Mưa lũ tàn phá nặng nề các tỉnh miền núi phía Bắc
Những cơn mưa lớn dồn dập trong nhiều ngày đã tàn phá nặng nề, gây thiệt hại nghiêm trọng tại các tỉnh miền núi phía Bắc. Nước dâng cao cuốn trôi người, gia súc, kéo sập nhà dân, gây vỡ đập thủy điện…
Tại tỉnh Sơn La, mưa lớn kéo dài trong suốt 2 ngày qua đã gây thiệt hại về người và tài sản. Huyện Mộc Châu, Mai Sơn và TP Sơn La là những địa phương chịu thiệt hại nặng nhất. Nước lũ trên các sông suối đang dâng rất nhanh tại các địa phương này.
Tính đến 17h ngày 28/7, đã có 2 người ở bản Pa Phách, xã Đông Sang bị nước cuốn trôi. Cơ quan chức năng đã tìm được 1 người còn sống, 1 người vẫn đang mất tích.
Mưa lớn kéo dài gây lũ lụt trên diện rộng khắp Tây Bắc.
Mưa lũ cũng đã làm ngập và sập đổ hơn 50 ngôi nhà dân ở huyện Mộc Châu. Gần 100 ha lúa và hoa màu, trong đó có 10ha lúa sắp thu hoạch bị ngập úng. Mưa lũ cũng làm đổ 6 cột điện, hơn 300 gia súc, gia cầm bị cuốn trôi.
Mưa lũ cũng đã làm vỡ đập tràn xả lũ hồ thủy lợi Hoàng Tân – xã Ninh Lai, huyện Sơn Dương – Tuyên Quang làm hàng chục ha lúa và hoa màu của bà con nông dân xã Ninh Lai đã bị vùi lấp.
Theo thống kê ban đầu của UBND huyện Sơn Dương, sự cố vỡ đập tràn xả lũ hồ thủy lợi Hoàng Tân đã làm 7,8 tấn xi măng chuẩn bị làm đường bê tông nông thôn ở xã Ninh Lai bị đông cứng (do nước tràn ngập); hàng chục ha lúa, hoa màu bị đất, đá vùi lấp; hàng nghìn gia súc, gia cầm bị chết; hơn 7,6 ha diện tích ao cá của người dân bị tràn bờ…
Video đang HOT
Mưa lũ gây thiệt hại cả người và của.
Tại Lào Cai, mưa lớn làm sạt lở khoảng 10.000 mét khối đất đá, làm tắc quốc lộ 279 từ huyện Than Uyên (tỉnh Lai Châu) đi huyện Văn Bàn (tỉnh Lào Cai) tại km 156 700 thuộc địa bàn xã Nậm Xé (huyện Văn Bàn).
Đặc biệt, mưa lũ đã cuốn trôi khiến anh Vũ Mạnh Thắng (SN 1976), Phó Giám đốc Nhà máy thủy điện Phú Mậu tử vong.
Ông Trần Kim Phàn, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hòa Bình cho biết, khu vực mái đồi của đường 6 mới mở đi vòng qua thành phố Hòa Bình bị sạt xuống khu vực nhà dân. Ngoài ra, khu cơ quan của đội Quản lý thị trường và khu tái định cư của xã Đồng Bảo, huyện Mai Châu cũng bị đất đá tràn vào.
Hàng chục nhà dân tại TP Hạ Long bị kéo sập.
Ông Trần Kim Phàn cho biết thêm: “Chúng tôi đã đến kiểm tra và cho xử lý gấp khu vực bị sạt lở, cắm biển cảnh báo, triển khai bố trí cấp xuất rọ thép, kè đá hộc giữ không để sạt lở vào khu vực nhà dân. Đối với các địa phương nằm trong khu vực trọng điểm chúng tôi đều đã có phương án cụ thể”.
Cùng chịu ảnh hưởng của mưa lớn, hơn chục nhà dân trên địa bàn thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) bị sập, nhiều nhà chỉ còn trơ móng… Chiều nay, lãnh đạo tỉnh và Ủy ban nhân dân thành phố Hạ Long đã xuống hiện trường, kiểm tra và chỉ đạo việc khắc phục hậu quả thiên tai, sớm ổn định cuộc sống người dân.
