Mùa lạnh về, bệnh truyền nhiễm gia tăng
Thời điểm mùa đông xuân được dự báo là điều kiện thuận lợi cho Covid-19 bùng phát và nhiều bệnh truyền nhiễm khác cũng có nguy cơ gia tăng
Theo PGS- TS Trần Như Dương, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, có một tỉ lệ cao người nhiễm SARS-CoV-2 không có biểu hiện lâm sàng (khoảng 40%-50%), gây khó khăn trong việc giám sát.
Không lơ là, chủ quan
Thời gian qua, Việt Nam đã làm tốt công tác phòng chống dịch Covid-19, nhưng việc không tuân thủ các quy định phòng dịch của một cá nhân đang cách ly khiến cho TP HCM lại có 3 ca mắc tại cộng đồng. Điều này cho thấy nếu chỉ lơi lỏng phòng dịch là dịch có thể có nguy cơ quay trở lại.
Trong bối cảnh hiện nay, các chuyên gia dự báo dịch Covid-19 có thể kéo dài hết năm 2021 nên Việt Nam cũng như các quốc gia, vùng lãnh thổ luôn phải ở trong tâm thế sẵn sàng ứng phó với dịch.
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cảnh báo, tình hình dịch bệnh trên thế giới đang phức tạp, đại dịch Covid-19 vẫn tiếp tục bùng phát, bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như bệnh MERS-CoV và một số bệnh lưu hành như bệnh sốt xuất huyết (SXH), tay chân miệng (TCM), sởi, bạch hầu vẫn gia tăng tại nhiều quốc gia, các chủng cúm gia cầm độc lực cao vẫn có nguy cơ bùng phát và xâm nhập vào Việt Nam.
Các cơ sở y tế kiểm soát thân nhiệt người tới khám bệnh để phòng chống Covid-19
Theo Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, đã có tình trạng người nhiễm SARS-CoV-2 không có biểu hiện lâm sàng, trong khi đó bệnh dễ dàng lây qua đường hô hấp, qua tiếp xúc với đồ vật bị ô nhiễm với nguồn bệnh với thời gian ủ bệnh từ 2-7 ngày, thậm chí lên tới 14 ngày.
“Mặc dù dịch Covid-19 đã và đang được kiểm soát tốt nhưng nguy cơ xuất hiện ca bệnh mới vẫn hiện hữu. Do vậy có thể nói những tháng mùa đông xuân cuối năm 2020, đầu năm 2021, là không thể chủ quan khi tình hình dịch bệnh có nguy cơ cao tiếp tục diễn biến phức tạp, đặc biệt bệnh Covid-19 vẫn chưa có vắc-xin dự phòng” – chuyên gia Bộ Y tế cảnh báo.
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đã yêu cầu các đơn vị y tế dự phòng tuyệt đối không được lơ là, chủ quan, cần tăng cường giám sát tại cộng đồng, cửa khẩu, phát hiện sớm, kiên quyết ngăn chặn các nguồn lây, xử lý, khoanh vùng, không để dịch bùng phát lan rộng.
Tiêm chủng phòng bệnh
Dự báo, trong mùa đông – xuân cuối năm 2020, đầu năm 2021, điều kiện thời tiết lạnh ẩm là rất thuận lợi cho các bệnh lây truyền qua đường hô hấp và các dịch bệnh khác như SXH, TCM, sởi… Các chuyên gia cho biết hiện vẫn khó kiểm soát dịch SXH vì chưa có vắc-xin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Tại Việt Nam, số ca mắc ở giai đoạn sau cao hơn giai đoạn trước, cứ 5-10 năm có một đỉnh dịch.
PGS-TS Đỗ Duy Cường – Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai – cho biết tình hình SXH năm nay tăng đột biến so với năm ngoái, đặc biệt từ tháng 8 và tăng cao điểm vào tháng 10, tháng 11 do thời tiết thay đổi chuyển mùa và mưa nhiều thuận lợi cho muỗi sinh sôi.
Video đang HOT
Từ tháng 10 đến nay, số ca nặng phải nhập viện tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai trung bình 10-20 ca/ngày, số ca khám điều trị ngoại trú từ 30-50 ca/ngày. Nhiều bệnh nhân phải nhập viện vì có biểu hiện nặng như xuất huyết nội tạng, sốc, có các bệnh nền phối hợp hoặc cơ địa đặc biệt như người già, phụ nữ có thai.
