Mưa lớn gây ngập lụt nhiều nơi
Cảnh ngập lụt đã tái diễn tại TP.HCM vào sáng hôm qua 3.10, sau trận mưa lớn vào đêm trước và triều cường trên sông Sài Gòn dâng cao với đỉnh triều 1,37 m tại Trạm Phú An lúc 5 giờ 30. Nhiều tuyến đường trên địa bàn Q.Bình Thạnh như: Xô Viết Nghệ Tĩnh, Ung Văn Khiêm, Bình Quới, Tầm Vu, D2… bị ngập nhiều đoạn, xe lưu thông rất khó khăn. Hàng loạt các tuyến đường nội bộ và hẻm thông ra những con đường trên cũng bị ngập nặng. Các tuyến đường ở khu vực Bàu Cát (Q.Tân Bình) cũng bị ngập tương tự như trước đó.
Tình trạng ngập lụt có khả năng sẽ tái diễn tiếp do thời tiết ở Nam bộ vẫn tiếp tục xấu, có mưa trên diện rộng, rải rác mưa vừa, có nơi mưa to đến rất to và giông tập trung về chiều, tối và đêm, theo dự báo của Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ. Riêng triều cường tại TP.HCM đang có xu hướng giảm nhanh trong những ngày tới, chỉ còn khoảng báo động 1 (1,30 m).
Cũng sáng hôm qua, cả hai trục giao thông cửa ngõ của TP.HCM là xa lộ Hà Nội và QL13 đều xảy ra ùn tắc giao thông nghiêm trọng. Trên QL13, xe ùn ứ từ ngã tư Bình Triệu kéo dài cả 2 hướng ra và vào TP. Đặc biệt, hướng ra ken kín ô tô trên cầu Bình Triệu 1 và nối đuôi nhau trên QL13 (thuộc địa bàn Q.Bình Thạnh) đến trước Bến xe Miền Đông trong suốt giờ cao điểm sáng qua.
* Sau khi Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn TP.HCM đề nghị lùi ngày xả tràn của hồ Dầu Tiếng do diễn biến triều cường trên sông Sài Gòn tại Trạm Phú An duy trì ở mức báo động 3 vào những ngày trước, Công ty TNHH một thành viên khai thác thủy lợi Dầu Tiếng – Phước Hòa đã thay đổi thời gian xả tràn hạ thấp mực nước hồ Dầu Tiếng. Theo đó, thời gian xả sẽ bắt đầu từ 7 giờ ngày 5.10, với lưu lượng xả là 50 m3/giây. Công ty cũng cho biết thời gian kết thúc, điều chỉnh lưu lượng xả sẽ tùy thuộc vào diễn biến tình hình mưa lũ, triều trên sông Sài Gòn và sẽ thông báo sau.
Hàng trăm hộ dân trên địa bàn TX.Thuận An và H.Tân Uyên (Bình Dương) cũng bị ngập nặng, nhiều héc ta cây ăn trái bị nước xâm thực. Theo ghi nhận của PV Thanh Niên tại P.Vĩnh Phú (TX.Thuận An) có trên 20 căn nhà bị ngập từ 0,5 – 1 m. Trên QL13 (đoạn qua P.Vĩnh Phú) có ít nhất 2 điểm bị ngập nặng gây khó khăn cho xe cộ qua lại. Đến chiều cùng ngày, nước ngập ở P.Vĩnh Phú vẫn chưa rút hết, nhiều người dân phải sơ tán lên nơi cao ráo để ở. Còn tại H.Tân Uyên (Bình Dương) do mưa lớn kết hợp triều cường và Nhà máy thủy điện Trị An xả lũ đã gây ngập sâu từ 1 – 2 m ở khu vực suối Cái và ven sông Đồng Nai. Các địa phương bị ngập nặng nhất là các xã Thạnh Phước, Thái Hòa, Khánh Bình (H.Tân Uyên).
Video đang HOT
Cùng ngày, Công ty thủy điện Trị An cho hay, hiện lũ về nhanh, do đó phải tăng lượng nước xả về hạ lưu từ 1.500 m3/giây lên 2.130 m3/giây. Trong suốt 4 ngày qua, hàng trăm hộ dân vùng hạ lưu sông Đồng Nai phải chịu cảnh ngập úng từ 0,3 – 0,8 m. Có khoảng 500 ha hoa màu, cây ăn trái và ao hồ nuôi trồng thủy sản bị mất trắng do việc xả lũ.
