Mùa hè xanh Học kỳ của những trái tim
Có những điều đơn giản nhưng lại phức tạp, có những điều bình dị nhưng chứa chan nhiều ý nghĩa, có những thứ đến và đi rất nhanh. Song cũng có những thứ vẫn mãi hiện hữu trong tim môi chung ta. Mùa hè xanh là một trong những hoạt động hè vô cùng ý nghĩa của sinh viên bởi nó không đơn thuần chỉ là một chuyến đi xa, mà nó còn là một trong chuỗi các hoạt động mang ý nghĩa xã hội lớn lao và tính nhân văn sâu sắc.
***
Những ngày cuối cùng của năm học cũng đã đến, những sinh viên Trường Đại học An Giang đang háo hức lên đường trở về sum họp cùng gia đình sau những tháng ngày học tập xa nha. Nhưng bên cạnh đó vẫn có nhiều bạn sinh viên, trong đó có bản thân tôi vân hăng hái khoác lên mình chiếc áo xanh tình nguyện để đến với vùng sâu vùng xa, góp sức mình xây dựng quê hương. Đó là chiến dịch Mùa hè tinh nguyên hay còn được gọi với cái tên thân thuộc là “Mùa hè xanh”.
Ảnh minh họa
Đến hẹn lại lên khi cái nắng mùa hè chói chang trên từng sắc lá, khi những kỳ thi căng thẳng tạm gác qua một bên cũng chính là lúc chúng tôi những sinh viên tình nguyện sẽ tạm biệt ghế nhà trường, khoác lên mình màu áo xanh tình nguyện, hăm hở đến vùng đất mới để cống hiến sức trẻ, góp một phần sức mình dựng xây quê hương đất nước. Có nhiều lý do để cac ban sinh viên tìm đến với Mùa hè xanh. Đó có thể là niềm vui giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn và được hiêu biêt hơn vê nhưng giá trị văn hóa dân tộc của Tổ quốc Việt hay mong muốn được trưởng thành qua những chuyến đi. Nhưng cuối cùng mục tiêu chung của những tình nguyện viên là đem sức trẻ, lòng quyết tâm và tinh thần tình nguyện đến giúp đồng bào và các em ở vùng sâu vùng xa. Tôi và đồng đội tôi đã làm được rất nhiều việc: Làm đường giao thông nông thôn, dạy học, sửa nhà cho dân, nạo vét kênh mương, tuyên truyền phap luât… Những chiến sĩ tình nguyện như chúng tôi luôn mang trong mình khẩu hiệu: “Ở dân thương, Làm dân tin, Đi dân nhớ”. Đi là để cảm nhận, để được xa nhà và cung ăn, cung ơ vơi nhân dân, để được bước chân vào nơi xa lạ đem những kiến thức đã học tại giảng đường ưng dung vào thực tiễn cuôc sông. Đó không chỉ mong ước, khát vọng của riêng bất kỳ một chiến sĩ tinh nguyên nao, mà đó chính là mong ước khát vọng chung của tât ca nhưng ngươi lam công tac tinh nguyên. Những chặng đường đi qua trong một mùa chiến dịch sẽ hiện rõ những chuyện buồn, vui, đôi khi là những hiểu lầm vu vơ để rồi đầy ắp nỗi yêu thương.
