Mưa lũ ở miền Trung: Hàng nghìn hộ dân còn bị cô lập
Không chỉ nhiều nơi còn bị cô lập, mà miền Trung còn đối mặt tình trạng sạt lở do mưa lũ gây ra.
Nhiều nơi tại Quảng Nam vẫn ngập sâu từ 1 – 1,5 m . MẠNH CƯỜNG
Mưa ngớt, nhưng nước rút chậm khiến hàng nghìn hộ dân ở nhiều vùng trũng thấp Quảng Nam vẫn bị cô lập. Có 17.600 hộ bị ngập lụt, đến chiều tối 11.12 mới sơ tán 5.991 hộ dân. Một số xã, phường như: Tân Thạnh (TP.Tam Kỳ), Tam Đàn, Tam An (H.Phú Ninh), Bình Trung, Bình Tú, Bình Nguyên (H.Thăng Bình) ngập sâu từ 1 – 1,5 m, có nơi ngập gần 2 m. Có 4 người chết do mưa lũ tại Quảng Nam. Trong số đó, có anh Trương Văn Được (30 tuổi, ở thôn Mỹ Cang, xã Tam Thăng, TP.Tam Kỳ) khi cùng các thành viên cứu hộ đến vùng ngập lụt để sơ tán dân.
Sạt lở nghiêm trọng tại Sơn Trà và Thừa Thiên-Huế
Ngày 11.12, các tuyến đường từ trung tâm TP.Đà Nẵng đi đỉnh Bàn Cờ, cây đa nghìn năm ở bán đảo Sơn Trà đã bị chia cắt bởi hàng nghìn mét khối đất đá tràn xuống đường. Nước từ trên núi chảy xuống đã gây sạt lở một số đoạn đường, gây hở hàm ếch từ 2 – 4 m; cây lớn ngã đổ chắn ngang đường…
Ông Phan Minh Hải, Phó ban quản lý (BQL) bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng, cho biết thống kê sơ bộ có 21 điểm sạt lở trên bán đảo Sơn Trà.
Tại Thừa Thiên-Huế, khoảng 3,3 km bờ biển đã sạt lở nặng tại xã Vinh Hải (H.Phú Lộc), một số đoạn nước đã tràn qua tỉnh lộ 21. Tại khu vực kè thôn An Dương, xã Phú Thuận (H.Phú Vang) và các khu vực tiếp giáp hai khóa đầu kè, hiện cũng sạt lở với chiều dài 2 km, xói sâu vào bờ 5 – 8 m. Bờ biển đoạn qua các xã Phú Diên, Phú Hải (H.Phú Vang) sạt lở với tổng chiều dài khoảng 2 km…
Tại khu vực sông Bù Lu (xã Lộc Vĩnh, H.Phú Lộc), sạt lở ăn sâu vào khu dân cư 0,5 m, dài 100 m. Sông Hương, sông Bồ cũng sạt lở nhiều đoạn (hơn 1,3 km). Đê phân lũ tại các xã Điền Hương, Điền Môn (H.Phong Điền) bị sạt lở 50 m, địa phương đã huy động nhân công gia cố 500 bao cát tạm thời.
Bán đảo Sơn Trà sạt lở nghiêm trọng, giao thông bị chia cắt . ẢNH: HUY ĐẠT
Ứng cứu tuyến đường sắt qua đèo Hải Vân
Rạng sáng 11.12, tuyến đường sắt bắc – nam mới thông tuyến đoạn qua đèo Hải Vân, do sạt lở 9 điểm thuộc địa phận TP.Đà Nẵng, trong đó có những điểm sạt lở trong đêm nghiêm trọng. Ngành đường sắt phải huy động hơn 100 công nhân cùng phương tiện giải tỏa đất đá sạt xuống đường ray trong đêm. Tại Q.Cẩm Lệ, lực lượng phòng chống lụt bão cùng Tiểu đoàn Cảnh sát đặc nhiệm số 3 Bộ Công an ra quân vớt lục bình, khơi thông dòng chảy tại bàu Gia Hạ (P.Hòa Thọ Đông) nhằm cứu ngập cho các khu dân cư khu vực.
Video đang HOT
Ngày 11.12, Công ty CP môi trường đô thị TP.Đà Nẵng đã huy động gần 100 công nhân cùng thanh niên địa phương ưu tiên vệ sinh các bãi biển và khu dân cư ở Q.Ngũ Hành Sơn, thu gom khoảng 100 tấn rác.
