Mưa lạnh tê tái, giàn giụa nước mắt tiễn các liệt sỹ ở Rào Trăng 3 về đất mẹ
Hài cốt của 13 liệt sỹ đã anh dũng hy sinh lúc làm nhiệm vụ cứu nạn ở thuỷ điện Rào Trăng 3 (TT-Huế) lần lượt được đưa về quê mẹ.
Hôm nay (19/10), trời Nghệ An mưa rất to thế nhưng rất đông người dân, đồng đội vẫn đội mưa đến tưởng niệm, dâng hương 4 liệt sĩ trở về.
Trong số 13 liệt sĩ hy sinh khi làm nhiệm vụ cứu nạn ở nhà máy Thủy điện Rào Trăng 3 (Thừa Thiên – Huế), có 4 liệt sĩ quê Nghệ An gồm:
Thượng tá Lê Tất Thắng (quê xã Hồng Long, huyện Nam Đàn) – Phó Lữ đoàn trưởng, Tham mưu trưởng Lữ đoàn 80, Quân khu 4.
Thượng tá Nguyễn Tiến Dũng (quê xã Nghi Long, huyện Nghi Lộc) – Phó trưởng phòng Tác chiến, Bộ Tham mưu, Quân khu 4.
Thiếu tá Nguyễn Cảnh Cường (quê xã Cao Sơn, huyện Anh Sơn) – Đại đội trưởng Đại đội 6, Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn 80, Quân khu 4.
Đại úy Đinh Văn Trung (trú phường Bến Thủy, TP Vinh), Đài trưởng 15W, Đại đội 6, Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn 80, Quân khu 4.
3 liệt sĩ Lê Tất Thắng, Nguyễn Cảnh Cường và Đinh Văn Trung được UBND TP Vinh trang trọng tổ chức lễ an táng tại Nghĩa trang liệt sĩ TP Vinh vào 13h chiều nay.
Nghẹn ngào tiễn các anh về yên giấc ngàn thu
Giữa cơn mưa nặng hạt, ai nấy đều rưng rưng, lặng lẽ xếp hàng chờ đợi vào thắp nén hương cho những chiến sỹ đã hi sinh.
Không gian trong nghĩa trang liệt sĩ TP Vinh như quá chật chội vì ngày càng đông bạn bè, đồng đội, hàng xóm, nhân dân địa phương đến thắp cho các anh một nén hương tiễn biệt.
Đứng trước di hài của người thân, những bà mẹ, người vợ, con của các liệt sĩ khóc không ngớt, thi thoảng lại có người ngất xỉu vì kiệt sức phải nhờ đến các y, bác sĩ chăm sóc.
Bà Đinh Thị Thu, mẹ của liệt sĩ Nguyễn Cảnh Cường năm nay đã gần 70 tuổi nằm gục trên tay người thân. Từ khi nghe tin Cường và đoàn công tác gặp nạn, rất đông bà con đến thăm hỏi, động viên nhưng gia đình giấu bà.
Thế nhưng, linh tính và tình mẫu tử, bà Thu đã lờ mờ nhận ra tin xấu đến với người con trai của mình. Và từ hôm đó đến nay, bà liên tục phải uống thuốc trợ tim.
Chị Nguyễn Thị Thu Hà, vợ của anh Cường là một bác sĩ, nhưng do cú sốc quá lớn chị cũng như người mất hồn.
Được biết, vợ chồng Thiếu tá Cường cưới nhau đến nay đã một năm nhưng vẫn chưa có con. Đã bao nhiêu lần bố mẹ, người thân giục vợ chồng đi khám nhưng vì nhiệm vụ Cường đều gác lại.
Và dịp mới đây, anh xin phép đơn vị đi tranh thủ mấy ngày để hai vợ chồng cùng ra Hà Nội kiểm tra. Vậy mà, số thuốc bác sĩ cắt cho hai vợ chồng đưa về chưa kịp uống mà anh đã vội ra đi…
Mưa càng ngày càng nặng hạt, từng cơn gió rít lạnh cả sống lưng. Đứng xếp hàng trong dòng người đến lễ viếng, ông Đinh Văn Dũng (SN 1946, người dân TP Vinh) chia sẻ, dù trời mưa to nhưng ông vẫn mặc áo mưa đến lễ an táng, thắp nén nhang tiễn đưa các liệt sĩ.
“Các cháu là những người con dũng cảm của xứ Nghệ, không quản ngại khó khăn, mưa lũ để cứu giúp người dân trong hoạn nạn. Chúng tôi rất biết sự hy sinh của các cháu”, ông Dũng bùi ngùi.
Lễ an táng 3 liệt sỹ anh dũng hy sinh trong khi làm nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ ngày 13/10, tại nghĩa trang TP Vinh (Nghệ An)
Hàng trăm người thân và đồng đội đến đưa tiễn các anh về với đất mẹ
Ngoài trời, từng cơn mưa tầm tã vẫn không ngăn được người dân đến tiễn đưa các anh về nơi yên nghỉ cuối cùng
Mưa tối mặt, đẫm nước mắt tiễn anh về đất mẹ Nghệ An
Đau đớn khóc tiễn đưa con về nơi yên nghỉ cuối cùng
Đồng đội không cầm được nước mắt khi tiếng khóc than da diết của nhiều người thân
Hài cốt của 3 liệt sỹ được an táng tại nghĩa trang TP Vinh trong chiều nay
Đại diện nhiều cơ quan, ban ngành ở tỉnh Nghệ An đến thắp hương tiễn biệt các anh về với đất mẹ
Hàng trăm người đến tham dự lễ an táng các liệt sỹ
Lễ an táng được diễn ra tại nghĩa trang liệt sỹ TP Vinh
Cờ đỏ rợp đường đón anh về
Khoảng 6h sáng nay, con đường nhỏ dẫn vào xóm Kim La (xã Nghi Long, huyện Nghi Lộc) rợp cờ đỏ sao vàng.
