Mưa lũ ở Lai Châu làm 6 người chết, 5 người mất tích
Theo thông tin từ Văn phòng Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lai Châu, tính đến 17h15 ngày 3/8, mưa lũ trên địa bàn huyện Phong Thổ đã khiến 6 người chết, 5 người mất tích và 2 người bị thương.
Lực lượng Biên phòng phối hợp các lực lượng giúp nhân dân khắc phục hậu quả mưa lũ xảy ra trên địa bàn huyện Phong Thổ. (Ảnh: Nguyễn Nga).
Trong những ngày qua, do ảnh hưởng của rãnh áp thấp nối với áp thấp trên khu vực Bắc Bộ có xu hướng phát triển mạnh dần nên từ nửa đêm đến trưa ngày 3/8. Trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã có mưa, mưa vừa đến rất to, chủ yếu tập trung tại huyện Phong Thổ. Tổng lượng mưa đo được từ 1h-13h ngày 3/8 các nơi phổ biến từ 10-57 mm… gây thiệt hại nghiêm trọng đến người và tài sản của Nhân dân.
Theo thông tin từ Văn phòng Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh, tính đến 17h15 ngày 3/8, trên địa bàn huyện Phong Thổ đã có 6 người chết, 5 người mất tích và 2 người bị thương; 7 nhà bị sập hoàn toàn trong đó 1 hộ ở xã Mù Sang, 4 hộ ở xã Vàng Ma Chải và 2 nhà ở xã Dào San.
6 người chết bao gồm: Lý Thị Trà (64 tuổi) ở bản Sin Chải, xã Mù Sang; Phàn Lở Mẩy (30 tuổi), Lý Lao Tả (17 tuổi), Lý Láu Lở (15 tuổi), Lý Lao Sản (15 tuổi), Lý Lao Tả (17 tuổi) đều thuộc bản Nhóm 1, Xã Vàng Ma Chải. Hai người bị thương là Ma A Sình (15 tuổi) và Ngà Thị Dở (52 tuổi) đều trú tại bản Sin Chải, xã Mù Sang.
Mưa lũ cũng đã gây sạt lở nghiêm trọng tuyến đường Dào San – Sì Lờ Lầu, trong đó có 1 điểm sạt ta luy âm chiều dài 10 thuộc địa bàn Bản Mới, xã Ma Ly Chải hiện giao thông bị ách tắc phương tiện ô tô không thể lưu thông được. Ngoài ra, mưa lũ cũng đã gây ngập úng 20,5 ha lúa chủ yếu ở xã Khổng Lào, Hoang Thèn. Nhiều hộ dân ở các xã khu vực ven sông, suối phải di dời khẩn cấp tài sản và con người tới nơi an toàn.
Video đang HOT
Ngay sau khi thiên tai xảy ra, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lai Châu đã chỉ đạo Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Phong Thổ tổ chức thăm hỏi gia đình có người chết và bị thương; chính quyền các xã, thị trấn và cán bộ, chiến sĩ bộ đội biên phòng trên địa bàn cùng phối hợp với các lực lượng đang khẩn trương giúp các hộ dân bị thiệt hại khắc phục và di dời những hộ dân nằm trong khu vực có nguy cơ sạt lở đến nơi an toàn.
Nguyễn Dương
Theo Dantri
Hà Nội: Nước sông Bùi trên báo động 3, hơn 6.000 người phải sơ tán
Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn TP.Hà Nội cho biết, hiện mực nước đông sông Tích tại trạm Vĩnh Phúc, sông Bùi tại trạm Yên Duyệt trên mức báo động 3.
Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn TP.Hà Nội vừa có báo cáo nhanh về tình hình mưa úng và công tác PCTT trên địa bàn TP.Báo cáo cho biết, tính đến 1h ngày 1.8 tại khu vực TP.Hà Nội có mưa rào và có dông với lượng mưa phổ biến 10mm.
Đặc biệt, sông Tích tại trạm Vĩnh Phúc, sông Bùi tại trạm Yên Duyệt trên mức báo động 3. Cụ thể, mực nước sông Bùi tại trạm Yên Duyệt mức nước thực đo được là 7,28m trên báo động 3 là 0,28m (giảm so với ngày 30.7 - PV); mực nước sông Tích tại trạm Vĩnh Phúc là 8,22m trên báo động 3 là 0,22m.Hiện, mực nước sông Nhuệ tại trạm Đồng Quan dưới mức báo động 1; sông Tích tại trạm Kim Quan trên mức báo động 2.
Mực nước các hồ Miễu là 39,60m; hồ Quan Sơn là 5,90m, hồ văn Sơn là 19,55m; hồ Kéo Cà là 21,54m. Tất cả đều cao hơn thiết kế ban đầu.
Mực nước trên sông Bùi đã giảm nhưng vẫn trên mức báo động 3. Ảnh: Thành An
Về thiệt hại công trình đê điều thủy lợi, do nước từ thượng nguồn đổ về, mực nước sông Tích tăng nhanh dẫn đến các khu vực Đồng Lọng, Khoan Lương tại xã Đông Yên Đã bị tràn toàn tuyến. Tại xã Đông Yên xảy ra sự cố sập cống Đồng Ao, thông Đông Hạ; ngập tràn 5.000m đê bao, đê bối trên địa bàn huyện Quốc Oai, trong đó Đê Bối tràn toàn bộ 3.500 đê bao; đê Hữu Tích đoạn qua xã Hòa Thạch ngập tràn 1.50m.