Sáng qua, Quận đoàn Ngũ Hành Sơn huy động 50 đoàn viên, thanh niên ra quân dọn rác dọc tuyến biển từ ngã ba Nguyễn Văn Thoại – Võ Nguyên Giáp đến bãi tắm Sao Biển; nhóm đã làm sạch hơn 2 km bờ biển. Đoạn bãi biển Mỹ Khê từ cống xả Mỹ An (Q.Ngũ Hành Sơn) kéo về 2 hướng bắc – nam khoảng 500 m hiện đang sạt lở nghiêm trọng; nhiều đoạn xâm thực đến sát vỉa hè đường Võ Nguyên Giáp. Lực lượng chức năng đã triển khai lực lượng dùng đá hộc để “vá” tạm thời.
5 người chết do mưa lũ ở Bình Định
Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Định cho biết đến chiều 11.12 trên địa bàn tỉnh đã thống kê có 6 nhà sập, 5 nhà hư hỏng, 22 km đường giao thông bị sạt lở, 4 cầu bị sập, 8.560 ha lúa mới gieo sạ bị ngập… do mưa lũ. Đến nay, tại Bình Định đã ghi nhận có 5 người chết do mưa lũ, trong đó có 1 phụ nữ đang mang thai và 1 dân quân cơ động đang làm nhiệm vụ.
Tại H.Phù Mỹ có ông Võ Đông Hoàng (46 tuổi, ở xã Mỹ Tài), anh Trần Văn Điền (31 tuổi, ở xã Mỹ Chánh Tây) và vợ là Lê Thị Phương Oanh (27 tuổi, đang mang thai 6 tháng) bị lũ cuốn vào ngày 10.12, được tìm thấy xác vào sáng 11.12.
Tại H.Hoài Nhơn có 2 người chết vào sáng 11.12 là ông Lê Văn Trấn (ở xã Hoài Tân) và anh Phạm Duy Quang (dân quân cơ động xã Hoài Thanh) thiệt mạng khi vớt bèo bám vào thành cầu để khơi thông dòng chảy thì bị trượt chân ngã xuống nước và bị lũ cuốn trôi. Khoảng 30 phút sau, khi các đồng đội vớt được thì anh Quang đã tử vong.
Đường ngàn tỉ tái xuất hiện “ổ gà”
Ảnh: Mạnh Cường
Đến khoảng 16 giờ hôm qua, QL1 đoạn qua Quảng Nam mới chính thức thông tuyến. Tuy nhiên, mưa lớn đã làm xuất hiện nhiều “ổ gà” (ảnh) trên tuyến đường ven biển 129 (Quảng Nam), vốn được đầu tư 1.440 tỉ đồng. Cụ thể, tại địa phận H.Thăng Bình, hàng loạt “ổ gà” lớn, nhỏ và tình trạng nhựa đường bong tróc, các vết dầu loang… đã xuất hiện, tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho người đi đường.
Trong khi đó, tuyến cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi cũng xuất hiện nhiều “ổ gà” đường kính 20 – 40 cm tại mặt đường cầu Kỳ Lam (thuộc gói thầu 3A) và tại Km 36 (địa phận Quảng Nam). Đây đã là lần thứ 3 “ổ gà” xuất hiện trên cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi sau mỗi đợt mưa lớn.
Trả lời Thanh Niên, ông Lê Quang Hào, Phó tổng giám đốc Tổng công ty đầu tư phát triển đường cao tốc VN (VEC), cho biết đã nghe báo cáo về tình trạng “ổ gà” tái xuất hiện, nhưng hiện đang mưa lớn nên chỉ vá tạm thời, chờ nắng ráo sẽ vá bê tông nhựa nóng để xử lý triệt để. “Bây giờ đánh giá nguyên nhân “ổ gà” xuất hiện rất khó, phải có tiêu chí, phương pháp. Còn nói nguyên nhân do chất lượng công trình thì không phải, vì đã có bộ tiêu chí đánh giá trong quá trình thi công”, ông Hào nói
Theo Thanhnien
Nơi cơn lũ đi qua
Có lẽ phải mất cả chục năm nữa xã Nhi Sơn và cả Mường Lát (tỉnh Thanh Hóa) mới có thể trở lại như trước cơn lũ.
Con đường 15C đoạn chạy qua xã Nhi Sơn có đến 36 điểm lớn, nhỏ bị sạt lở nghiêm trọng. Nhiều điểm bị trôi mất như bị một lưỡi xẻng khổng lồ thọc xuống từ đỉnh trời rồi bứng lên hắt xuống tận đáy con sông Mã đang cuộn sóng đỏ ngầu lao về xuôi.
Nhiều nơi tại huyện Mường Lát tan hoang sau mưa lũ. Ảnh:Nguyễn Chung.
Đau buồn ở Nhi Sơn
Trong trận lũ vừa qua, xã Nhi Sơn có đến 14 gia đình tại 6 bản bị mất nhà hoàn toàn. 15 hộ phải di dời khẩn cấp sau mưa lũ, 23 hộ nằm trong vùng có nguy cơ sạt lở nguy hiểm. Hơn 7 ha lúa nước, 10,94 ha lúa nương, 8,9 ha ngô, hơn 2 ha sắn bị cuốn trôi và vùi lấp.
