Mưa lũ 52 hộ dân phải di dời khẩn cấp tại tỉnh Nghệ An
Mưa lũ kéo dài những ngày qua đã xuất hiện 1 vết nứt dài khoảng 20 mét tại xã Bảo Nam, huyện Kỳ Sơn tỉnh Nghệ An.
Hơn 52 hộ dân trong vùng nguy hiểm đã được sơ tán về trường mầm non tránh trú.
Theo chính quyền địa phương, đây là vết nứt cũ, trên núi phía sau bản. Sau đợt mưa lớn những ngày qua, vết nứt lớn dần, kéo dài gần 700m chạy qua bản Nam Tiến 2, xã Bảo Nam ảnh hưởng đến 52 nhà dân.
Video đang HOT
Vết nứt kéo dài hàng trăm mét, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của 52 hộ dân bản Nam Tiến 2, xã Bảo Nam.
Ông Thò Bá Rê – Phó Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn, Nghệ An cho biết, nếu mưa kéo dài khả năng quét cả bản này rất lớn. Cách khắc phục là địa phương phải chủ động di dời dân khẩn cấp khi có tình huống, không chờ lệnh của huyện, di dời dân đến nơi an toàn. Hiện, lãnh đạo xã đã di dời người dân đến trường mầm non, hết mưa mà thấy an toàn người dân sẽ quay về sinh sống
Lãnh đạo huyện Kỳ Sơn cũng cho biết, khu vực xã Nam Tiến, nơi xuất hiện vết nút vẫn đang bị cô lập do sạt lở đất đá. Hiện vẫn còn hàng trăm hộ dân bị cô lập, địa phương đang cố gắng thông đường để tiếp cận các điểm này.
Đến thời điểm này tỉnh Nghệ An đã ghi nhận 2 người chết do mưa lũ gây ra; hàng trăm điểm sạt lở lớn nhỏ trên các tuyến giao thông; phải đóng đường Quốc lộ 48E tại 3 điểm do mưa lũ, sạt lở; một số nhà dân bị sạt, sập, nước vào; hàng trăm ha hoa màu, diện tích nuôi trồng thuỷ sản bị ngập nước…
Hàng trăm hộ dân bị cô lập ở Thanh Hoá do mưa liên tiếp
Liên tiếp 2 ngày qua trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá có mưa vừa đến mưa to, một số địa phương bị ngập cục bộ, nhiều mơi bị ngập cục bộ, hàng trăm hộ dân bị cô lập.
Ghi nhận đến tối 8/9, nước lũ trên các sông, suối tiếp tục dâng cao, nhiều vị trí đập tràn trên tuyến tỉnh lộ 520B bị ngập khiến cho các xã Thanh Hòa, Thanh Quân, Thanh Lâm, Thanh Phong, huyện Như Xuân bị cô lập. Ông Đỗ Tất Hùng, Chủ tịch UBND xã Thanh Hoà, huyện Như Xuân cho biết, bắt đầu từ sáng 8/9 hàng trăm hộ dân khu vực này bị cô lập do nước tràn dâng cao.
Từ sáng 8/9, nhiều khu vực bị ngập sâu, người dân bị cô lập. Ảnh: CTV
"Hiện tại địa bàn này đang bị chia cắt, chưa đi lại được. Nếu từ giờ đến tối nay trời dừng mưa, ngày mai khu vực có thể thông xe được. Đây là 2 xã thường xuyên cô lập khi nước dâng, đường vòng thì rất xa" - Chủ tịch UBND xã Thanh Hoà nói.
Nhằm đảm bảo an toàn cho người dân, tại các đập tràn bị nước lũ ngập sâu, lực lượng chức năng đã cắm biển cảnh báo, tuyệt đối không cho người và phương tiện đi qua đập tràn lúc mưa lũ đổ về.
Ngành chức năng huyện Như Xuân cũng đã có phương án hỗ trợ lương thực, thực phẩm, các đồ dùng thiết yếu cho người dân ở vùng sâu, vùng xa nếu bị nước lũ cô lập, chia cắt dài ngày. Huy động các lực lượng quân đội, công an và chính quyền các xã giúp đỡ người dân khi mưa lũ còn diễn biến phức tạp.
Đến 22h tối 8/9, trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá vẫn đang có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh Thanh Hóa đã kiểm tra, rà soát các khu dân cư ven sông, suối, đê điều, hồ đập, khu vực thấp trũng, có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất. Qua đó chủ động di dời, sơ tán người dân khi có tình huống xảy ra, khơi thông dòng chảy, xử lý kịp thời./.
Thêm một cây cầu treo dân sinh ở Sơn La bị sập vì mưa bão Mưa lũ đã làm thêm một cây cầu treo dân sinh ở huyện Yên Châu bị sập Cây cầu treo trên địa bàn huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La bị đổ sập. Ảnh: CTV Sáng 10.9, trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Trần Văn Hoàng - Chủ tịch UBND xã Sặp Vạt, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La xác nhận một...