“Mưa lời khen” dành cho bài thơ tiếp lửa chống dịch Covid-19 của cô giáo ngữ văn
Một nữ giáo viên tại Đắk Nông đã viết bài thơ rất cảm động nhằm “tiếp lửa” cho những người lính ở tuyến đầu và những người mẹ, người vợ ở hậu phương cùng chung tay đẩy lùi dịch bệnh Covid-19.
Bài thơ của cô Sen được nhiều tài khoản Facebook chia sẻ, khen ngợi
Ngày 30/3, hàng loạt fanpage lớn và các tài khoản cá nhân trên mạng xã hội facebook đã rầm rộ chia sẻ bài thơ với tiêu đề “Tâm sự của người vợ lính ở tuyến đầu”.
Được biết, bài thơ này do cô giáo Nguyễn Thị Kim Sen ( giáo viên môn Ngữ văn, Trường THPT Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông) sáng tác vào tối 29/3.
Trao đổi với tác giả, cô giáo Sen cho biết, bạn bè chị nhiều người có chồng là bộ đội. Gần 2 tháng qua, chồng của họ phải túc trực thực hiện nhiệm vụ để chung tay phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Cũng gần 2 tháng trời vợ nhớ chồng, con nhớ bố… nỗi nhớ đằng đẵng, da diết nhưng vì nhiệm vụ chung của Tổ quốc nên ai cũng đoàn kết một lòng sẵn sàng “chống dịch như chống giặc”.
Thấu hiểu những vất vả của người lính đang căng mình chung tay phòng chống dịch và đồng cảm, chia sẻ cùng những người vợ nơi hậu phương, cô Sen đã chấp bút viết bài thơ “Tâm sự của người vợ lính nơi tuyến đầu”.
“Từ tận đáy lòng, tôi muốn bày tỏ sự biết ơn đến các anh bộ đội Cụ Hồ, muốn chia sẻ cùng những người vợ, người mẹ đang xa con, xa chồng trong những tháng ngày này. Hy vọng các anh vững vàng nơi tuyến đầu; các mẹ, các chị bền bỉ ở hậu phương để cùng chung tay đẩy lùi dịch bệnh”, cô Sen nói.
Bài thơ của chị Sen được nhiều Fanpage lớn chia sẻ.
Khi bài thơ được đăng tải, tác giả đã nhận được “cơn mưa lời khen” trên mạng xã hội facebook. Nhiều người để lại bình luận rằng, bài thơ đã “thay lời muốn nói”, đánh trúng tâm lý, khiến bản thân họ rất xúc động.
Điển hình, tài khoản có tên Phạm T. viết: “Con cháu của những người Mẹ Việt Nam Anh hùng, bài thơ của em là động lực để cho các chiến sĩ yên tâm làm tròn trách nhiệm với Đất nước, chúc gia đình em luôn mạnh khỏe và bình an”.
Còn tài khoản Nguyễn Thị X. bày tỏ: “Bài thơ hay và đầy đủ ý nghĩa, cảm ơn tác giả đã nói lên tất cả tấm lòng của người vợ hiền”.
Bài thơ “Tâm sự của người vợ lính nơi tuyến đầu” nhận được gần 2.000 lượt like, 600 lượt bình luận, 700 lượt chia sẻ trên trang cá nhân của tác giả. Đặc biệt, có những fapage lớn có hàng chục ngàn người theo dõi đã trích đăng lại bài thơ của chị Sen để cùng “tiếp lửa” cho lực lượng bộ đội chung tay đẩy lùi dịch bệnh.
Được biết, trước khi viết bài thơ “Tâm sự của người vợ lính ở tuyến đầu”, cô Sen đã sáng tác bài “Những anh hùng áo trắng” để bày tỏ lòng biết ơn đến các y bác sĩ, cán bộ, nhân viên trong ngành Y tế đã không quản ngại khó khăn, gian khổ, vững vàng nơi tuyến đầu phòng chống dịch bệnh Covid-19.
