Mua hơn 20 ly chè, chỉ vì nhầm món 2 ly mà khách bắt shipper đổi lại cho bằng được
Đã không ít trường hợp shipper gặp phải sự cố của khách hàng, gần đây nhất là vụ bom hàng lúc càng khiến nhiều người thông cảm về khó khăn của nghề mà shipper gặp phải. Tuy nhiên, không phải khách hàng nào cũng đều như thế.
Anh shipper bị khách làm khó vì mua nhầm 2 ly chè.
Mới đây, câu chuyện về anh shipper mua nhầm 2 ly chè và bị khách hàng bắt đổi lại cho bằng được đã khiến nhiều người tỏ ra bức xúc với vị khách này. Mặc dù, anh shipper là người làm sai vì đã mua không đúng như yêu cầu của khách hàng nhưng thay vì bị chỉ trích thì anh lại nhận được sự bênh vực của đông đảo của mọi người.
Một số người cho rằng, dù anh ấy làm sai nhưng lỗi của anh shipper này không lớn và không đáng bắt đi trả lại, trong khi tiền anh ấy kiếm được những lần đi ship không nhiều. Một số ý kiến khác cũng bênh vực anh shipper đồng thời lên án những người có vẻ bề ngoài nhưng lại làm khó những người kém thế như:
“Thật ra thì mấy cái đồ ăn không nên quá khắt khe làm gì, người ta lỡ thì nên châm chước, miễn là ăn không chết là được, mình rất ghét ăn đậu phụ, đi ăn bún đậu toàn kêu “đừng cho con đậu nha”, nhưng người ta toàn quên và lỡ cho vào thì cũng phải ăn thôi.”
“Dân thường lao động chân tay hay buôn bán ngoài chợ rất dễ chịu. Có mua nhầm thì họ vẫn ăn thôi. Còn văn phòng sao lại “khó ở” tới như vậy”
Có những chuyện có thể bỏ qua, không đáng để bắt lỗi shipper. Ảnh minh hoạ.
“Làm mình nhớ tới cái ông mặc vest bảnh bao, đứng kế bên gánh hàng rong của bà cụ bán bánh tráng kẹo mạch nha trước cổng trường, cứ hỏi là cái này nhiêu, rồi tới cái kia nhiêu. Chỉ trỏ tùm lum rốt cuộc không mua cái nào, rồi còn cười bảo đồ rẻ thế ăn sợ đau bụng. Mình đứng gần đó thấy vậy nên qua mua liền tù tì 3 cái, rồi đá xéo “ăn mặc bảnh bao mà tới hỏi tới hỏi lui rồi giỡn kì cục, không mua thì đi chỗ khác cho người ta bán”. Thanh niên nghe vậy cười khẩy cái rồi bỏ đi.”
Dù lần này anh shipper nhận được sự cảm thông của mọi người nhưng không có nghĩa phủ nhận anh ấy đã làm sai, chính vì thế các anh shipper hãy cẩn thận, kỹ càng hơn khi đặt hàng để tránh phải gặp phải những bất tiện không đáng có.
Video đang HOT
Theo yan.thethaovanhoa.vn
Nghị lực của chàng shipper cụt cả hai tay chở khoai bán khắp Hà Nội để giúp bà con buôn làng
Dù cụt cả hai tay, chàng trai với nghị lực sống phi thường đã chọn nghề shipper- cái nghề phơi mặt đầy vất vả nhưng vui vì nghề giúp anh tự tại và được gặp gỡ mọi người.
Chàng shipper cụt tay đi bán khoai vì dân làng
Mới đây, những hình ảnh về chàng shipper cụt cả hai tay được tài khoản Văn Phú chia sẻ trên mạng xã hội khiến cộng đồng mạng cảm phục. Chàng trai với thân hình gầy gò, nhỏ bé chở theo những bao khoai nặng rong ruổi khắp Hà Nội. Vẫn biết nghề shipper lắm vất vả, nhưng điều khiến mọi người cảm động hơn cả chính là những bao khoai mà anh đi giao không phải vì miếng cơm manh áo của bản thân mà vì bà con làng xóm quê mình.
Hình ảnh anh shipper cụt cả hai tay được dân mạng chia sẻ
Qua tìm hiểu, chàng shipper đó là anh Lý Láo Lở, tên thường gọi là Anh Khang, sinh năm 1987, người Pạc Tà, xã A Mú Xung, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.
Anh tỏ ra vui mừng và hạnh phúc khi mọi người biết đến câu chuyện của mình và liên hệ với anh để giúp đỡ mua khoai ủng hộ.
"Mình thực sự rất vui và hạnh phúc. Mình đã gọi về báo với người dân ở thôn xóm, ai ai cũng mừng rỡ. Mình cũng chỉ mong bán được hết số khoai này và mọi người sẽ tiếp tục ủng hộ những đợt bán nông sản tiếp theo".
Vùng đất anh Khang sống giáp với biên giới, hầu hết là di dân nên hoàn cảnh vô cùng khó khăn. "Nhà giàu nhất cũng chỉ có ngôi nhà cấp 4 thôi" - anh Khang chia sẻ. Vì nhận thức không cao, người dân chỉ trồng trọt tự phát, thấy người Trung Quốc thu mua gì thì họ đua nhau trồng nên cuộc sống bấp bênh.
