Mưa, lũ, sạt lở gây thiệt hại tại nhiều địa phương
Theo Trung tâm dự báo Khí tượng – Thủy văn quốc gia, mực nước sông Cửu Long sẽ lên theo triều và đạt đỉnh lũ của năm vào ngày 1 và 2-10, sau đó xuống.
ỉnh lũ trên sông Tiền tại trạm Tân Châu ở mức 3,7 m, vượt báo động 1 là 0,2 m; trên sông Hậu tại trạm Châu ốc ở mức 3,2 m, vượt báo động 1 là 0,2 m, tại các trạm hạ lưu ở mức báo động 2, báo động 3, có nơi trên báo động 3. Nguy cơ xảy ra ngập lụt ở các vùng trũng thấp, ven sông, vùng ngoài đê bao và sạt lở bờ sông tại các tỉnh An Giang, ồng Tháp.
Di chuyển người dân ra khỏi vùng ngập nặng tại xã Bắc Sơn (Trảng Bom, ồng Nai). Ảnh: HẢI QUÂN
Ban Chỉ đạo T.Ư về Phòng, chống thiên tai cho biết, những ngày qua khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa vừa, mưa to. Một số trạm có tổng lượng mưa lớn như: ồng Hới (Quảng Bình) 179 mm, Yaly (Gia Lai) 165 mm, Càng Long (Trà Vinh) 160 mm, Pơ Mê Rê (Gia Lai) 210 mm, Kon Tum (Kon Tum) 144 mm, Eakmat (ác Lắc) 140 mm.
Trong đợt lũ vừa qua, các xã Bình Minh và Bắc Sơn huyện Trảng Bom (ồng Nai) có 235 hộ bị ngập nước và khoảng 180 ha ao nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại. ến ngày 24-9, tại xã Tân An, huyện Vĩnh Cửu vẫn còn ngập 0,3 đến 0,5 m cho nên 13 hộ dân di dời vẫn chưa thể về lại nhà.
Video đang HOT
Ngày 24-9, Công ty Thủy điện Trị An cho biết, do nước từ thượng nguồn sông ồng Nai đổ về hồ Trị An khoảng 1.920 m3/giây, cao trình mực nước hồ chứa đã đạt 61,4 m. ể duy trì mực nước an toàn cho hồ chứa, Công ty đã tăng lượng nước xả xuống hạ du sông ồng Nai từ 1.790 m3/giây lên 1.950 m3/giây.
Tại tỉnh Bình Phước, mưa lớn tại thôn Sơn Hòa, xã Thọ Sơn, huyện Bù ăng làm một người chết do lũ cuốn trôi. Tại huyện Ea Súp (ác Lắc) vừa có mưa lớn kéo dài cùng với lượng nước từ thượng nguồn đổ về làm nhiều nhà dân và cây trồng bị ngập. Trong đó, xã Ea Rốk bị ảnh hưởng nặng nhất khoảng 193 nhà bị ngập nước; hơn 600 ha cây trồng bị thiệt hại. Huyện đang huy động lực lượng di dời người và tài sản đến nơi an toàn.
Tại tỉnh An Giang, do lũ và ảnh hưởng mưa lớn gây sạt lở đất kênh Xáng (thị xã Tân Châu) với chiều dài 10 m, ăn sâu vào đất liền khoảng 2 m. Nhằm bảo đảm an toàn, lực lượng chức năng đã di dời hai hộ dân trong vùng ảnh hưởng. UBND tỉnh Bến Tre vừa phê duyệt đầu tư dự án kè chống sạt lở cồn Phú a, huyện Chợ Lách với kinh phí hơn 43,5 tỷ đồng. Dự án bảo đảm an toàn cho khoảng 700 hộ dân và 800 ha đất sản xuất ở xã Vĩnh Bình, huyện Chợ Lách.
Thời gian qua, tình trạng sạt lở bờ sông tại huyện Cao Lãnh (ồng Tháp) diễn biến ngày càng phức tạp, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân. Trên địa bàn xuất hiện 32 điểm sạt lở với tổng chiều dài sạt lở hơn 1.000 m, diện tích mất đất khoảng 3.379 m2, tập trung ở các xã Bình Hàng Trung, thị trấn Mỹ Thọ.
