Mưa lũ ở Trung Quốc và Afghanistan gây thiệt hại lớn về người
Truyền thông Trung Quốc đưa tin đã có 5 người thiệt mạng và 2 người mất tích, sau khi mưa lớn tràn bờ làm vỡ đê tại một ngôi làng gần thành phố Hàng Châu, miền Đông nước này.
Nước bùn đã tràn vào các con đường trong một ngôi làng tại thị trấn Dayuan, khiến nhiều nhà cửa ngập nước, cuốn trôi tài sản của người dân.
Cảnh ngập lụt sau những trận mưa lớn tại Thượng Hải, Trung Quốc, ngày 21/7/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Mưa lớn cũng gây ngập lụt tại một số khu vực ở Đông Bắc Trung Quốc trong ngày 22/7, làm hư hại nhiều nhà cửa và thiệt hại lớn về mùa màng tại khu vực được biết đến là vựa lúa mỳ của cả nước này. Theo Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV), nhà chức trách đã sơ tán khoảng 5.600 người tại tỉnh Liêu Ninh sau khi một số thành phố ghi nhận lượng mưa lên tới hơn 100 mm. Khoảng 54 ha đất nông nghiệp bị hư hại tại khu vực xung quanh Cẩm Châu và thành phố ven biển Hồ Lô Đảo.
Dự báo mưa lớn xuất hiện tại phần lớn các địa phương trên cả nước Trung Quốc trong ngày 23/7, trong đó một số khu vực ở Đông Bắc và phía Nam tỉnh Giang Tây và Phúc Kiến sẽ hứng chịu mưa dông và gió mạnh.
Video đang HOT
Ngày 21/7, Bộ Nông nghiệp Trung Quốc cho biết một số khu vực tại Đông Bắc Trung Quốc đã hứng chịu hạn hán trong tháng 5 và tháng 6, song các trận mưa gần đây đã giúp giảm nhẹ tình hình. Tuy nhiên, bộ này nhận định vụ mùa tại địa phương, chủ yếu là ngô và đậu tương, vẫn đối mặt với nguy cơ do El Nino sẽ gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan trong năm nay.
* Ngày 23/7, giới chức Afghanistan cho biết ít nhất 22 người đã thiệt mạng và 40 người bị thương khi mưa dông và lũ quét ảnh hưởng đến một số khu vực của tỉnh Wardak, miền Trung nước này.
Mưa lớn đã gây lũ quét tại các huyện Jalrez, Chak, Sayed Abad, Nurkh và Jaghato của tỉnh Wardak vào tối 22/7, khiến hàng trăm ngôi nhà, hàng trăm ha đất nông nghiệp bị hư hại hoặc cuốn trôi.
Giám đốc Cơ quan Quản lý Thiên tai tỉnh Wardak, Faizullah Jalali xác nhận trên 10 người đã mất tích trong lũ lụt. Trong khi đó, người phát ngôn của Chính phủ Afghanistan khẳng định trên 40 người đã mất tích sau lũ quét. Công tác cứu trợ đang được khẩn trương triển khai tại huyện Jalrez.
Cục Khí tượng của Afghanistan dự báo sẽ còn mưa lớn trong những ngày tới, đồng thời cảnh báo lũ lụt tại một số địa phương trên cả nước.
IEA: Trung Quốc sẽ chiếm gần 50% mức tăng nhu cầu dầu thô năm 2023
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) nhận thấy nhu cầu dầu có thể tăng 2 triệu thùng/ngày trong năm 2023, trong đó Trung Quốc chiếm 900.000 thùng/ngày.
Một trạm xăng dầu ở tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc. (Ảnh: Reuters)
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) ngày 15/2 cho biết cho biết Trung Quốc sẽ chiếm gần 50% mức tăng nhu cầu dầu thô trong năm 2023 sau khi nước này nới lỏng các biện pháp kiềm chế dịch COVID-19.
Tuy nhiên, việc Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng minh, hay còn gọi là OPEC , hạn chế sản xuất có thể gây ra sự thiếu hụt nguồn cung trong nửa cuối năm.
Trong báo cáo dầu hàng tháng, cơ quan có trụ sở tại Paris này cho biết nguồn cung từ OPEC dự kiến sẽ giảm do Nga đang chịu sức ép từ các lệnh trừng phạt của phương Tây.
Nguồn cung dầu thế giới có thể sẽ vượt nhu cầu trong nửa đầu năm 2023, nhưng cán cân này có thể nhanh chóng chuyển sang thâm hụt khi nhu cầu phục hồi và nguồn cung dầu từ Nga thắt chặt.
IEA nhận thấy nhu cầu dầu có thể tăng 2 triệu thùng/ngày trong năm 2023, trong đó Trung Quốc chiếm 900.000 thùng/ngày.
Con số này tăng 100.000 thùng/ngày so với dự báo của tháng trước lên mức kỷ lục 101,9 triệu thùng/ngày.
IEA cho biết thêm với việc đi lại bằng đường hàng không tăng mạnh khi đại dịch lùi dần, nhu cầu nhiên liệu máy bay dự kiến sẽ trở thành động lực phục hồi chính của nhu cầu toàn cầu.
Các dự đoán của IEA chỉ thấp hơn một chút so với dự báo nhu cầu tăng 2,3 triệu thùng/ngày trong báo cáo của OPEC hôm 13/2.
Liên quan đến các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với dầu Nga, IEA cho biết vẫn chưa rõ lệnh cấm vận và mức giá trần của EU lên các sản phẩm dầu Nga, có hiệu lực vào đầu tháng này, sẽ tác động như thế nào đến dòng chảy thương mại, song IEA dự đoán một số mỏ dầu của Nga sẽ phải đóng cửa.
Trao đổi thương mại Trung Quốc và Triều Tiên dần khôi phục Trao đổi thương mại giữa Triều Tiên và Trung Quốc năm 2022 đã khôi phục 37% so với trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát năm 2019. Tàu hỏa qua cầu Hữu Nghị ở thành phố Đan Đông, Trung Quốc, giáp giới với Triều Tiên. Ảnh: AFP/TTXVN Theo dữ liệu chính thức mới được Trung Quốc công bố, tổng giá trị trao đổi...