Mưa lớn, lũ cắt đứt đường gây nhiều thiệt hại
Trận mưa đầu mùa xảy ra vào nhiều ngày qua đã gây nhiều cơn lũ bất ngờ khiến cho hoạt động đi lại của người dân ở Quảng Bình gặp nhiều khó khăn, đường sá bị chia cắt.
Tại xã Tân Hóa, huyện Minh Hóa (Quảng Bình), mưa to đã khiến nước dâng cao ngập đoạn đường đi qua con suối giáp giữa hai xã Tân Hóa và Minh Hóa. Để con em đến trường, hàng trăm họ dân đã phải liều mình lội qua dòng nước chảy cuồn cuộn đưa con đến trường, sau đó lại lội qua suối đón con về nhà.
Theo người dân địa phương cho biết, để qua các xã lân cận, người dân ở xã Tân Hóa chỉ thông qua duy nhất một con đường. Vào mùa mưa, nước dâng cao ngập đường khiến nhiều giáo viên lẫn học sinh phải nghỉ dạy, nghỉ học dài ngày.
Mưa lớn đã gây cơn lũ bất ngờ, nhiều phụ huynh liều mình đưa con qua suối đến trường. Ảnh: N.D
Một người dân cho biết, đi lại bằng con đường này hết sức nguy hiểm, chỉ cần sẩy chân là bị nước cuốn ngay. Tai nạn chết người có thể xảy ra bất cứ lúc nào, nhưng vì không muốn con cái phải nghỉ học nên đành liều mình cõng con qua suối để đến trường.
Liên quan đến tình hình mưa lũ, đến sáng ngày 7/10, đoạn đường từ trung tâm xã Hưng Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) về hai thôn Bồng Lai 1 và Bồng Lai 2 đã bị cắt đứt do nước lũ dâng cao.
Sau đợt mưa kéo dài từ đêm 5 đến sáng ngày 6/10, hai mố cầu Khe Điện và đường liên xã đã bị lũ cuốn trôi và phá sập. Mưa lũ còn làm sạt lở hơn 100m3 đất đá tại đập tràn hồ thủy lợi Hung Dũ, cắt đứt đường đi lại của 16 hộ dân sống ở thôn Tây Giang, xã Hưng Trạch, huyện Bố Trạch.
Video đang HOT
Đường bê tông liên xã Hưng Trạch bị đứt gãy. Ảnh: T.L
Ngay sau đó, UBND huyện Bố Trạch đã chỉ đạo UBND xã Hưng Trạch tăng cường lực lượng giám sát hai đầu cầu Khe Điện, không cho người và phương tiện qua lại để đảm bảo an toàn.
Tại Hà Tĩnh, mưa lớn cũng đã khiến nhiều tuyến đường gập sâu trong nước. Lượng mưa đo được từ ngày 5/10 đến ngày 6/10 tại Chu Lễ, huyện Đức Thọ là 130mm, Hòa Duyệt 126mm, Hương Khê 132mm, Kỳ Anh 103mm, Hà Tĩnh 157mm; mực nước tại các trạm đang ở dưới mức báo động một. Do có mưa to ở thượng nguồn nên nước đổ về hồ chứa Nhà máy thủy điện Hố Hô rất lớn, buộc Nhà máy phải tiến hành xã lũ với lưu lượng 554 m3/giây.
Hai ngày qua do ảnh hưởng của không khí lạnh, gió mùa Đông Bắc tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình có mưa lớn khiến mực nước ở các sông dân cao, gây nhiều nguy hiểm. Theo Trung tâm dự báo khí tượng Thủy văn Trung ương, sáng ngày 8/10, mực nước trên các sông ở Hà Tĩnh tiếp tục xuống, các sông ở Quảng Bình có dao động nhỏ.
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Hạ cây, xẻ gỗ trong rừng phòng hộ Minh Hóa
Bên ngoài vẻ xanh tốt của tán cây rừng bản Phú Minh (Minh Hóa, Quảng Bình), lâm tặc chọn những cây gỗ lớn và quý chặt hạ rồi xẻ khối mang đi.