Theo Dantri
Lo vỡ đập, Bộ Xây dựng yêu cầu rà soát hồ thủy điện
Bộ Xây dựng vừa có công văn yêu cầu rà soát chất lượng các đập hồ thủy điện và thủy lợi trên địa bàn theo phân cấp quản lý.
Trong công văn gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố, Bộ Xây dựng yêu cầu các đơn vị chú trọng kiểm tra các đập hồ thủy điện, thủy lợi có dung tích hồ chứa nhỏ hơn 10 triệu m3 hoặc công suất nhà máy thủy điện nhỏ hơn 15MW.
Một vụ vỡ đập thủy điện. Ảnh: Internet
Bộ Xây dựng cũng đề nghị Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức kiểm tra an toàn đập đối với các công trình thủy điện, thủy lợi theo phân cấp tại Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 về quản lý chất lượng công trình xây dựng và Nghị định số 72/2007/NĐ-CP ngày 07/5/2007 về quản lý an toàn đập.
Đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gửi báo cáo kết quả kiểm tra, đánh giá về Bộ Xây dựng trước ngày 31/7/2013 để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Trước đó, Văn phòng Chính phủ vừa có Công văn số 5132/VPCP - KTN gửi các Bộ Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương yêu cầu khẩn trương thực hiện kiểm tra, đánh giá mức độ an toàn đập của các hồ thủy điện và thủy lợi sau hàng loạt các vụ vỡ đập, tràn hồ chứa thủy điện thời gian vừa qua.
"Kiên quyết ngừng tích nước, phát điện khi phát hiện có nguy cơ đe dọa đến an toàn công trình và tính mạng người dân vùng hạ du đập thủy điện. Chỉ cho phép tích nước, phát điện trở lại khi đã đủ điều kiện bảo đảm an toàn theo quy định", công văn nêu rõ.
Theo số liệu tổng hợp của Bộ Xây dựng, hiện nay trên cả nước có gần 7.000 hồ chứa thủy lợi, thủy điện; trong đó trên 6000 hồ chứa có quy mô nhỏ (dung tích hồ chứa nhỏ hơn 10 triệu m 3 hoặc công suất nhà máy thủy điện nhỏ hơn 15MW).
Thời gian gần đây nhiều sự cố đã xảy ra tại các công trình thủy điện, thủy lợi như: vỡ đập tràn hồ chứa thủy lợi Z20 (Hà Tĩnh); tràn đập phá hỏng nhà máy công trình thủy điện Hố Hô (Hà Tĩnh); đổ tường chắn bê tông công trình thủy điện Đăk Rông 3 (Quảng Trị); vỡ đường ống áp lực công trình thủy điện Đăm Bol - Đạ Tẻl (Lâm Đồng); đổ tường chắn thủy điện Đăk Mêk 3 (Kon Tum); vỡ đập thủy điện Ia Krel 2 (Gia Lai); vỡ bể áp lực công trình Thủy điện Ea Súp 3 (Đăk Lăk).
Theo Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng, nguyên nhân dẫn đến các sự cố này chủ yếu do năng lực của một số nhà thầu tham gia xây dựng công trình như tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, nhà thầu thi công xây dựng công trình... không đảm bảo theo quy định của pháp luật.
Nhiều chủ đầu tư chưa có kinh nghiệm trong việc đầu tư, xây dựng các công trình thủy điện, thủy lợi. Công tác quản lý chất lượng trong các giai đoạn khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng không tuân thủ chặt chẽ...
Theo vietbao
Khắc phục các vết nứt trên hồ chứa nước lớn thứ 2 Bắc Trung Bộ Ngày 23/7, ông Lê Văn Lương, PGĐ phụ trách BQL Đầu tư xây dựng Thủy lợi 5, Bộ NN&PTNT cho biết, Ban đã khắc phục xong những vết nứt trên thân đập tràn hồ Tả Trạch (thị xã Hương Thủy, tỉnh TT-Huế). Nói về những vết nứt trên thân đập tràn hồ chứa nước Tả Trạch - hồ chứa nước lớn thứ 2...