Còn tại Bà Rịa-Vũng Tàu, cơn mưa lớn đã làm hàng chục nhà dân ở xã Tân Hòa (H.Tân Thành) bị ngập nước. Theo người dân địa phương, hàng trăm con gia cầm bị nước cuốn trôi và thiệt hại nhiều vật dụng trong nhà.
Theo TNO
Mưa trên diện rộng do ảnh hưởng bão số 7
Tin nhanh từ Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn T.Ư trưa (3.10) cho biết bão số 7 có khả năng đổi hướng về phía nam, mỗi giờ đi được khoảng 5 km và mạnh dần lên. Do ảnh hưởng bão, cả nước đang chịu những cơn mưa rào.
Lúc 10 giờ ngày 3.10, vị trí tâm bão cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 590 km về phía đông đông nam (ở vào khoảng 15,3 độ vĩ bắc 117,5 độ kinh đông). Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (tức 75 - 88 km/giờ), giật cấp 10 - 11.
Vị trí và đường đi của bão số 7 lúc 10 giờ ngày 3.10 - Ảnh: Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn T.Ư
Dự báo trong 24 giờ tới, bão có khả năng đổi hướng về phía nam, mỗi giờ đi được khoảng 5 km và có khả năng mạnh thêm.
Đến 10 giờ ngày mai (4.10), vị trí tâm bão cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 620 km về phía đông đông nam (ở vào khoảng 14,8 độ vĩ bắc 117,6 độ kinh đông). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 - 10 (tức là từ 75 - 102 km/giờ), giật cấp 11 - 12.
Trong khoảng 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão có khả năng đổi hướng di chuyển theo hướng tây, mỗi giờ đi được khoảng 10 - 15 km.
Do ảnh hưởng của bão, vùng biển phía đông biển Đông có gió mạnh cấp 7 - 8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9 - 10, giật cấp 11 - 12. Biển động rất mạnh.
Bà Lê Thị Xuân Lan tại Đài Khí tượng thủy văn Khu vực Nam bộ cho biết, do diễn biến bão phức tạp nên hầu như các khu vực trong cả nước đang chịu những cơn mưa rào và dông. Nhiệt độ trung bình cao nhất vào ban ngày là 32 độ C, thấp nhất vào ban đêm là 24 độ C.
Khu vực nam Trung bộ và Nam bộ trời nhiều mây, đề phòng có gió giật mạnh và lốc xoáy.
TP.HCM có mưa và nhiều tuyến đường ngập nước vào sáng 3.10 - Ảnh: Mai Vọng
Theo Đài Khí tượng thủy văn Khu vực Nam bộ, mực triều tại các sông ở khu vực Nam bộ đang xuống.
Vào lúc 5 giờ 30 phút sáng nay 3.10, đỉnh triều đo được tại trạm Phú An (sông Sài Gòn) ở mức 1,37 m. Dự báo, chiều nay (lúc 19 giờ) đỉnh triều ở trạm Phú An ở mức 1,44 m và xuống lại 1,34 m (vào lúc 6 giờ 30 phút, ngày 4.10) 1,29 m (vào lúc 7 giờ 30 phút, ngày 5.10).
Trong năm ngày tới, mực nước cao nhất ngày trên các sông và kênh rạch tại TP.HCM xuống nhanh theo triều.
Cạnh đó, Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn TP.HCM cho biết đã đề nghị lùi ngày xả tràn của hồ Dầu Tiếng. Cụ thể, hồ Dầu Tiến sẽ xả tràn vào lúc 7 giờ ngày 5.10 với lưu lượng xả 50 m3/giây, để điều tiết mực nước được tích trong hồ đang ở mức cao sau những ngày mưa, triều cường vừa qua.
Theo TNO
Mưa lũ gây ngập nặng tại Lâm Đồng, Đồng Nai Một cơn mưa lớn kéo dài từ 12 giờ đến 16 giờ ngày 2.10 trên địa bàn TP.Đà Lạt và huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) đã làm một người thiệt mạng, gây ngập lụt khoảng 100 hecta rau, hoa các loại. Thông tin ban đầu cho biết, người thiệt mạng là ông Nguyễn Tá Đoàn (47 tuổi, ngụ số 52 Đa Phú, phường...