Người dân quê anh Khang
"Năm ngoái người Trung Quốc mua sắn, dân làng thi nhau trồng rồi bán cũng chỉ được có 500 đồng/kg mà ban đầu họ trả 2.000 đồng/kg. Đến năm nay, người dân lại cùng nhau trồng khoai, tuy ít thôi nhưng khoai ngon nên mình muốn người Việt mình dùng, đỡ bị ép giá".
Từ suy nghĩ đó, người con đã xa quê đi học ở Hà Nội được hơn 6 năm quyết định phải ra tay giúp sức buôn làng. Anh Khang bắt đầu thu gom khoai của từng hộ dân sau đó thuê xe vận chuyển xuống Hà Nội. Một mình làm mọi công việc từ gom hàng, ship hàng, viết sổ sách... anh Khang mệt đến kiệt sức.
Anh nói: "Bán được hàng cho dân làng mình vui lắm, nhưng vì một mình làm nên vất vả. Khoai lại không để lâu được nên mình cũng chỉ mong mọi người giúp mình khoản ship để mình thuê thêm người làm cùng".
Mồ côi cha mẹ và nỗi đau mất tay của chàng shipper 31 tuổi
"Không ai quyết định được bản thân mình sinh ra trong nhà nào nhưng chúng ta quyết định được cuộc đời mình", đó là quan điểm sống của anh Khang.
Từ nhỏ, anh Khang đã mồ côi cả cha lẫn mẹ và sống cùng dì. Hoàn cảnh gia đình khó khăn, anh Khang luôn tự nhận thức điều đó và cố gắng phấn đấu, nuôi mơ ước đi ra ngoài thế giới rộng lớn để học hành rồi trở về xây dựng quê hương sung túc hơn.
Nhưng cuộc đời lắm chữ ngờ! Năm lên lớp 8, trong một lần xách phích nước để chuẩn bị cho một buổi tập trung của trường, anh Khang bị nguồn điện cao thế phóng trúng. Tai nạn xảy đến bất ngờ và đầy đau đớn, anh Khang tỉnh dậy khi thấy đôi tay quấn kín băng trắng. Để đảm bảo tính mạng, các bác sĩ đã cưa cả hai tay anh đến sát tay khuỷa tay và ức chế sự phát triển của cánh tay.
Anh Khang một mình lo mọi công việc từ nhận hàng, giao hàng
Chàng trai 8X với nghị lực sống phi thường
Ngày cưa đi đôi tay, trong đầu anh Khang nghĩ rằng cuộc đời mình sẽ chấm hết từ đây. Chàng trai lúc đó chỉ mới 14 tuổi nhưng chồng chất tâm tư và sự thất vọng. Mất một khoảng thời gian sau, anh Khang mới lấy lại được tinh thần và dần làm quen với sự "trống vắng" của cánh tay.
Anh kể lại: "Ngày đó muốn bê bát cơm còn khó huống chi việc viết bài, giở sách. Nhiều khi nhìn bạn bè mình tủi thân khóc suốt. Nhưng nỗi niềm mong mỏi được ra ngoài kia thôi thúc mình phải cố gắng vì mình biết còn nhiều người khó khăn hơn mình!".
Chính nghị lực sống mãnh liệt, anh Khang đã thực hiện được điều ấp ủ bao lâu khi trở thành chàng sinh viên ngành Khoa học quản lý, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn trong niềm tự hào của làng xóm.
"Lúc mình đỗ đại học ở Hà Nội, hàng xóm mừng như chính con mình thi đỗ vậy! Nhà khó khăn nên mình cũng lo lắng nhưng may sao lại có một người ba nuôi Hà Quốc giúp đỡ" - anh Khang chia sẻ.
Anh Khang ngày tốt nghiệp đại học
Sau khi ra trường, cảm thấy con đường đi không còn phù hợp, anh Khang xin phép gia đình được chọn lựa công việc khác để tự kiếm sống. Anh chọn nghề giao hàng dù nó vất vả, phải "phơi mặt" ngoài đường. Chàng trai 8X cảm thấy vẫn cảm thấy vui bởi nghề này thoải mái, không gò bó, được tiếp xúc với mọi người nhiều mà đặc biệt, số tiền kiếm được đủ để anh trang trải cuộc sống.
Mới ngày nào anh đi giao hàng chẳng ai tin anh làm được, vậy mà đã hai năm trôi qua! Anh Khang rong ruổi không biết bao lần trên các con hẻm, ngõ phố đất Hà Thành. Dù đôi tay ngày teo nhỏ nhưng chàng trai quê Lào Cai vẫn lạc quan với cuộc sống bộn bề: "Chỉ cần bạn nỗ lực, cuộc sống sẽ không phụ bạc!"
Theo kenhsao.net
Trời mưa đi mua trà sữa cho khách rồi bị hủy, tài xế già đau khổ: "Cuộc đời tôi đâu dám uống đồ mắc vậy" Mưa gió lặn lội đi mua đồ, ship cho khách nhưng giữa chừng lại bị hủy. Câu chuyện của người tài xế già nhận được nhiều sự thương cảm của dân mạng. Chuyện bị "bom hàng", trốn không nhận hàng chẳng còn xa lạ với những người bán hàng online. Thời gian gần đây, dịch vụ đặt mua đồ ăn qua app điện...