Đón chúng tôi ngay đầu con dốc ở bản Chim, Bí thư Đảng ủy xã Nhi Sơn Lầu Mai Dơ nói: "Mất hết rồi!". Ông Dơ cho biết thêm: Những hộ bị sập nhà, bị cuốn trôi đang phải ở nhờ nhà người thân, trong Trạm Y tế xã, Trung tâm học tập cộng đồng...
Lương thực, thực phẩm thì bà con trong bản có thể cưu mang, đùm bọc, chia sẻ được còn vấn đề nhà ở là nỗi lo nhất hiện nay của 14 hộ gia đình. Mất nhà cửa đồng nghĩa mất tất cả. Lũ đến quá nhanh, họ không kịp đem theo bất cứ tài sản, đồ đạc nào. Nhi Sơn với gần 90% đồng bào Mông, hộ nghèo chiếm 87,9%. Sau đợt lũ kinh hoàng vừa xảy ra, có thể số hộ nghèo ở đây sẽ tăng đến hết nấc.
Ngồi thẫn thờ tại Trung tâm Y tế xã Nhi Sơn, ông Sung Văn Dia, trú ở bản Chim kể: "Chiều ngày 31/8, trời mưa to, khi tôi đang nằm trên giường thì nghe tiếng rung chuyển rồi đất đá đổ ầm ầm. Hai vợ chồng hoảng loạn lao ra ngoài. Bùn đất ngập ngụa khắp nơi, tiếng kêu khóc rền cả một góc núi, cả bản rơi vào hỗn loạn. Căn nhà con trai Sung Văn Pó ở kế bên biến mất. Con trai và cháu tôi được hàng xóm tìm và moi lên trong đống bùn, đất. Họ may mắn thoát chết, còn con dâu và con trai bị gỗ trong nhà đè lên người, đất đá vùi lấp không thể cứu".
Dẫn chúng tôi đến tới bản Chim, trung tá Phạm Văn Cương, Đồn Biên phòng Pù Nhi vừa được điều động sang làm Phó Bí thư Đảng ủy tăng cường xã Nhi Sơn, nén tiếng thở dài cho hay: Hôm lũ về, trụ sở xã rung chuyển, bởi lũ quét đổ ập xuống chiếc cổng trụ sở và nhấn chìm 3 gia đình bên kia đường. Đã 1 tuần qua, anh cùng cán bộ lãnh đạo Đảng ủy, UBND xã túc trực 24/24 giờ, người xuống trực tiếp địa bàn thông tuyến xe, người giúp đỡ bà con ổn định chỗ ăn nghỉ, động viên tinh thần các gia đình bị mất nhà cửa, tài sản rồi kêu gọi bà con nhân dân trong bản cưu mang, đùm bọc những gia đình đang gặp khó khăn về lương thực, chỗ ở.
Thông đường lên Mường Lát.
Hướng về Mường Lát
Hai bên đường QL15C, đoạn qua xã Nhi Sơn, vài chiếc xe tải hàng cứu trợ đến cấp phát quần áo, mì tôm, nước uống, sách vở cho bà con và các em học sinh các bản: Kéo Té, Kéo Hượn, Chim.
Đây là những bản đầu tiên của xã Nhi Sơn tiếp giáp với Trung Lý mà những xe hàng cứu trợ có thể tiếp cận được. Còn lại bản Pá Hộc, Cặt, Lốc Há của Nhi Sơn rồi lên Pù Nhi thì đang phải chờ đường thông.
Tại nhà ông Thao Văn Chứ - Trưởng bản bản Kéo Té có hàng chục khuôn mặt già, trẻ, lớn, bé đang chờ để nhận quần áo, sữa, mì tôm, cá khô... từ các đoàn từ thiện. Không ai nói với ai lời nào. Sâu trong những ánh mắt ấy là lời khẩn cầu, mong mỏi và cả sự chờ đợi.
Hưởng ứng lời kêu gọi của Mặt trận Tổ quốc tỉnh Thanh Hoá, Công an Thanh Hóa đã tổ chức phát động CBCS quyên góp ủng hộ, giúp đỡ nhân dân khắc phục hậu quả lũ lụt, sớm vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống.
Tại lễ phát động, Đại tá Đào Đức Minh- Phó Giám đốc Công an tỉnh đã kêu gọi toàn thể cán bộ, chiến sĩ quyên góp, ủng hộ mỗi người một ngày lương. Ngay trong lễ phát động, các đồng chí trong Ban Giám đốc, CBCS Công an Thanh Hóa đã quyên góp ủng hộ đồng bào lũ lụt được gần 2 tỷ đồng.