Hàng nghìn người dân mặc áo mưa đứng hai bên đường chờ đợi chiếc xe chở hài cốt Thượng tá Nguyễn Tiến Dũng về với quê mẹ. Ai cũng muốn đến đến thăm viếng, thắp nén hương thơm cho người con ưu tú của quê hương.
Từ ngày nghe tin con trai hi sinh, bà Lê Hồng Vinh (SN 1949) gục ngã, nằm miên man trên giường, phải nhờ sự điều trị của bác sĩ Bệnh viện Quân y 4. Tuổi cao sức yếu, cứ tỉnh dậy bà Vinh lại gào khóc gọi tên con.
Ở trước cổng nhà, chị Lê Thị Bích Hằng (SN 1978, vợ liệt sĩ Dũng) gào khóc gọi tên chồng. Mấy ngày nay, chị theo đoàn vào Huế để đưa di hài chồng về. Dù sức khỏe kiệt quệ, nhưng chị vẫn cố gắng gượng làm chỗ dựa tinh thần cho con gái Nguyễn Thị Hà Phương năm nay mới 15 tuổi.
Trước di hài bố, Hà Phương thay mặt gia đình cúi chào cảm ơn các cô, chú, anh em, hàng xóm đã không quản mưa gió đến viếng, đưa bố về nơi an nghỉ cuối cùng.
Được biết, sau khi đưa di hài liệt sĩ Dũng về nhà bố mẹ ở Nghi Long, sẽ di chuyển về nhà riêng ở xã Nghi Thịnh rồi an táng ở nghĩa trang liệt sĩ huyện Nghi Lộc vào ngày 20/10.
Đoàn xe đưa hài cốt Thượng tá Nguyễn Tiến Dũng về quê nhà
Con đường làng vào xóm Kim La, xã Nghi Long rợp bóng cờ đỏ sao vàng
Người dân xã Nghi Long đội mưa chờ thi hài liệt sĩ Nguyễn Tiến Dũng từ Huế trở về đất mẹ
Chị Lê Thị Bích Hằng theo đoàn vào Thừa Thiên Huế đưa di hài chồng về
Bà Lê Hồng Vinh (mẹ anh Dũng) khóc đến kiệt sức, phải nhờ sự chăm sóc của bác sĩ Quân y Quân khu 4
Đã tìm thấy 19 thi thể trong trong vụ lở núi ở Đoàn 337
Sau hơn 1 ngày tìm kiếm khẩn trương, đến đầu giờ chiều ngày 19.10, lực lượng cứu hộ đã tìm thấy 19 thi thể trong vụ sạt lở núi tại doanh trại Đoàn Kinh tế-Quốc phòng 337 (thuộc Quân khu 4), đóng trên địa bàn xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.
Các lực lượng đang gấp rút để hoàn thành việc tìm kiếm các nạn nhân trong hôm nay.
Từ sáng ngày 19.10, tuyến đường vào thôn Cợp, xã Hướng Phùng đã cơ bản được thông xe. Nhiều phương tiện và nhân lực đã được huy động thêm để đẩy nhanh tiến độ tìm kiếm, tránh ảnh hưởng của thời tiết đang diễn biến phức tạp.
Các lực lượng cứu hộ tìm kiếm tại hiện trường vụ sạt lở ở doanh trại Đoàn 337. Ảnh: Hoàng Linh
Tại hiện trường, có hơn 300 người cùng gần 15 máy xúc, máy ủi chia thành nhiều nhóm để tìm kiếm. Lực lượng Bộ đội biên phòng tiếp tục đưa chó nghiệp vụ vào hiện trường hỗ trợ công tác tìm kiếm. Tại Sở Chỉ huy tiền phương, đóng ở thôn Choa, xã Hướng Phùng có 2 đài quan sát nhằm đánh kẻng báo động khi có nguy cơ xảy ra các vụ sạt lở tiếp theo. Từ hôm qua đến nay, đã có 6 lần đánh kẻng báo động các vụ sạt lở lớn nhỏ.
Việc tìm kiếm cật lực, các phương tiện và nhân lực làm liên tục không nghỉ trưa. Đến đầu giờ chiều, đã tìm được thi thể thứ 19 trong tổng số 22 cán bộ, chiến sĩ gặp nạn.
Trong khi đó, từ sáng 19.10, Sở Chỉ huy tiền phương cũng đã chỉ đạo các cơ quan chức nặng chặn đường, cấm các phương tiện lưu thông trên đường Hồ Chí Minh (đoạn từ thị trấn Khe Sanh vào điểm đóng quân của Đoàn 337) để phục vụ công tác đưa thi thể các nạn nhân đã tìm được về TP.Đông Hà.
Người lái xe thoát chết kể về đêm kinh hoàng ở Đoàn 337 Lái xe Nguyễn Ngọc Huy kể lại thời khắc anh thoát chết trong gang tấc ở vụ sạt lở đất đá kinh hoàng xảy ra tại khu vực đóng quân của Đoàn Kinh tế-Quốc phòng 337, Quân khu 4. Vào khoảng 1h sáng nay (18/10), một vụ sạt lở đất kinh hoàng đã xảy ra tại khu vực đóng quân của Đoàn kinh...