Nhiệt huyết – sôi nổi có lẽ là hai từ thể hiện rõ nhất không khí và tinh thần của cac ban sinh viên khi tham gia Mùa hè xanh. Và đung như vây, chiên dich Mua he xanh đã và đang thật sự trở thành một chương trình gắn bó không thể thiếu dành cho sinh viên, là cơ hội để thế hệ trẻ có thể trưởng thành hơn qua những cảm nhận trong chuyến đi đầy ý nghĩa này. Lần đầu tiên bước đến vùng đất mới, những căn nhà thật đơn sơ nhưng rất mát mẻ, những con người xa lạ trông thật là bỡ ngỡ nhưng chan chưa nghia tinh, dù đây là lần đâu hay không phai la lân đâu sông xa nhà, nhưng tât cả nhưng chiến sĩ tinh nguyên như chúng tôi luôn tự nhủ sẽ cố gắng hết sức, thích ứng với môi trường mới và quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Những bữa cơm, rau của “đại gia đình” đã gắn kết các anh chị em chiến sĩ với nhau nhiều hơn nữa. Cái không gian xa lạ, bỡ ngỡ ấy dần dần được xua tan không còn hiện hữu ở những ngày tiếp theo bởi sự thân mật, nhiệt tình, đoàn kết của các chiến sĩ với nhau. Hằng ngày, mặc dù những công việc diễn ra trước mắt thật sự vất vả, mệt nhọc nhưng những nụ cười vẫn nở trên môi của từng chiến sĩ tình nguyện. Có lẽ chỉ những ai đã và đang trải qua những ngày của chiến dịch mới hiểu được giá trị của niềm hạnh phúc được đi và được cống hiến, được cảm nhận, được yêu thương và được trưởng thành! Mỗi ngày, bản thân mỗi chiến sĩ trong cac đội tinh nguyên đều nhận thức được hạnh phúc tồn tại ngay trong từng khoảnh khắc mà mình đang sống. Có những niềm vui xen lẫn nỗi buồn. Có những điều rất đỗi bình thường lại chứa chan nhiều ý nghĩa. Có những thứ tưởng như đã khép lại nhưng nó lại bắt đầu mở ra…
Mùa chiến dịch chỉ diễn ra vỏn vẹn gần một tháng là chưa đủ để nói lên điều gì, nhưng chắc hẳn trong môi suy nghi cua các thê hê chiến sĩ tình nguyện đã chât chưa nhiều kỷ niệm và nhiều bài học kinh nghiệm quý báu mà chúng ta không thể học được ở giảng đường, trong đó có bài học đoàn kết, bài học lắng nghe và chia sẻ.
Khi kết thúc mùa chiến dịch những chiến sĩ tình nguyện, những gương điển hình trên cac mặt trận, đại diện cho hàng ngàn hoc sinh, sinh viên, đoàn viên thanh niên Trường Đại học An Giang nói lên tình cảm của mình đã gắn bó với chiến dịch, những kỷ niệm khó quên, những câu chuyện vui, buồn, những khoảnh khắc đáng nhớ. Đối với một số bạn, có thể đây là một chương trình ý nghĩa đầu tiên trong hoạt động tình nguyện của mình, với một số anh chị tình nguyện lớn tuổi hơn, đây có thể sẽ là hoạt động tình nguyện cuối cùng trong quãng đời sinh viên của mình. Nhưng như vậy chưa phải là hết, hành trình thanh niên tình nguyện sẽ không dừng lại, nó sẽ mãi còn là hành trình bất tận trong trái tim những người thanh niên Việt Nam – những con người đã, đang, và sẽ sống cống hiến tuổi trẻ vì cộng đồng, vì quê hương, vì dân tộc.
Theo Iblog
Video đang HOT
Anh chồng lấy nhầm 'khủng long bạo chúa', vợ lột hết lương, mỗi ngày phát cho 50k tiêu vặt
Hội đàn ông thì bênh chằm chặp, thương anh chồng có cô vợ kèn kẹt không tâm lý; hội chị em thì kháo nhau từ mai phải học tập để "lột" sạch tiền chồng, không để cho các anh có cơ hội găm tiền, tụ tập chơi bời vô bổ.
ảnh minh họa
Theo như nhiều chị em chia sẻ, một trong những cái cảm giác sung sướng nhất trong cuộc đời làm vợ, làm bà nội trợ đó chính là... tịch thu tiền của chồng vào mỗi kỳ nhận lương. Nghe thì có vẻ quá đáng nhưng các chị vợ luôn có lý do riêng của mình, và cái chính là hòng kìm kẹp chồng, không để chồng dư giả ăn chơi bậy bạ, rồi sinh tật, sinh hư.
Nhưng nói thì nói vậy, chứ có chị vợ nào nỡ lấy hết lương của chồng mà không cho một ít đồng dằn túi, để đổ xăng, cà phê cà pháo này nọ đâu. Chí ít cũng để cho chồng một hai trăm ngàn mỗi ngày đúng không? Vậy mà cũng có những người vợ mà có lẽ suốt đời này chúng ta cũng không thể hiểu nổi tâm tính của họ đâu, như chị vợ dưới đây chẳng hạn.