Chị Nguyễn Thị Thái Thanh- Đội trưởng Đội tuyên truyền Phòng Công tác chính trị (PX03) Công an Thanh Hoá tâm sự: Theo dõi tình hình thiệt hại do mưa lũ ở Mường Lát đã thấy khủng khiếp nhưng khi tới tận nơi, chứng kiến cảnh hoang tàn, sự mất mát về con người, tài sản của bà con càng xót xa hơn.
Cá nhân chị Thanh và CLB Hoa Lan vượt qua mọi khó khăn để đến được với điểm đầu của xã Trung Lý, huyện Mường Lát. Sau khi trao 5 triệu đồng cho cháu Hà Công Chồm ỏ bản Lin, xã Trung Lý (mẹ cháu Chồm là chị Hà Thị Ăn đã bị lũ cuốn trôi cùng ngôi nhà), Đoàn thiện nguyện tiếp tục đến với 2 điểm trường tiểu học và THCS xã Trung Lý. Đây là 2 ngôi trường có số học sinh bán trú và số lượng trẻ em mồ côi theo học nhiều nhất huyện Mường Lát (gần 60 cháu).
Chị Thái Thanh cho biết: "Tại đây, chúng tôi đã trao 1 tấn gạo, 100 thùng mì tôm, 10 thùng sữa, 1.200 quyển vở và ủng hộ các cháu mồ côi cả bố lẫn mẹ 1 triệu đồng/cháu... Nhìn những phòng học bán trú bị sạt lở và vùi lấp vì mưa lũ; nhìn những ánh mắt trẻ thơ ngơ ngác, sợ hãi vì phải chứng kiến chạy lũ, nghe những thầy cô giáo dưới xuôi lên "cắm bản" kể về nỗi sợ hãi khi phải sơ tán học sinh tránh lũ chúng tôi không khỏi trạnh lòng. Không ai bảo ai, chúng tôi mỗi người lại đóng góp thêm chút ít gửi các thầy cô giáo nơi này để mua thức ăn thêm cho các cháu".
Đoàn cứu trợ của CLB Hoa Lan thức dậy từ 4h sáng, vượt hơn 200 km đường, vượt qua gần 100 điểm sạt lở trên QL15C, nơi Đoàn đến là những khu nhà của học sinh bán trú vùng cao vừa được Nhà nước xây xong, các cháu học sinh chưa được ở ngày nào bỗng chốc bị cơn lũ dữ cuốn trôi và vùi lấp. Nơi đoàn đến gặp những đứa trẻ không quần, không áo, mặt mũi lấm lem, sợ sệt, ngơ ngác nhìn người lạ không dám lại gần, cho sữa tươi cũng không biết uống.
Một chị trong Đoàn thiện nguyện nói: "Nơi chúng tôi đến là những thầy cô giáo miền xuôi lên đây "cắm bản" đã gần 20 năm đã phải nhường phòng của mình cho các học trò mồ côi ở. Họ nói, ngày khai giảng, các thầy cô cố gắng vượt sông Mã để đưa các con sang trường khai giảng mặc dù có nhà cách trường gần 50 km"...
*Trao đổi với phóng viên báo Đại Đoàn Kết, ông Cao Văn Cường- Chủ tịch UBND huyện Mường Lát cho biết: Người dân Mường Lát đang phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, nhà cửa, ruộng vườn bị tàn phá, lương thực cạn kiệt... Nhiều công trình nước sạch bị hư hỏng nghiêm trọng, không thể sử dụng dẫn đến tình trạng nguồn nước khan hiếm. Nhiều hộ dân ở tại thị trấn Mường Lát đã phải sử dụng bình, can nhựa đi xa cả cây số để lấy nước về sử dụng. Nguồn nước cũng có phần hạn chế vì số lượng người lấy nhiều, trong khi vị trí có nước sạch chỉ một vài điểm. Các cháu học sinh bán trú Trường THPT Mường Lát phải cuốc bộ hơn 1km để đến nơi có nước để tắm rửa, vệ sinh ngay bên đường.
Nguyên Chung - Anh Tuân
Theo baodatviet
Di dời khẩn cấp 4 nhà dân bị sạt lở nghiêm trọng ở Kỳ Sơn 4 nhà dân bị sạt lở nghiêm trọng trên địa bàn bản Xốp Tụ, xã Mỹ Lý đã được cán bộ, chiến sỹ Đồn Biên phòng Mỹ Lý - BĐBP Nghệ An và nhân dân di dời khẩn cấp trong ngày 19/8. Các ngôi nhà sát bờ sông Nậm Nơn thuộc địa bàn bản Xốp Tụ, xã Mỹ Lý bị sạt lở rất...