Mưa lốc kinh hoàng ở Yên Bái: Hàng loạt ôtô bị đè bẹp, trên 2.000 nhà tốc mái
Trận mưa đá, lốc xoáy kinh hoàng tối ngày 2/3 đã khiến 4 người bị thương, gần 2.100 ngôi nhà tốc mái. Hiện huyện Yên Bình, Trấn Yên và TP. Yên Bái đang mất điện.
Mưa đá, giông lốc lớn bất ngờ xuất hiện ở Lào Cai, Yên Bái
Sáng 3/3, theo Văn phòng Thường trực Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Yên Bái, do chịu ảnh hưởng chịu ảnh hưởng của không khí lạnh nén rãnh áp thấp kết hợp với hội tụ gió trên cao 1500m nên từ chiều tối ngày 2/3, các khu vực trong tỉnh Yên Bái có mưa rào (có nơi mưa vừa mưa to) và giông. Ảnh: Mưa làm sập mái tôn nhà người dân ở Yên Bái.
Trong cơn giông xảy ra mưa đá, lốc xoáy gây thiệt hại về tài sản, nhà cửa của người dân trên địa bàn các huyện Yên Bình, Trấn Yên và thành phố Yên Bái.
Video đang HOT
Nhiều cây cổ thụ cũng bị lốc xoáy đánh bật gốc.
Lượng mưa từ 19h ngày 2/3 đến 6h ngày 3/3 tại các khu vực trong tỉnh: Đồng Tâm 27,4 mm; Cổ Phúc 12,6 mm; Mù Cang Chải 6 mm; Mậu A 3,6 mm.
Theo báo cáo nhanh của Ban chỉ huy PCTT-TKCN các huyện, thị xã, thành phố trong đợt mưa lốc tối ngày 2/3/2020 thì có các huyện: Yên Bình, Trấn Yên và TP. Yên Bái bị ảnh hưởng và có thiệt hại. Còn lại các huyện khác như Lục Yên, Văn Yên cũng xảy ra mưa đá và lốc xoáy nhưng chưa có thiệt hại; 4 huyện phía Tây của tỉnh cũng có mưa nhưng không bị thiệt hại.
Mưa đá khiến 4 người ở Yên Bái bị thương. Gần 2.100 ngôi nhà bị tốc mái. 23 cột điện thành phố Yên Bái bị đổ. Hơn 2.000 cây xanh bị đổ do mưa đá kèm giông lốc. TP. Yên Bái có 5 trường học bị hư hỏng mái; 1 trường Tiểu học Giới Phiên bị đổ cổng trường; 10 trường bị hư hỏng đồ dùng học tập. 7 xe ô tô bị cây đè hư hỏng; 1 nhà xưởng chế biên gỗ ép ở Văn Phú bị sập. 1 nhà thể thao của Sở Văn hóa thể thao và Du lịch bị tốc mái hư hỏng. Ước tính thiệt hại khoảng hàng chục tỷ đồng.
Theo TPO
Ứng phó bão Phanfone: Kêu gọi tàu thuyền ra khỏi vùng nguy hiểm
Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo TƯ về phòng chống thiên tai cho biết, hiện còn 158 tàu, thuyền đang hoạt động trong vùng nguy hiểm.
Tại cuộc họp ứng phó bão có tên quốc tế Phanfone diễn ra sáng 25/12, các thành viên Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai đề nghị, cần theo dõi chặt chẽ diễn của bão và tập trung kêu gọi tàu thuyền di chuyển ra khỏi vùng nguy hiểm.
Tối nay bão Phanfone sẽ đi vào biển Đông trở thành cơn bão số 8 mà Việt Nam đón nhận trong năm nay. Báo cáo tại cuộc họp cho thấy, hiện vẫn còn 158 tàu, thuyền đang hoạt động trong vùng nguy hiểm trên đường đi của bão.
Trên cơ sở nhận định của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, các đại biểu cho rằng, nhiệm vụ trọng tâm hiện nay là khẩn trương kêu gọi tàu thuyền đang hoạt động trên biển di chuyển ra khỏi vùng nguy hiểm. Do ảnh hưởng của gió mùa đông bắc nhiều khả năng chiều và đêm ngày 28/12, bão sẽ suy yếu thành vùng thấp và tan trên biển, không ảnh hưởng đến đất liền.
Đại diện lãnh đạo Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng đề nghị, không chủ quan bởi diễn biến bão còn phức tạp do ảnh hưởng bởi yếu tố của gió mùa Đông bắc, vì vậy thông tin dự báo phải cụ thể để phục vụ công tác chỉ đạo điều hành cứu hộ, cứu nạn,
"Văn phòng tiếp tục đôn đốc Ban chỉ huy phòng chống thiên tai ở các địa phương phối hợp với các lực lượng kêu gọi tàu thuyền di chuyển ra khỏi vùng nguy hiểm. Các đơn vị cũng đang thông tin về diễn biến của bão đến các chủ tàu thuyền. Chiều 25/12 sẽ cập nhật số lượng tàu thuyền đã nhận được thông báo về bão".- Thượng tá Trần Văn Đình, Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng đề nghị.
Kết luận cuộc họp, ông Vũ Xuân Thành, Phó Chánh văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai yêu cầu, các địa phương theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão và gió mùa Đông Bắc, thông báo cho thuyền trưởng, chủ các phương tiện tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của bão để thoát ra hoặc không đi vào vùng nguy hiểm. Sẵn sàng các lực lượng cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu.
"Bão vào có thay đổi hướng và tốc độ di chuyển không, đề nghị Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia theo dõi sát diễn biến để thông tin kịp thời phục vụ công tác chỉ đạo điều hành, thông tin đến các cơ quan chuyên môn để kịp thời xử lý tình huống. Văn phòng trực ban thường xuyên cập nhật thông tin để cung cấp cho các địa phương trong ứng phó bão"- ông Vũ Xuân Thành cho biết./.
Theo Minh Long/VOV1
Các địa phương từ Quảng Ninh đến Cà Mau chủ động ứng phó với bão Kammuri Để chủ động ứng phó với diễn biến của bão Kammuri gần biển Đông, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai đã ra công điện đề nghị triển khai một số nội dung. Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố cần thông tin kịp thời cho thuyền trưởng, chủ các phương...