Cô giáo Nguyễn Thị Kim Sen, tác giả bài thơ “Tâm sự của người vợ lính nơi tuyến đầu”
Xin đăng nguyên văn bài thơ “Tâm sự của người vợ lính ở tuyến đầu” của tác giả Nguyễn Thị Kim Sen:
“Hai tháng rồi phải không anh?
Hai tháng rồi, anh chưa về thăm mẹ
Video đang HOT
Căn nhà nhỏ gió lùa khe khẽ
Mẹ nhớ anh nhiều
Cứ ngơ ngẩn vào ra.
Bữa cơm cuối tuần thiếu vắng bóng cha
Con cứ hỏi em: Ba khi nào về hả mẹ?
Câu nói hồn nhiên rõ là con trẻ
Mẹ lại buồn gạt nước mắt thật nhanh.
Chống dịch trận này vất vả lắm phải không anh?
Kiểm soát đường mòn
Tăng cường chốt chặn
Phòng độc khử trùng
Chăm sóc người nhập cảnh
Anh ở tuyến đầu phải chấp nhận hy sinh.
Cái giá nào phải trả cho yên bình?
Chiều nay em nhận tin đồng đội anh kiệt sức
Những bữa cơm rừng
Những đêm ngủ đất
Biên giới xa nhà, xa mẹ xa cha.
Nhưng em biết Đất Việt của chúng ta
Bộ đội Cụ Hồ là niềm tin tất thắng
Nhìn các anh, dân mình yên tâm lắm
Trận chiến này mình quyết thắng nghe anh!
Kiều bào ta nhập cảnh trở về
Hẳn sẽ có người này người nọ
Kẻ đòi hỏi, người chê bai, kỳ thị
Anh cũng đừng buồn đừng giận nghe anh!
Bởi trở về trong ngàn vạn con người
Cũng chỉ có một vài người như thế
Dân Việt mình bao dung và tử tế
Họ sẽ hiểu thôi, mình chẳng phải nói nhiều.
Người Việt mình thương mến biết bao nhiêu
Giữa bão giông tình người bất biến
Họ sẽ hiểu và quay đầu hướng thiện
Nên anh đừng buồn đừng giận nghe anh!
Anh cứ yên tâm, nhà mình vẫn yên lành
Em chăm sóc mẹ già và con trẻ
Chỉ nhớ anh thôi nhưng sẽ là nỗi nhớ
Anh dũng kiên trinh của vợ lính ở tuyến đầu.”
Đăk Mil, ngày 29/3/2020
Trần Nhân
'Ông Tây dọn rác' kêu gọi vỗ tay cảm ơn người tham gia chống dịch
Trong thời gian 1 phút từ 20h tối 29/3, anh James Joseph Kendall kêu gọi người dân ra ban công vỗ tay cảm ơn những người đang vất vả tham gia công tác chống dịch ở Việt Nam.
Trên trang cá nhân tối 28/3, anh James Joseph Kendall (quốc tịch Mỹ) - Founder của tổ chức Keep Hanoi Clean, được biết đến với biệt danh "ông Tây dọn rác" - kêu gọi người dân Việt Nam tham gia hoạt động tri ân ý nghĩa trong mùa dịch.
Cụ thể là sự kiện #Clapforcarers (vỗ tay cảm ơn những người đang tham gia chống dịch).
Anh mô tả: "Trong khoảng thời gian 1 phút từ 20h-20h01 tối 29/3, chúng tôi mong muốn mọi người hãy ra khu vực ban công hoặc mở cửa sổ trong nhà mình. Hãy cùng nhau tạo ra một số âm thanh vui nhộn và hô lớn: Tôi yêu Việt Nam, cảm ơn Việt Nam, cố lên Việt Nam".
James Joseph Kendall tới Việt Nam sinh sống và làm việc từ năm 2013. Tháng 3/2016, anh thành lập tổ chức Keep Hanoi Clean. Ảnh: Hoàng Việt.