"Trấn lột" tiền lương của chồng là một trong những cảm giác sướng nhất của những bà vợ (!?) (Ảnh minh họa)
Chị vợ này tịch thu hết lương cuối tháng của chồng đã đành, mà còn vô lý hơn khi mỗi ngày chỉ phát cho anh ấy đúng 50k để tiêu vặt. Mà ngộ nhỡ hôm nào không có tiền lẻ, đưa chồng chẵn 100k đi làm, đến khi về nhà thì nằng nặc đòi 50k tiền thừa. Anh chồng khốn khổ đó đã chịu hết nổi, nhưng bật vợ nghe chừng không dám, tham thở với bố mẹ cũng không xong vì bố mẹ đã bị vợ "chiêu hàng", thế là anh chỉ còn cách "xả" trên mạng xã hội, than khóc kể khổ hòng kiếm đồng minh.
"Mình và mụ vợ học chung đại học, yêu nhau từ cuối năm 2, giờ thì đã về chung nhà rồi nhưng nó giống như khủng long bạo chúa ấy chứ không phải sư tử đâu.
Mình đi làm thì lương đều đưa cho nó nhưng mình giữ lại khoảng 3 triệu để chi tiêu nhậu nhẹt bạn bè, giờ đây, không hiểu nó đọc ở đâu, xem ở đâu, một ngày đẹp trời, nó hỏi:
- Trước bố mẹ cho chồng bao nhiêu tiền tiêu vặt lúc sinh viên thế? (mắt chớp chớp miệng đớp đớp)
- 1 triệu thôi, anh đi gia sư nên bố mẹ cho vậy, còn dư dả thì tiết kiệm phòng lúc cơ nhỡ, nhưng đến lúc yêu rồi thì có tiết kiệm được đâu.
- À hi hi, từ nay anh cũng chỉ được giữ lại lương 1 triệu thôi nhé, xăng xe cà phê cà pháo thế là quá nhiều rồi đấy, có khi còn thừa tiền đi chơi lung tung í. Mà không được, bây giờ mỗi ngày cho một ít, khi nào đủ 1 triệu thì thôi...
Từ đó, tháng nào cũng chỉ có trong người hơn 1 triệu, nhiều lúc hết tiền, về xin nó tiền đổ xăng thì nó bảo nếu cho 100k, đổ xăng 50k còn đi gái 50k, bắt trả lại 50k bằng được.
Nói thật chứ 5.000 anh em đừng bảo tôi nhu nhược hay gì, vì nếu mà có làm toáng lên là nó lại được thể mách bố mẹ, cả bố mẹ vợ lẫn bố mẹ chồng, mà không hiểu sao bố mẹ tôi còn bảo vệ nó, con mình không thương cơ. Nhiều lúc cũng không hiểu mình có là con của bố mẹ không nữa. Lớn già đầu rồi mà vẫn thấy tủi thân. Đã không có tiền lại còn bị vợ mắng, bố mẹ mắng.
Nay đi tâm sự với thằng bạn mong nó hiểu thì nó còn bảo mình được nhiều hơn nó, thằng đó chỉ được vợ cho 1 tháng 500k, hết thì đưa tiếp, mà chưa bao giờ thấy "đưa tiếp" cả...
Sinh ra làm phận đàn ông đã khổ, lấy nhầm con khủng long bạo chúa còn khổ hơn ấy!".
Các chị vợ hãy dùng chiêu nào hay ho để chồng vui vẻ mà dâng hiến chứ đừng ngang nhiên "trấn lột" tiền mồ hôi nước mắt của các anh như thế, không phục đâu. (Ảnh minh họa)
Vâng! hình ảnh con "khủng long bạo chúa" mà anh chồng trên dùng để nói đến vợ mình cũng hợp lý quá ấy chứ. Trần đời có bà vợ nào mà lại quá quắt như thế kia, mà ki bo tiền mình thì không ai nói, đằng này, tiền mồ hôi nước mắt chồng làm ra, mà nỡ lòng nào "trấn lột", còn ra vẻ thanh cao cho hẳn 50k tiêu mỗi ngày. Có lẽ "sư tử Hà Đông" còn phải bái con "khủng long bạo chúa" này làm sư phụ.
Nhưng nghiêm túc hơn mà nói, cuộc sống gia đình đôi khi cũng cần phải tin tưởng lẫn nhau. Đừng nghĩ quản lý hết tiền của chồng là chồng sẽ không ăn chơi bậy bạ. Này nha, đàn ông một khi đã muốn thì có trói chân họ còn đi được nữa là.