Ông Phạm Hùng, Trưởng Phòng Kiểm soát bệnh truyền nhiễm Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cho biết mùa đông xuân, những bệnh thường gặp chủ yếu là bệnh lây qua đường hô hấp như: cúm mùa, sởi, ho gà, bạch hầu, rubella, thủy đậu… Nhiều bệnh đã có vắc-xin dự phòng nên người dân cần chủ động đưa con trẻ đi tiêm vắc-xin, hạn chế nguy cơ mắc bệnh.
Theo ông Hùng, thời tiết lạnh, ẩm thuận lợi cho các vi khuẩn bệnh truyền nhiễm phát triển, mùa đông lạnh khiến cơ quan hô hấp dễ bị tổn thương hơn, càng thúc đẩy vi khuẩn, virus xâm nhập. Cách đơn giản dễ thực hiện nhưng hiệu quả phòng bệnh cao là thực hiện việc đeo khẩu trang và vệ sinh cá nhân. Rửa tay thường xuyên giúp ngăn ngừa rất tốt các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp.
Bộ Y tế cũng khuyến cáo khi nguy cơ dịch Covid-19 vẫn luôn thường trực, người dân luôn nhớ thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh theo thông điệp 5K (khẩu trang; khử khuẩn; khoảng cách; không tụ tập và khai báo y tế) và cài đặt ứng dụng Bluezone.
Chuyên gia y tế lưu ý, các bệnh như: cúm, sởi, ho gà, Covid-19, SXH, TCM … đều có chung biểu hiện ban đầu là sốt, nhiều trường hợp có ho. Nếu có biểu hiện sốt đột ngột, đau đầu, đau mỏi người, mệt nhiều cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để xét nghiệm, thăm khám, chẩn đoán bệnh và xử trí kịp thời.
Khuyến cáo dự phòng lây nhiễm mới mùa dịch sởi
Mùa đông, xuân luôn là thời điểm dịch sởi bùng phát. Đối tượng nhiễm bệnh thường là trẻ em dưới 5 tuổi hoặc người lớn chưa tiêm phòng. Thực hiện các biện pháp dự phòng lây nhiễm mới để bảo vệ sức khoẻ trong mùa dịch.
Sởi có thể xuất hiện vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên mùa đông, xuân là thời điểm dễ bùng phát dịch nhất do điều kiện thời tiết thuận lợi. Bệnh sởi rất dễ lây lan từ người sang người thông qua đường hô hấp.
Do đó cần phải có các biện pháp dự phòng lây nhiễm mới. Đặc biệt là khi tụ tập nơi đông người như bệnh viện, trường học...
1. Tại sao phải dự phòng lây nhiễm mới mùa dịch sởi?
Nguy cơ lây lan và dễ bùng phát thành dịch
Virus sởi chỉ có một vật chủ tự nhiên là con người. Vì thế sởi là một căn bệnh thường gặp và có nguy cơ lây lan cao. Sởi có thể xuất hiện liên tục trong cộng đồng, khả năng lây lan nhanh, dễ bùng phát thành dịch.
Bệnh sởi có khả năng truyền nhiễm cao hơn cả Ebola, bệnh lao hay cảm cúm. Một người khoẻ mạnh hoàn toàn có thể bị lây lan nếu tiếp xúc với người bệnh trực tiếp hoặc gián tiếp.
Bạn có thể bị sởi nếu chạm vào bề mặt hoặc vật nào đó bị nhiễm virus, sau đó chạm vào miệng hoặc mũi của chính mình khi chưa rửa tay.
Nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em dưới 5 tuổi
Theo nghiên cứu của Bộ y tế, trước khi có vắc xin phòng bệnh, sởi là cơn ác mộng khiến 2,9 triệu người chết mỗi năm. Đến nay dịch sởi vẫn là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm hàng đầu, gây tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi.
Khả năng tồn tại trong không khí và lây qua đường hô hấp
Virus sởi có thể tồn tại trong không khí và trên bề mặt đến 2 giờ, trước khi tấn công vật chủ tiếp theo. Bệnh sởi có tính lây nhiễm cao qua đường hô hấp.
Hắt hơi, ho khiến virus sởi lây lan trong không khí và tấn công người có hệ miễn dịch yếu, trẻ em suy dinh dưỡng, các bé quá nhỏ chưa thể tiêm vắc xin. Do đó thực hiện các biện pháp dự phòng lây nhiễm mới trong mùa dịch là điều cần thiết để ngăn ngừa virus sởi lây lan trong cộng đồng.