Cũng tại huyện Quốc Oai, hơn 1.810 ha lúa; hơn 118ha rau màu; hơn 218ha cây lâu năm... bị ngập và thiệt hại nặng. Hơn 53.400 lợn và gai cầm bị ảnh hưởng do ngập úng. Ngoài ra, 72m đường trong khu dân cư bị sạt lở, 850m3 đất đá, vỡ mố cống 1 điểm, 11 vai lấy nước bị cuốn trôi...
Tại huyện Chương Mỹ, hiện có 3.683 hộ bị ngập sâu dưới 2m và 6.083 khẩu phải sơ tán; sập đổ 170m2 nhà ở và 1.804m tường bao, sạt lở 1.885 đường giao thông nông thôn, 3.520m đường giao thông nội đồng, 12.110m chiều dài đê, hồ, đập; hư hỏng 11.910m chiều dài kênh mương, 35 cầu cống, đập ngập và hư hỏng 25 công trình nhà văn hóa, trường học, trạm y tế, đình, chùa.
Hiện nay, tại huyện Chương Mỹ, hiện có 3.683 hộ bị ngập sâu dưới 2m và 6.083 khẩu phải sơ tán. Ảnh: THÀNH AN
Trước đó, huyện ủy Chương Mỹ vừa có báo cáo công tác lãnh đạo, chỉ đạo ứng phó với mưa, lũ gây ra trên địa bàn. Do ảnh hưởng của mưa lớn, trên địa bàn huyện Chương Mỹ có mưa to đến rất to, lượng mưa đo được từ 300 - hơn 500mm.
Mực nước sông Bùi tại Yên Duyệt đo được là 7,50m, trên báo động 3 là 0,50m, cao hơn đỉnh lũ 2008 là 0,05m. Nước nội đồng khu vực tả Bùi, hữu Đáy ổn định do các trạm bơm liên tục hoạt động, nước tại các khu dân cư và đồng ruộng khu vực hữu Bùi tiếp tục hoạt động, nước tại khu dân cư và đồng ruộng khu vực hữu Bùi tiếp tục tăng do trên địa bàn có mưa và bước từ Hòa Bình, Thạch Thất, Quốc Oai tiếp tục dồn về.
Trước tình hình trên, Huyện ủy Chương Mỹ đã có văn bản hỏa tốc gửi các đơn vị liên quan đề nghị tập trung ứng phó với mưa lớn trên địa bàn.
Văn bản nêu rõ, hiện nay nước ở thượng lưu các sông tiếp tục dồn về, mực nước ở các sông dâng cao tới mức nguy hiểm, có thể gây ảnh hưởng đến các tuyến đê trên địa bàn huyện.
Để khẩn trương ứng phó với những diễn biến bất thường của tình hình mưa, lũ, ngập úng trên địa bàn, hạn chế thấp nhất thiệt hại xảy ra, Ban Thường vụ huyện Chương Mỹ yêu cầu các đơn vị liên quan dừng ngay các hội nghị, hội họp không cần thiết để tập trung chỉ đạo ứng phó với tình hình mưa lũ, ngập úng đang diễn ra trên địa bàn.
Ban Thường vụ huyện Chương Mỹ yêu cầu các đơn vị liên quan tiếp tục triển khai các biện pháp, phương án phòng, chống mưa lũ, ngập ùng hạn chế tới mức thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra.
UBND huyện, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện, cùng các đơn vị liên qua tiếp tục theo dõi tình hình mưa, lũ, ngập úng trên địa bàn huyện; thường xuyên kiểm tra các tuyến đê, hồ chứa, công trình thủy lợi trên địa bàn, kịp thời nắm bắt và có biện pháp khắc phục ngay các điểm đê xung yếu có nguy cơ tràn, vỡ, lở.
Đặc biệt, Huyện ủy Mỹ Đức yêu cầu các đơn vị liên quan chủ động triển khai các phương án sơ tán các hộ dân ra khỏi vùng ngập úng khi có chủ trương. Phương án sơ tán dân phải cụ thể, rõ ràng và phải đảm bảo nhu cầu thiết yếu cho nhân dân khi sơ tán đến địa điểm mới, bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản cho nhân dân.
Theo Danviet
Đồng Tháp Mười: Lũ về sớm, đe dọa hàng chục ngàn hecta lúa Những ngày qua, nước lũ đổ mạnh về khu vực Đồng Tháp Mười (thuộc các tỉnh Long An, Đồng Tháp. Tiền Giang) với cường suất bình quân từ 3 - 5 cm/ngày/đêm. Với sự cố vỡ đập thủy điện ở Lào, khả năng nước lũ sẽ càng đổ mạnh về trong những ngày tới, đe dọa hàng chục ngàn hecta lúa. Người dân...