Mưa lớn làm phát sinh 14 sự cố đê điều, thủy lợi
Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn TP Hà Nội cho biết, tính đến ngày 29-7, mưa lớn do hoàn lưu bão số 3 đã gây ra 14 sự cố đê điều, công trình thủy lợi trên các tuyến đê sông: Hồng, Tích, Bùi, Nhuệ, Đáy thuộc địa phận các huyện: Chương Mỹ, Mỹ Đức, Thạch Thất, Quốc Oai, Ba Vì, Mê Linh…
Người dân thôn Bùi Xá (Chương Mỹ, Hà Nội) sống trong cảnh nước ngập đường đi, nhà cửa. (Ảnh ghi nhận chiều 23-7-2018).
Đáng chú ý nhất là sự cố xảy ra trên đê hữu Bùi, thuộc địa phận xã Hoàng Văn Thụ (huyện Chương Mỹ), xuất hiện cung sạt dài 30m, ăn sâu vào mặt đê khoảng 0,5m; sự cố sạt lở kè Đông Quang làm đổ tường rào, lún nứt công trình phụ của một hộ dân ở xã Đông Quang (huyện Ba Vì)… Hiện các sự cố trên đã được lực lượng chức năng của địa phương xử lý ngay từ giờ đầu. Riêng với sự cố kè Đông Quang, huyện Ba Vì đã di chuyển người và tài sản của một hộ gia đình ở xã Đông Quang ra khỏi khu vực bị ảnh hưởng…
Trong ngày 29-7, 5 doanh nghiệp thủy lợi của thành phố tiếp tục vận hành 211 trạm với 535 máy bơm tiêu úng cứu lúa, hoa màu và giảm ngập khu dân cư. Tuy nhiên, do ngày 28 và 29-7, khu vực TP Hà Nội, tỉnh Hòa Bình tiếp tục xảy ra mưa lớn nên mực nước sông Tích, Bùi dâng cao, vượt báo động II và III.
Trong khi đó, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cảnh báo, đợt mưa lớn đang xảy ra ở các tỉnh, thành phố thuộc khu vực Bắc Bộ, trong đó có TP Hà Nội sẽ kéo dài đến hết ngày 1-8. Thực tế này khiến các huyện: Chương Mỹ, Mỹ Đức, Thạch Thất, Quốc Oai, Ba Vì… đứng trước nguy cơ gia tăng diện tích bị ngập úng trong những ngày tới.
Kim Nhuệ
Theo hanoimoi
Video đang HOT
Cỏ mọc thành 'rừng' ở Đại lộ Thăng Long
Dải phân cách giữa, hành lang hai bên đại lộ Thăng Long (Hà Nội) cỏ mọc cao lút tầm nhìn sau thời gian dài không được chăm sóc.
Đại lộ Thăng Long dài khoảng 30 km, bắt đầu từ ngã tư giao với đường Phạm Hùng - Khuất Duy Tiến - Trần Duy Hưng (Hà Nội), đi qua các quận huyện Nam Từ Liêm, Hoài Đức, Quốc Oai và Thạch Thất đến điểm đầu của đường Hồ Chí Minh.
Tuyến đường này gồm 2 dải đường cao tốc quy mô mỗi chiều 3 làn xe; 2 dải đường đô thị 2 làn xe; dải phân cách giữa; 2 dải đất dự trữ và dải trồng cây xanh, vỉa hè.
Tháng 8/2016, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung thông tin, chi phí cắt cỏ cho 24 km đại lộ Thăng Long (cắt cỏ và một ít trúc anh đào, hoa dâm bụt) một năm là 53 tỷ đồng.
Thành phố sau đó dừng cắt cỏ, tỉa hoa trên nhiều tuyến phố để rà soát. Với đại lộ Thăng Long, việc cắt tỉa chỉ được duy trì với đoạn đầu đại lộ (khoảng một km), từ Trung tâm hội nghị quốc gia đến toà nhà Bộ Ngoại Giao.
Trả lời chất vấn tại kỳ họp HĐND TP cuối năm 2016 về việc nhiều tuyến đường để cỏ mọc hoang sau khi thành phố dừng cắt tỉa, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Lê Văn Dục cho hay, sau khi tạm dừng để thu gọn đầu mối, rà soát và ban hành định mức mới, việc cắt tỉa đã được tiến hành trở lại.
"Ở những khu vực xa trung tâm, sẽ giảm tần suất cắt tỉa để giảm chi phí của ngân sách, nhưng vẫn đảm bảo môi trường", ông nói.
Sau gần một năm Hà Nội thực hiện chủ trương giảm tần suất cắt tỉa nêu trên, cỏ dại và nhiều loại cây khác nhau đã mọc tràn ra vệ đường dọc theo khoảng 20 km đường ở đại lộ Thăng Long.
Có những đoạn cỏ và cây dại mọc cao hơn đầu người.
Cỏ và cây dại mọc che cả taluy đường, làm hạn chế khả năng quan sát của tài xế, tiềm ẩn nguy hiểm.
Tại một số điểm, người dân tận dụng dải phân cách giữa các làn đường để trồng rau, cây ăn quả.
Vườn bưởi trĩu quả ở giữa hai làn đường của đại lộ Thăng Long.
Hàng cây chuối được trồng xen kẽ ở dải phân cách, có một số cây đang ra buồng.
Giang Huy
Theo VNE
Dự báo thời tiết ngày 24.7: Áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào đất liền, mưa lớn diện rộng ở Bắc Bộ Theo dự báo, áp thấp nhiệt đới ở phía Nam Trung Quốc sẽ đi sâu vào đất liền, suy yếu thành một vùng áp thấp và di chuyển về phía biên giới Việt Nam-Trung Quốc. Người dân thôn Bùi Xá (Xuân Mai, Quốc Oai, Hà Nội) vẫn đang phải sống trong biển nước lũ sau bão. Ảnh. Văn Thắng Do ảnh hưởng của...