James nói thêm: "Chúng ta sẽ cùng làm điều đó trong 1 phút để bày tỏ sự biết ơn đến Việt Nam và những con người đang ngày đêm nỗ lực hết mình nhằm đảm bảo sự an toàn cho mỗi chúng ta".
Thầy giáo người Mỹ cũng kêu gọi cộng đồng mạng chia sẻ thông tin để nhiều người biết đến và ủng hộ sự kiện ý nghĩa này.
Bên cạnh đó, anh cũng hy vọng cộng đồng chung tay đẩy lùi dịch bệnh thông qua việc quyên góp tiền cho công tác chống dịch.
Trước "ông Tây dọn rác", anh Cameron Lucy (người Anh hiện sống ở Hà Nội) cũng đăng bài kêu gọi người Việt hưởng ứng phong trào #Clapforcarers trong diễn đàn của người nước ngoài tại Hà Nội. Nhiều dân mạng gửi lời cảm ơn Cameron và cho biết họ sẵn lòng tham gia sự kiện này vào lúc 20h tối 29/3.
Thực tế, hashtag #Clapforcarers trở thành xu hướng trên Twitter vào ngày 26/3. Đi kèm với nó là lời kêu gọi người dân Vương quốc Anh ra ban công vỗ tay cảm ơn y bác sĩ, nhân viên y tế đang căng mình chống dịch Covid-19.
Chiến dịch đã diễn ra lúc 20h tối 26/3. Hàng loạt video được chia sẻ trên mạng xã hội cho thấy người dân Anh mở cửa sổ và ra ban công để cùng vỗ tay. Một số địa điểm ở thủ đô London thậm chí còn bắn pháo hoa.
Người dân London ra ban công tối 26/3 để vỗ tay cổ vũ nhân viên y tế Anh đang căng mình chống dịch. Ảnh: PA.
James Joseph Kendall (38 tuổi, đến từ Springfield, bang Ohio, Mỹ) sang Việt Nam từ năm 2013 và trở thành giáo viên tiếng Anh tại Hà Nội.
James là người khởi xướng nhóm Keep Hanoi Clean vào tháng 3/2016, thu hút nhiều người tình nguyện tham gia dọn rác và nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường.
Tháng 5/2016, thầy giáo Mỹ cùng bạn bè trong câu lạc bộ đã lội xuống con mương ở phường Yên Hòa (quận Cầu Giấy) để nhặt rác, làm sạch nước thải. Không chỉ nhận được sự biết ơn của cộng đồng, anh còn được ông Nguyễn Đức Chung - Chủ tịch Hà Nội - đến thăm và trao tặng logo của thành phố như một sự ghi nhận và động viên đối với hoạt động bảo vệ môi trường.
James cũng từng cùng 1.000 bạn trẻ tham gia nhặt rác dọc sông Tô Lịch vào tháng 4/2017. Nhiều năm liên tiếp, anh cùng thành viên Keep Hanoi Clean đứng trên cầu Chương Dương hướng dẫn người dân thả cá đồng thời thu gom rác thải vào ngày cúng ông Công ông Táo.
"Tôi nghĩ rằng chính các bạn trẻ mới là người truyền cảm hứng đến tôi. Đơn giản vì tôi không phải là người Việt Nam. Tôi không hiểu nhiều về văn hóa đất nước bạn nhưng nhờ có những tình nguyện viên ở cạnh giúp đỡ, công việc này trở nên nhanh chóng hơn rất nhiều", James từng chia sẻ với Zing.vn.
Tâm sự xúc động của chồng nữ bác sĩ chống dịch Covid-19: 'Tôi chưa từng tưởng tượng ra rằng mình và vợ sẽ nói về cái chết ở tuổi 30' 'Nếu em phải dùng máy thở, em không muốn anh đến thăm và cũng không muốn bố mẹ đến. Em không muốn lây bệnh cho mọi người', cô ấy đã nói một cách vô cùng nghiêm túc. Và đó là khoảnh khắc tôi cảm thấy sợ nhất'... Trước tình hình ngày một phức tạp của dịch bệnh Covid-19, đội ngũ y bác sĩ...