Theo Cục Thú y, đến nay dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xuất hiện ở hơn 7.600 xã của 645 huyện trên cả nước, số lợn tiêu hủy khoảng 5 triệu con. Hiện nay còn gần 4.500 xã có dịch chưa qua 30 ngày. ể phòng, chống dịch các địa phương đang tích cực phun hóa chất tiêu độc khử trùng, kiểm soát chặt chẽ việc buôn bán lợn, sản phẩm từ lợn ở những vùng có dịch.
Hiện nay, tại huyện Trấn Yên (Yên Bái), DTLCP xuất hiện tại 97 thôn, bản với số lợn phải tiêu hủy gần 4.900 con, chiếm 5% tổng đàn. UBND huyện đang triển khai các biện pháp nhằm phòng bệnh, bảo vệ đàn lợn hơn 50.000 con chưa mắc bệnh. ến nay, tại huyện Phú Bình (Thái Nguyên) có 14 xã công bố hết DTLCP. Từ khi xuất hiện vào tháng 3, dịch đã làm 22.067 con lợn bị bệnh buộc phải tiêu hủy. ể kịp thời hỗ trợ, giảm bớt khó khăn cho người chăn nuôi, UBND huyện đã chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn kiểm kê, lập danh sách và hỗ trợ đợt 1 cho các hộ chăn nuôi có lợn mắc bệnh, nghi mắc bệnh.
Trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, DTLCP đã xuất hiện tại 59 xã của bảy huyện với số lợn buộc phải tiêu hủy 22.529 con. Hiện nay các cơ quan chức năng đang tập trung phun hóa chất để dịch không lan ra diện rộng.
Theo NDĐT
Cà Mau ban bố tình huống khẩn cấp sạt lở từ biển Tây sang biển Đông
Ngày 19/9, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau ký Quyết định về tình huống khẩn cấp sạt lở bờ biển Đông và sạt lở bờ sông trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
Theo đó, trên địa bàn tỉnh Cà Mau hiện có hơn 25 km cửa biển, bờ biển và hơn 1,2 km bờ sông sạt lở cần khẩn cấp xử lý. Tại những vị trí này, có nhiều nơi sạt lở đã uy hiếp các khu dân cư, cuộc sống của người dân.
Sạt lở bờ biển đang tàn phá các khu dân cư tại mặt biển Đông của tỉnh Cà Mau.
Để thực hiện tình huống khẩn cấp, ông Nguyễn Tiến Hải, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau giao Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn phối hợp với UBND các huyện bị ảnh hưởng khoanh vùng khu vực bị sạt lở và có nguy cơ sạt lở, thiết lập hành lang an toàn. Ngoài ra, phải lựa chọn giải pháp và tổ chức khảo sát, lập các thủ tục đầu tư các dự án chống sạt lở trình cấp thẩm quyền thẩm định, phê duyệt theo quy định tình huống khẩn cấp.
Sở Kế hoạch - Đầu tư chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan thẩm định, đề xuất chủ trương đầu tư các dự án, trình cấp thẩm quyền thâm quyết định chủ trương đầu tư. UBND các huyện: Năm Căn, Ngọc Hiển và Đầm Dơi có trách nhiệm vận động nhân dân di dời tài sản ra khỏi khu vực sạt lở và khu vực có nguy cơ sạt lở nguy hiểm; bố trí lực lượng trực canh theo dõi chặt chẽ diễn biến sạt lở để kịp thời ứng phó...
Tình hình sạt lở bờ sông của tỉnh cũng rất nan giải.
Vào đầu tháng 8 vừa qua, đê biển Tây của địa phương này bị thời tiết cực đoan tàn phá dữ dội, nguy cơ dẫn đến vỡ đê và Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cũng đã có Quyết định tình huống khẩn cấp sạt lở đê biển Tây./.
Theo Trần Hiếu/VOV-ĐBSCL
Đồng Tháp: Nước lũ lên nhanh, dân bán vội đu đủ non vớt vát Nước về chậm gần 1 tháng so với cùng kỳ, nhiều hộ dân đầu nguồn tỉnh Đồng Tháp tranh thủ sản xuất hoa màu ở các diện tích đất bãi bồi. Song những ngày qua, nước lũ đột ngột lên nhanh khiến nông dân nơi đây không kịp trở tay. Nhiều diện tích gần thu hoạch bị nước lũ nhấn chìm, nông dân...