặc sản của mùa nước nổi.
Còn ở chợ Cây Mít thuộc xã Nhơn Hưng, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, một trong những chợ cá đồng lớn nhất Miền Tây vào mùa nước nổi, năm nay cũng đìu hiu không kém.
Theo các ngư dân đến bán cá ở đây, năm nay mực nước rất thấp, nước lên rất nhanh và rút cũng rất nhanh nên cá tôm không nhiều.
Mọi năm, khoảng cuối tháng 9, đầu tháng 10, mực nước đạt đỉnh điểm, nhiều cánh đồng ngập sâu, tuy nhiên năm nay nước chỉ ngập ở cánh đồng trũng. Nước thấp, đồng nghĩa cá tôm cũng ít.
Video đang HOT
Mùa nước nổi là mùa cung cấp cá tôm, cây thủy sinh cho hàng triệu người dân nghèo vùng ĐBSCL. Nước về trễ và thấp sẽ làm cho cuộc sống cư dân nghèo càng khó khăn hơn.
Năm nay lũ xuống nhanh, nên thời gian mưu sinh ngắn, nên không có lời nhiều.
Những năm trước đây, một ngày đổ dớn có thể hàng trăm kg cá tôm, nhưng năm nay chỉ được vài chục kg.
Anh Nguyễn Minh Ngà, xã Phước Hưng, huyện An Phú, tỉnh An Giang cho biết, đã gần 30 năm sống bằng nghề đánh cá, chưa năm nào thấy mùa lũ buồn như năm nay. Đặt 30 cái lợp cá linh mỗi ngày đi đổ, chỉ đủ ăn.
Theo các hộ dân sống bằng nghề hái bông súng để mưu sinh, năm nay, ghe xuồng xếp xó vì nước ít.
Đối với người dân miền sông nước, nguồn lợi từ mùa nước nổi mang về như bầu sữa mẹ dồi dào nuôi sống bao thế hệ con em của họ. Nước thấp, người dân thất thu, đồng ruộng thiếu phù sa, vụ sau không trúng mùa, sâu bệnh gia tăng.
Theo kế hoạch, năm nay tỉnh An Giang dự tính xả lũ cho hơn 20.000 ha đất ruộng, tuy nhiên do mực nước thấp nên nhiều diện tích không đạt.
Theo Phan Ánh (VOV)
Cầu Hà Tân vẫn chưa được thi công
Do bị ảnh hưởng của mưa lũ năm 2017, cầu Hà Tân, xã Duy Vinh, Duy Xuyên bị sụt lún nghiêm trọng; buộc chính quyền địa phương phải cắm biển báo và cử người canh gác không cho người và phương tiện qua lại.
Theo lịch định,ddự án (DA) xây dựng cây cầu Hà Tân mới sẽ được triển khai trong tháng 8/2018, nhưng đến nay đã hơn 1 năm vẫn chưa được triển khai...
Cầu Hà Tân bị sụt lún nghiêm trọng hơn 2 năm qua
Báo Thanh tra đã từng phản ánh, cầu Hà Tân được xây dựng năm 1994, bắc qua sông Bàn Thạch thuộc nhánh của sông Thu Bồn đổ về hạ lưu, nối liền tuyến đường ĐH4, xã Duy Vinh xuống vùng Đông huyện Duy Xuyên và qua TP Hội An.
Qua gần 23 năm sử dụng, cầu đã bị xuống cấp nghiêm trọng do mỗi năm phải oằn mình gánh chịu nhiều cơn lũ lớn; đặc biệt trong các mùa mưa lũ lớn, hai trụ giữa cầu đã bị sụt lún nặng, kéo theo hệ thống dầm chịu lực bị nghiêng theo...
Ngay sau khi xảy ra sự cố cầu Hà Tân, ngày 26/10/2017, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) có công văn về việc khẩn trương khắc phục sự cố cầu Hà Tân.
Ngày 27/10/2017, Sở GTVT Quảng Nam cũng có văn bản về việc xử lý khẩn cấp sự cố cầu Hà Tân...
Sau đó, UBND tỉnh có quyết định phê duyệt các phương án khắc phục sửa chữa cầu và phê duyệt nguồn kinh phí hỗ trợ sửa chữa, khắc phục sửa chữa cầu Hà Tân do UBND huyện Duy Xuyên làm chủ đầu tư.
