Mưa lớn chiều chủ nhật, nhiều nơi tại TP.HCM lại thành sông
Sau cơn mưa kéo dài 2 tiếng, nhiều tuyến đường tại TP.HCM bị ngập hơn nửa mét khiến người dân phải bì bõm lội nước.
Người dân tại TP.HCM lội bì bõm sau trận mưa lớn
Chiều 19-6, sau trận mưa lớn kéo dài khoảng 2 tiếng, nhiều đường tại TP.HCM ngập nặng. Đặc biệt trên đường Nguyễn Văn Khối, Lê Văn Thọ, Phạm Văn Chiêu ( quận Gò Vấp), Nguyễn Văn Quá (quận 12)… nước ngập diện rộng như sông.
Ghi nhận lúc 16h30, tại đường Nguyễn Văn Khối (quận Gò Vấp) bị ngập dài gần 1km, từ công viên Làng Hoa về đường Phạm Văn Chiêu có đoạn ngập sâu hơn nửa bánh xe, nhiều xe máy qua đây bị hư động cơ phải dẫn bộ, người đi đường cố gắng chạy sát dải phân cách để tránh đoạn ngập nặng.
Chị Thư Trang (ngụ quận Gò Vấp) cho biết: “Trưa nay ghé thăm nhà người thân ở gần đây, đến lúc ra về thì phát hiện đường đã ngập tứ phía. Biết không thể chạy xe máy qua nên tôi trú mưa đợi nước rút hẳn rồi về”.
Xe cộ bị chết máy phải dẫn bộ trên đường Nguyễn Văn Khối (quận Gò Vấp)
Cách đó khoảng 1km, đường Phạm Văn Chiêu cũng chịu hoàn cảnh tương tự. Mưa ngập không những khiến xe cộ đi lại khó khăn mà còn làm cho các hàng quán ven đường rơi vào tình trạng ế ẩm.
Dù trời mưa tầm tã nhưng các nhân viên thoát nước vẫn ra thu gom rác, khơi thông các miệng cống để giảm bớt tình trạng ngập nặng trên một số tuyến đường.
Nước mấp mé vào nhà dân dọc các đường
Video đang HOT
Theo Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, trưa 19-6 ảnh mây vệ tinh, rađa thời tiết và định vị sét cho thấy mây dông đang phát triển và mở rộng trên khu vực TP Thủ Đức và nhiều quận, huyện khác tại TP.HCM.
Dần về chiều tối, các khối mây dông tiếp tục phát triển gây mưa kèm dông trên nhiều khu vực. Lượng mưa phổ biến 5 -10mm, có nơi trên 20mm, trong cơn dông đề phòng sét và gió giật mạnh.
Một nhân viên giao đồ ăn phải để xe cách đoạn ngập khoảng 200m để đi bộ
Xe cộ cố gắng chạy sát vào dải phân cách để vượt qua đoạn ngập
Người dân bì bõm lội nước trên đường Nguyễn Văn Khối (quận Gò Vấp)
Mưa còn gây ngập diện rộng tại công viên Làng Hoa (quận Gò Vấp)
Không ít đoạn đường nước ngập quá nửa bánh xe
Tiếng ồn hàng quán sống lại, 'lợi hại hơn xưa'
Được một thời gian tạm hưởng yên bình, nay người dân nhiều tuyến đường ở TP.HCM lại khổ sở khi vấn nạn tiếng ồn từ hàng quán đã "sống dậy" và gây hại hơn xưa.
Nữ DJ đánh nhạc ầm ĩ, còn nhân viên thì đứng ngoài đường mời khách tại một quán bia trên đường Phạm Văn Đồng, quận Gò Vấp - Ảnh: LÊ PHAN
Tiếng nhạc từ hệ thống loa công suất lớn, loa kẹo kéo vẫn vang vang ngay khi đã quá 22h đêm.
Chè chén, xập xình đến khuya
"Thật là khổ khi nhà mình ở cạnh những khu vực kinh doanh buôn bán gây ồn bất kể ngày đêm. Tối nào họ cũng mở nhạc lớn, ồn ào cho đến tận khuya. Tôi phải ngủ sớm để hôm sau đi làm, nhưng tiếng nhạc quá cỡ khiến tôi mất ngủ, đau đầu, làm việc không hiệu quả.
Tôi chỉ mong họ mở loa nhỏ lại, sau 22h nên tắt để bà con có thể được nghỉ ngơi sau ngày làm việc mệt mỏi" - một người dân sinh sống trên "đại lộ bia" Phạm Văn Đồng (TP Thủ Đức) bày tỏ.
Theo ghi nhận trong nhiều ngày tại các địa điểm khu dân cư và hàng loạt quán nhậu ở đường Hiệp Bình, đường số 9, đường Phạm Văn Đồng (bao gồm cả TP Thủ Đức, quận Bình Thạnh và quận Gò Vấp), đường Nguyễn Kiệm, đường Phạm Văn Chiêu (quận Gò Vấp)..., vấn nạn tiếng ồn đã "sống dậy" sau thời gian yên ắng.
Tại đường Phạm Văn Đồng, sau nhiều phản ảnh của người dân, địa phương đã mạnh tay nhưng vẫn chưa đủ tác dụng. 23h đêm, hàng loạt quán bia trên đường này vẫn đồng loạt "lên nhạc".