Khu rừng cộng đồng bản Phú Minh rộng 803 ha nằm trên địa phận xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa (Quảng Bình). Đây là rừng phòng hộ nằm ở vùng đệm của Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng nên có ý nghĩa rất lớn với việc bảo tồn rừng quốc gia và sinh thái ở khu vực Phong Nha. Nhìn bên ngoài dọc theo đường Hồ Chí Minh, khu rừng xanh tốt và bình yên.
Tuy vậy, càng thâm nhập vào bên trong, cảnh tượng phá rừng càng phơi bày.
Có nơi, cây bị đốn hạ trống hoác cả một khoảng rừng. Anh Nam, một người dân địa phương cho hay hiện tượng phá rừng xuất hiện thời gian gần đây. "Bọn chúng tập hợp thành 3-5 đối tượng, dùng cưa máy đốn hạ cây, xẻ hộp, gùi cõng ra đường Hồ Chí Minh rồi dùng ôtô vận chuyển đi cất giấu".
Dọc đường vào rừng, bên cạnh rất nhiều cây gỗ tươi mới còn có hàng loạt cây gỗ đã xỉn màu, chứng tỏ việc đốn cây tại khu vực này diễn ra đã lâu.
Theo một lối mòn xuất phát từ đường Hồ Chí Minh cách đoạn lưng đèo Đá Đẽo chừng 10 phút đi bộ, một cây sú (nhóm quý hiếm) có đường kính gốc hơn 1 mét bị đốn hạ bằng những nhát cưa ngọt lịm.
Nhiều gốc gỗ các loại táu, sú, muồng... đường kính từ 0,5 đến hơn 1 mét đều bị đốn hạ. Anh Nam cho biết, số gỗ này nhanh chóng được vận chuyển ra khỏi rừng ngay trong ngày.
Thân gỗ có giá trị bị lâm tặc xẻ hộp mang đi, để lại hiện trường nhiều phần vỏ cây bị cắt ngắn từng khúc dài hơn 2 m.
Rừng cộng đồng bản Phú Minh thuộc loại rừng phòng hộ và sản xuất, được giao cho 32 hộ dân ở đây quản lý từ năm 2013, trong khuôn khổ một dự án quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên và cải thiện sinh kế. Tuy nhiên, người dân khá bỡ ngỡ trong công tác quản lý, bảo vệ rừng. Gần đây, cộng đồng Phú Minh mới thành lập quy chế bảo vệ rừng và xin xã hỗ trợ lực lượng tuần đêm.
Theo chính quyền địa phương, việc giao rừng giúp các hộ dân cải thiện sinh kế dựa vào lâm nghiệp (trồng rừng, phục hồi rừng để khai thác) và du lịch. Với vai trò là chủ rừng, cộng đồng bản Phú Minh có trách nhiệm chính trong việc quản lý và bảo vệ rừng, đồng nghĩa với việc chịu trách nhiệm chính trong việc để mất rừng.
Ông Nguyễn Văn Duẫn, Phó chi cục kiểm lâm Quảng Bình cho hay, ông chưa được biết về tình trạng phá rừng ở Minh Hóa. Theo ông, cơ sở báo cáo lên đây là "rừng núi đá trung bình có một số cây bị đổ gãy do lụt bão, người dân cắt về tận dụng làm hàng rào".
Còn ông Trần Mạnh Luật, Hạt trưởng kiểm lâm Minh Hóa khẳng định sẽ khẩn trương xác minh việc chặt hạ cây ở khu vực rừng Minh Hóa và xử lý nghiêm.
Theo VNE
Xe gỗ chắn ngang QL12, giao thông ùn tắc nhiều giờ Ngày 9/5, trên địa bàn xã Hóa Thanh, huyện Minh Hóa (Quảng Bình) vừa xảy ra một vụ ách tắc giao thông nghiêm trọng vì chiếc xe chở gỗ chắn ngang đường. Theo đó, 18h ngày 8/5, một chiếc xe tải lớn mang biển kiểm soát 37C - 05825 chở hàng chục khối gỗ đang lưu thông theo hướng Cha Lo - Khe...