Mưa lớn kéo dài ở Bình Dương, một bé trai mất tích
Mưa lớn kéo dài không chỉ gây ngập 4 ha đất nông nghiệp, nhà dân mà cuốn trôi 1 trẻ em. Trước vụ việc trên, cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương cảnh báo đến người dân đề phòng, tránh thiệt hại.
Hôm nay (30/5), Văn phòng Thường trực Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai – Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Dương có báo cáo nhanh về tình hình ảnh hưởng, thiệt hại do mưa lớn xảy ra vào chiều tối 29/5 và kéo dài đến sáng 30/5.
Bình Dương xuất hiện nhiều cơn mưa lớn gây ngập
Cụ thể, tại TP.Thủ Dầu Một, mưa làm bể 18m bờ Suối Giữa (phường Chánh Mỹ) gây ngập 4 ha đất sản xuất nông nghiệp; ngập 2 căn nhà gây ảnh hưởng sinh hoạt. Tại TX.Bến Cát, mưa làm sập 30m tường rào (gạch xây tô, cao 2,5 m) của hộ ông Nguyễn Văn Đậu, ở khu phố 3, phường Tân Định; ước thiệt hại 30 triệu đồng.
Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai – Tìm kiếm cứu nạn các phường của 2 địa phương này đã huy động lực lượng hỗ trợ người dân dọn dẹp hiện trường, xác minh, đánh giá thiệt hại; thực hiện thủ tục hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả thiên tai theo đúng quy định.
Video đang HOT
Tại phường Thái Hòa, TX Tân Uyên, mưa lớn cuốn trôi bé trai Trần Tuấn Hưng (4 tuổi), đến trưa nay lực lượng chức năng vẫn đang nỗ lực tìm kiếm và chưa có kết quả.
Văn phòng Thường trực Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai – Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Dương đề nghị Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai – Tìm kiếm cứu nạn các huyện, thị xã và thành phố tổ chức trực ban nghiêm túc, theo dõi chặt chẽ các bản tin cảnh báo, dự báo về mưa lớn, dông lốc, thông tin kịp thời đến Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai – Tìm kiếm cứu nạn các xã, phường, thị trấn, người dân để chủ động triển khai các biện pháp phòng tránh, bảo đảm an toàn cho người, tài sản và sản xuất. Bên cạnh đó, Văn phòng thường trực yêu cầu các đơn vị chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, vật tư, phương tiện để chủ động ứng phó, khắc phục kịp thời khi xảy ra sự cố.
Quảng Ngãi: Nhiều diện tích đất nông nghiệp bỏ hoang do hạn hán
Những ngày đầu vào mùa nắng nóng nhưng nhiều diện tích đất sản xuất nông nghiệp của người dân thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi bị bỏ hoang.
Chị Phạm Thị Thấm (trú xã Đức Phổ) là chủ 7 sào lúa đã chuyển đổi hoàn toàn sang trồng đậu phộng trong vụ Hè-Thu. Tuy nhiên, chị Thấm phải dùng ống dẫn nước từ cống xuống ruộng để tưới đậu phộng.
"Tình trạng nắng nóng vẫn kéo dài những ngày tới thì nguy cơ 7 sào đậu phộng của gia đình tôi sẽ chết khô. Không hiểu sao mà năm nay trời nắng khô hạn hơn so với mọi năm trước", chị Thấm nói.
Ông Dương Hiển Bình (83 tuổi, trú xã Phổ Cường) cho biết: "Nắng nóng kéo dài những ngày qua, khiến 5 sào lúa của gia đình tôi không có nước để sản xuất được vụ lúa Hè-Thu. Nguồn thu nhập còn lại của gia đình tôi là hai ao nuôi cá với diện tích 4 sào mặt nước thì cũng đã cạn gần trơ đáy".
Nhiều diện tích đất sản nông nghiệp ở thị xã Đức Phổ bỏ hoang
Ông Võ Cường, Phó Chủ tịch UBND xã Phổ Cường cho biết: "Vụ lúa Hè- Thu, tại địa phương có 3 hồ nước đảm bảo tưới nước cho khoảng 95 ha, trong đó có khoảng 50 ha trồng lúa và còn lại chuyển đổi qua cây hoa màu, còn 700 lúa bị thiếu nước hoàn toàn phải bỏ hoang.
Đến thời điểm hiện nay, cơ bản các sông, suối trên địa bàn xã Phổ Cường đã khô cạn hết rồi, về nguồn nước cho gia súc, gia cầm thì hiện nay từng gia đình phải tự lo, nếu tình trạng nắng nóng kéo dài hết tháng 5/2020 thì trời không có mưa thì sẽ xin nguồn nước viện trợ từ một hồ nước để thả xuống sông, suối địa phương để gia súc, gia cầm uống".
Người dân bắt ống dẫn nước về tưới nước cho hoa màu
Nhiều diện tích hoa màu ở thị xã Đức Phổ nguy cơ thiếu nước
Trước tình hình này, ông Nguyễn Tấn Lái, Trưởng phòng NN&PTNT thị xã Đức Phổ cho rằng: "Hiện nay, Phòng NN&PTNT thị xã Đức Phổ đã tham mưu cho UBND thị xã Đức Phổ chỉ đạo cho các xã ở địa phương khảo sát lại nguồn nước để xây dựng kế hoạch lại thì diện tích bị khô hạn có khoảng 1.500 ha (trong đó chuyển đổi cây trồng hoa màu khoảng 300 ha, còn lại hơn 1.000 ha bị bỏ hoang) và khoảng 3.500 ha sản xuất vụ lúa vụ này nhưng khả năng sẽ giảm diện tích canh tác nữa vì do nắng nóng kéo dài".
Ông Dương Hiển Bình bắt cá dưới ao cạn nước của gia đình
Miền Trung cấp bách chống hạn và chống dịch Thiên tai, dịch họa cùng lúc xuất hiện làm đảo lộn cuộc sống của người dân khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên. Nhiệm vụ của chính quyền địa phương trong giai đoạn này là vừa khắc phục thiên tai, vừa nghiêm túc phòng chống Covid-19. Các địa phương miền Trung rất mong được sự chung tay góp sức của các tổ...