UBND huyện Duy Xuyên, Sở GTVT Quảng Nam đã mời Cty CP Tư vấn xây dựng công trình giao thông 308, xây dựng các phương án kỹ thuật sửa chữa cầu Hà Tân. Qua khảo sát hiện trạng thực tế của cầu cho thấy, cầy xây dựng từ năm 1994, qua hơn 20 năm sử dụng, nhiều hạng mục kết cấu công trình như lan can, gối cầu hầu hết đã han gỉ nặng...Hệ cọc đóng ở một số vị trí trụ cầu bị nứt vỡ bê tông lộ thép chịu lực của cọc. Đặc biệt là, trụ cầu số 9 bị lún 50cm, trụ cầu số 13 bị lún 25cm.
Theo khảo sát sơ bộ, nguyên nhân của việc sụt lún cầu là do hiện tượng xói lở đáy lòng sông rất lớn, gây xói lở móng trụ cầu. Trong những năm qua, tải trọng khai thác cầu không được kiểm soát kỹ, khi có xe tải trọng lớn đi lại nhiều cũng là một tác nhân gây sụt lún trụ cầu. Cầu được xây dựng trong vùng nước nhiễm mặn, nhưng công tác duy tu bảo dưỡng không kịp thời, làm hư hỏng nhanh công trình...
Từ cơ sở trên, Ngày 7/6/2018, UBND tỉnh Quảng Nam có Quyết định số 1778/QĐ-UBND phê duyệt chủ trương đầu tư DA cầu Hà Tân với mục tiêu: Khắc phục thiệt hại do thiên tai năm 2017 gây ra, kịp thời ổn định đời sống và sản xuất của nhân dân; hoàn thiện hệ thống giao thông liên vùng nối vùng huyện Duy Xuyên với TP Hội An và các khu lân cận khác thuộc xã Duy Vinh; khắc phục tình trạng hạn chế tải trọng cho phép, tạo tiền đề để hoàn thiện kết cấu hạ tầng theo quy hoạch nông thôn mới đã được phê duyệt; đáp ứng nhu cầu vận tải đường bộ, đường thủy trong khu vực và vùng lân cận, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội toàn vùng...
Quy mô xây dựng công trình vĩnh cửu, tổng mức đầu tư gần 50 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương 20 tỷ, ngân sách tỉnh 20 tỷ, còn lại là ngân sách huyện Duy Xuyên. Dự kiến DA sẽ được triển khai thực hiện tháng 8/2018.
Trong khi chờ đợi xây cầu mới,2 năm qua, xã Duy Vinh tổ chức bắt tạm cầu cho người dân đi lại
Thông tin sẽ xây cây cầu mới là niềm háo hức, chờ đón của gần 15 ngàn hộ dân ở Duy Vinh và vùng Đông Duy Xuyên, nhưng đến giờ người dân lại phải chịu thêm cảnh "đò ngang cách trở" trong một mùa mưa lũ đang đến.
Từ cuối năm 2017, UBND xã Duy Vinh phải trích tiền ngân sách 500 triệu đồng mua vật liệu, bắt một cây cầu gỗ cho người dân đi lại tạm qua sông Bàn Thạch.
Ông Nguyễn Sáu, Chủ tịch UBND xã Duy Vinh cho biết, qua nhiều thủ tục, quy trình thẩm định về thiết kế kỹ thuật, phê duyệt kinh phí, rồi đấu thầu xây dựng... mãi đến cuối tháng 9/2019, UBND huyện mới lựa chọn được nhà thầu đáp ứng về yêu cầu kỹ thuật để xây dựng cầu Hà Tân mới. Tuy nhiên, thời gian nào sẽ khởi công xây dựng cầu vẫn chưa rõ. UBND xã đã chuẩn bị sẵn mặt bằng, bãi tập kết nguyên vật liệu, máy móc, phương tiện cho đơn vị xây dựng cầu...
Người dân ở vùng Đông Duy Xuyên đang mong mỏi chính quyền và ngành chức năng tỉnh Quảng Nam sớm triển khai xây dựng mới cầu Hà Tân, để đảm bảo việc lưu thông đi lại thuận lợi hơn, an toàn trong mọi tình huống và phục vụ phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương.
N.Phê
Theo Thanh tra
Đồng Tháp mùa nước nổi: Nước lũ "cà giựt", xóm lọp tép đìu hiu Mùa nước nổi đồng bằng không chỉ tác động đến sản xuất, đến môi trường mà đâu đó còn ảnh hưởng đến những xóm nghề, làng nghề, trong đó có những làng nghề, xóm nghề ăn theo mùa lũ ở tỉnh Đồng Tháp. Sống "nương mình" theo con nước, người làng nghề đa phần đã chuyển đổi khi mùa nước những năm gần...