Mưa lớn gây ngập lụt nhiều khu vực ở Jakarta, Indonesia
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, ngày 28/11, giới chức Indonesia khuyến cáo người dân thành phố Jakarta theo dõi chặt chẽ tình hình thời tiết và chủ động các phương án phòng chống lũ lụt khi mưa lớn xảy ra liên tiếp trong những ngày qua.
Cảnh ngập lụt sau những trận mưa lớn tại Medan, tỉnh Bắc Sumatra, Indonesia, ngày 27/11/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Giám đốc Cơ quan giảm nhẹ thiên tai khu vực Jakarta (BPBD Jakarta) Isawa Adji thông báo, tính đến ngày 28/11, đã có 51 khu dân cư bị ngập, trong đó một số khu vực mực nước đã dâng cao đến 2,6 mét.
Ông Isawa nói rằng, mực nước sông Ciliwung, khu vực Nam Jakarta đang ở mức báo động, một số khúc sông nước đã tràn bờ khiến một số tuyến đường bị ngập lụt.
Theo ghi nhận, một số khu vực dân cư tại khu vực này đã ngập từ 50 – 260 cm. Đặc biệt, tại Tiểu khu Đông Pejaten có 5 khu dân cư ngập trong mực nước từ 1,5 – 2,3 mét. Trong khi đó, ở khu vực Đông Jakarta, mưa lớn đã gây ngập 46 khu dân cư.
Ông Isawa cho hay, lực lượng chức năng đã di dời 16 hộ gia đình đến khu vực sinh hoạt cộng đồng an toàn để tránh mưa lũ. Lực lượng chức năng phối hợp với chính quyền địa phương đã đến các khu vực mưa lũ để hỗ trợ người dân bảo vệ tài sản và hướng dẫn các biện pháp đảm bảo vệ sinh, phòng ngừa dịch bệnh phát sinh trong mùa mưa lũ.
Núi lửa Lewotobi của Indonesia phun trào liên tiếp
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, giới chức Indonesia cho biết ngày 17/1, núi lửa Lewotobi ở tỉnh Đông Nusa Tenggara đã phun trào 3 lần trong khoảng 1 giờ.
Cột tro bụi phun lên từ núi lửa Lewotobi Laki-laki tại Flores Timur, tỉnh Đông Nusa Tenggara, Indonesia, ngày 11/1/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Quyền Trưởng Cơ quan Địa chất Indonesia, Muhammad Wafid, cho biết núi lửa Lewotobi ở Đông Nusa Tenggara đã phun trào liên tục với những cột tro cao 700 mét so với đỉnh núi, tương đương 2.284 mét so với mực nước biển, đi kèm với dòng nham thạch nóng trượt dài khoảng 2.000 mét từ miệng núi lửa.
Ông Wafid cho biết người dân sống xung quanh khu vực núi Lewotobi và du khách đã được cảnh báo tránh xa trong phạm vi 5 km tính từ tâm vụ phun trào và khoảng 6 km về phía Bắc và Đông Bắc.
Núi Lewotobi cao 1.584 mét so với mực nước biển. Cơ quan Địa chất đã nâng cảnh báo đối với núi Lewotobi Laki-laki lên cấp 4, nghĩa là cần thận trọng, sau khi phát hiện một số dấu hiệu núi lửa phun trào vào tối 9/1.
Chiều 16/1, núi lửa Dukono trên đảo Halmahera, thuộc tỉnh Bắc Maluku, cũng đã phun trào tạo ra cột tro bụi cao 1,7km phía trên miệng núi. Giới chức cho biết cột tro bụi màu trắng đục và dày đặc đang di chuyển về phía Tây Nam.
Với độ cao khoảng 1.335m so với mực nước biển, núi lửa Dukono đang trong tình trạng cảnh báo cao mức 2, trong thang bậc gồm 2 mức, theo đó quy định vùng cấm đi lại trong bán kính 3km từ núi.
Lũ quét và lở đất ở Indonesia khiến 19 người thiệt mạng Giới chức Indonesia cho biết lũ quét và lở đất tại 4 huyện của tỉnh Bắc Sumatra của nước này gồm Padang Lawas, Nam Tapanuli, Deli Serdang và Karo, khiến 19 người thiệt mạng và trên 20 người bị thương. Hiện trường vụ lở đất tại Trung Java, Indonesia, ngày 20/11/2024. Ảnh: THX/TTXVN Theo Cơ quan Quản lý và giảm nhẹ thiên tai...