Có bao giờ các chị thử xem ví chồng mình để nhìn thấy vài đồng lẻ mà tự vấn lương tâm không? (Ảnh minh họa)
Mà làm như chị vợ trên có khi còn phản tác dụng, thử hỏi một người đàn ông đã làm chồng nào đó xem, nếu vợ anh ta cứ khó khăn xét nét như thế anh ta có chán không? Có thấy cuộc sống của mình ngột ngạt không? Có đấy, mà có thì họ làm gì để giải tỏa đây, càng ít về nhà và la cà với anh em chiến hữu nhậu nhẹt, ăn chơi chứ sao, chị em nhỉ?
Quay lại câu chuyện, cứ tưởng "khủng long bạo chúa" là một giống loài tiền sử hiếm có khó tìm, vậy mà buồn thay, thông qua bài viết của anh chồng khốn khổ đăng tải trên mạng xã hội. Tự dưng từ đâu lại lòi ra thêm một số người chồng khác, cũng bị những bà vợ "khủng long bạo chúa" trấn lột thảm thương mỗi tháng.
Anh chồng Vũ Anh Vũ chia sẻ về "con khủng long" ở nhà mình, thậm chí còn kinh thiên động địa hơn người vợ trên: "Cái gì cơ, tháng có những một triệu tiền tiêu vặt. Sướng còn không biết đường chứ muốn như nào nữa? Em xin vợ 10 nghìn mua mấy viên kẹo cao su, thừa có 5 nghìn, tính dành dụm đi ngồi net mà về nó lột sạch quần áo, chửi em bảo cầm 5 nghìn đi chơi vớ vẩn ngoài đường. Thôi các bác đừng like, lên top vợ em thấy lại ngủ gầm giường, em lau nốt cái nhà vệ sinh đã. Phận đàn ông là hoa cho người ta hái mà".
Lấy nhầm "khủng long bạo chúa" kèn kẹt tiền nong khổ thật các anh nhỉ? (Ảnh minh họa)
Một anh chàng khác có tên Minh Ngọc thì lắc đầu ngán ngẩm về thảm cảnh của chính mình: "Em cũng khổ tâm lắm, nhà em cũng có nuôi một con khủng long, mà nó chẳng những không cho em tiền tiêu mỗi ngày mà con bắt em trưa nào ở cơ quan cũng phải ăn đồ ăn nó nấu bảo mang theo, đổ xăng nó cũng đi đổ. Lâu lâu anh em rủ rê làm vài ly nó cũng cấm, bắt giữ con cho nó đi mua sắm, em chịu hết nổi rồi, mọi người có cách nào trị chúng nó không?".
Đáp lại lời cầu khẩn "có cách nào trị chúng không?" ở bình luận trên. Anh chồng Phạm Xuân Dũng mếu máo chia sẻ: "Vâng, em cũng từng hùng hổ "thế nào là chỉ được giữ lại ít thôi, lương đứa nào đứa đấy cầm, định trấn lột à, tống cổ ra ngoài bây giờ chứ?". Và thế là em nằm dưới hiên nhà nghe mưa rơi".
Ôi cuộc đời là những niềm đau mà. Xưa nay chị em hay nói với nhau, phận làm đàn bà, sinh ra thì như cách hoa mềm yếu, gió sương vùi dập, khổ ải muôn phần. Nhưng chắc các chị không biết, thiệt thòi nhất phải là phận đàn ông kia kìa, tỉnh táo đi đừng huyễn hoặc mình yếu đuối nữa.
Các anh đã làm gì sai mà phải bị đày ải như thế, từ lúc quen nhau, đã bị các chị véo má ngắt ngực, đến khi về làm chồng thì càng không còn chút thoải mái vui vẻ, tiền tiêu mỗi ngày cũng vỏn vẹn chỉ được 50k, trong khi phải vất vả "cày" sấp mặt mỗi ngày tại công ty. Bởi vì sao và vì ai? Chính là vì các chị đấy, các chị khủng long bạo chúa mà lúc nào cũng nghĩ mình là hoa đấy ạ!
Theo Phununews
Tìm đủ cách bồi bổ cho chồng mà anh vẫn gầy đi mỗi ngày, đến khi biết lý do, tôi gần như chết đứng Tôi ngồi ở chiếc ghế ngay sau anh nên đã nghe được mọi chuyện anh nói. Tất cả những gì chồng tôi và cô gái kia nói khiến tôi quá bất ngờ. Tôi năm nay 30 tuổi, hiện tại đã kết hôn được hơn 5 năm và vợ chồng tôi có một cậu con trai. Chồng tôi làm trong ngành kỹ thuật, còn...