Đoạn đường Phạm Văn Đồng khoảng hơn 4,5km, từ vòng xoay Nguyễn Thái Sơn đến cầu Bình Lợi, có hơn 25 quán bia lớn nhỏ hoạt động tại khu vực phường 1 (quận Gò Vấp), phường 11, 13 (quận Bình Thạnh). Riêng phường 1 (quận Gò Vấp) là tập trung dày đặc nhất, với những dàn loa khủng cùng người chỉnh nhạc DJ chát chúa chẳng khác gì đang ở vũ trường.
Trong quán, nhiều nữ DJ mặt hướng ra đường liên tục chỉnh nhạc dồn dập hơn giúp thu hút khách. Ngoài đường, nhân viên đứng tràn ra vỉa hè để mời khách vào quán.
Chúng tôi đã thử dùng ứng dụng đo âm thanh và tiếng ồn trên điện thoại để đo tại một số quán, kết quả dao động từ 95 đến hơn 100dBA. Dù ứng dụng này chỉ mang tính chất tham khảo nhưng cũng để thấy tiếng ồn phát ra từ quán là rất lớn và vượt xa mức xử phạt cao nhất về hành vi gây tiếng ồn (>40dBA).
Trong khi đó, ở một số khu vực tại phường Hiệp Bình Chánh, nhiều người dân tỏ ra bất bình khi hàng xóm của họ thường xuyên chè chén, hát hò bằng "loa kẹo kéo" đến tận khuya. Góp ý nhau cũng không ăn thua.
Thu giữ vật gây ồn: được không?
Trao đổi với Tuổi Trẻ, đại diện Phòng tài nguyên và môi trường quận Bình Thạnh cho biết việc xử lý tình trạng vi phạm tiếng ồn trước giờ vẫn theo cổng thông tin 1022. Khi có thông tin phản ảnh, tổng đài sẽ chuyển về cho UBND cấp phường.
Trường hợp vi phạm trước 22h thì UBND phường sẽ xử lý, còn nếu sau 22h thì công an phường sẽ chịu trách nhiệm xử lý theo nghị định.
Khu vực mà người dân phản ảnh vi phạm tiếng ồn dọc đường Phạm Văn Đồng, phía UBND quận có văn bản giao cho các phường phải khẩn trương kiểm tra, rà soát các hoạt động hàng quán ở khu vực này để tiến hành xử lý.
Với một số quán vi phạm, quận muốn tạm giữ phương tiện vi phạm là hệ thống loa nhưng quy định không cho phép. Quận đang kiến nghị Sở Tài nguyên và môi trường để báo cáo thành phố kiến nghị lên Chính phủ điều chỉnh các nghị định có liên quan.
Do đó, quận cũng có giải pháp nữa là đề xuất giao cho bên cảnh sát môi trường cử trinh sát, phương tiện chuyên dụng để kiểm tra, xử lý.
Về góc độ pháp lý, luật sư Võ Thị Mẫn (Đoàn luật sư TP.HCM) cho biết hiện nay ngưỡng tiếng ồn trong mức cho phép đối với khu vực đặc biệt là không quá 55dBA (từ 6h đến 21h) và 45dBA (từ 21h đến 6h). Khu vực thông thường không quá 70dBA (từ 6h đến 21h) và 55dBA (từ 21h đến 6h).
"Cần phải có chế tài mạnh mẽ hơn đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh gây ra tiếng ồn ở mức độ nhỏ nhưng đã bị xử phạt nhiều lần, tránh để tình trạng các cơ sở sản xuất kinh doanh này trong tâm thế chấp nhận chịu phạt để tiếp tục duy trì hoạt động kinh doanh.
Mặc dù chỉ gây ra tiếng ồn ở mức nhỏ nhưng nếu kéo dài liên tục mỗi ngày, thường xuyên thì sẽ dẫn đến ảnh hưởng lâu dài đến chất lượng cuộc sống của các hộ dân bên cạnh", luật sư Võ Thị Mẫn nhấn mạnh.
Năm 2022, UBND TP.HCM đã có văn bản yêu cầu tăng cường công tác xử lý vi phạm tiếng ồn. Theo đó, địa phương để xảy ra vi phạm tiếng ồn do buông lỏng quản lý, ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh trật tự thì UBND TP.HCM sẽ xử lý người đứng đầu. Mong việc này được làm nghiêm.
Theo quy định về xử phạt hành chính thì mức phạt áp dụng trong trường hợp vi phạm về tiếng ồn như sau: phạt cảnh cáo đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn dưới 2dBA. Phạt tiền từ 1-5 triệu đồng nếu vượt quy chuẩn 2-5 dBA và phạt tiền từ 5 - 20 triệu đồng nếu vượt quy chuẩn từ 5 - 10dBA.
TP.HCM gia hạn thí điểm, cho phép hàng quán ăn uống hoạt động qua đêm Các cơ sở kinh doanh ăn uống ở TP.HCM được hoạt động theo cấp độ dịch, không giới hạn thời gian đóng cửa hàng quán, thí điểm đến cuối năm 2021. Phó chủ tịch UBND TP.HCM Phan Thị Thắng vừa có quyết định tiếp tục thí điểm cho phép các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống được hoạt động đến hết...