Dự phòng lây nhiễm mới để hạn chế virus sởi lây lan trong mùa dịch - Ảnh: Internet
2. Các biện pháp dự phòng lây nhiễm mới mùa dịch sởi
Có tới 90% người trước tuổi 20 bị mắc bệnh sởi. Ước tính có 100 triệu lượt bị sởi mỗi năm. Trong đó có tới 6 triệu người tử vong do sởi. Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh sởi. Do đó dự phòng lây nhiễm mới là yếu tố tiên quyết để bảo vệ sức khoẻ. Dưới đây là các biện pháp phòng tránh theo khuyến cáo của Bộ y tế.
2.1. Đối với các cá nhân
Tiêm vắc xin là biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất để chống lại Virus sởi. Vắc xin sởi có tác dụng tạo ra phản ứng miễn dịch tương tự với hệ miễn dịch tự nhiên, chống lại sự tấn công của virus, bảo vệ cơ thể bạn.
- Chủ động đưa trẻ từ 9 tháng đến 2 tuổi chưa tiêm phòng hoặc tiêm chưa đủ 2 mũi vắc xin đi tiêm đầy đủ, đúng lịch. Bên cạnh đó trẻ từ 1 đến 14 tuổi cần được tiêm vắc xin Sởi - Rubella đầy đủ để phòng tránh bệnh.
- Bệnh sởi có nguy cơ lây nhiễm cao qua đường hô hấp. Do đó, bố mẹ không để trẻ tiếp xúc gần với các bạn nghi mắc bệnh sởi.
- Mang khẩu trang đầy đủ khi ra đường hoặc tụ tập nơi đông người như bệnh viện, trường học. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn khi tiếp xúc với người khác.
- Vệ sinh thân thể, mũi, họng, răng miệng, tai, mắt cho trẻ hàng ngày. Đảm bảo nhà ở, môi trường sống luôn thông thoáng, sạch sẽ.
- Chăm sóc và chế độ dinh dưỡng hợp lý, phù hợp với độ tuổi theo tháp nhu cầu của trẻ để tăng cường hệ miễn dịch để chống lại các tác nhân gây bệnh.
- Nhà trẻ, mẫu giáo, trường học, nơi tập trung đông trẻ em cần được vệ sinh sạch sẽ, thông thoáng. Thường xuyên khử trùng phòng học, đồ chơi, dụng cụ học tập bằng chất sát khuẩn theo khuyến cáo của Bộ y tế.
- Trong trường hợp con có các dấu hiệu, sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban...cần phải cách ly sớm. Đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, tư vấn, điều trị kịp thời.
- Không nên tự ý đưa bệnh nhân đi điều trị vượt tuyến khi không cần thiết để tránh quá tải và lây nhiễm chéo trong quá trình di chuyển.
Tiêm vắc xin là biện phát dự phòng lây nhiễm mới tối nhất mùa dịch sởi - Ảnh: Internet
2.2. Đối với cộng đồng
Các biện pháp dự phòng lây nhiễm mới trong cộng đồng:
- Chủ động liên hệ, cung cấp thông tin khi phát hiện người có dấu hiệu hoặc triệu chứng của bệnh sởi cho cơ sở y tế.
- Tiến hành cách lý bệnh nhân bị sởi để tránh lây lan ra cộng đồng.
- Tiến hành truyền thông đa kênh về việc chủ động phòng tránh bệnh sởi trong cộng đồng. Vận động mỗi cá nhân tuân thủ các quy trình vệ sinh đường hô hấp, che miệng khi ho, hắt hơi, rửa tay bằng xà phòng khi tiếp xúc với người hoặc các bề mặt.
- Tuân thủ các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm theo khuyến cáo của Bộ y tế: Tiến hành cách ly, phun khử trùng khu vực có người bị bệnh, xử lý không khí, khuyến cáo đeo khẩu trang cá nhân, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ môi trường sống và làm việc...
- Hạn chế di chuyển bệnh nhân bị sởi giữa các cơ sở y tế khi không cần thiết để tránh tăng nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng.
Trên đây là một số biện pháp dự phòng lây nhiễm mới bệnh sởi trong mùa dịch. Hãy tham khảo và thực hiện để bảo vệ sức khoẻ cho cả gia đình.
Bệnh sởi là gì? Tất tần tật những điều cha mẹ nên biết Bạn đã biết gì về sự nguy hiểm của bệnh sởi? Sởi là một trong các loại bệnh truyền nhiễm bắt buộc phải tiêm vac-xin phòng bệnh cho trẻ dưới 5 tuổi. Vậy bệnh sởi là gì, nguy hiểm như thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé. Hiện nay, tình trạng các ca mắc bệnh sởi ở trẻ nhỏ...