Mùa Hè “lạnh” trong quan hệ kinh tế Nga Trung
Trong khi quan hệ chính trị giữa Nga và Trung Quốc vẫn duy trì sự ấm áp thì những liên kết kinh tế giữa hai cường quốc đang có dấu hiệu nguội dần đi.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong lễ duyệt binh tại Quảng trường Đỏ ngày 9/5/2015 (Nguồn:IndiaTVNews)
Thế chiến thứ hai kết thúc tháng 9/1945… Trước đó 4 tháng, “bóng ma” Đức Quốc Xã cũng đã tuyên bố cáo chung tại châu Âu. Như vậy, Nga và Trung Quốc – những nước chịu nhiều tổn thất nhất trong cuộc chiến – lần lượt kỷ niệm chiến thắng vào đầu và cuối mùa Hè.
70 năm sau, việc Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tham dự lễ diễu binh tại Moscow ngày 9/5/2015 được đánh giá là bước đi nhằm xây dựng một trật tự thế giới mới của Nga và Trung Quốc. Nhân dịp này, lãnh đạo hai nước đã tuyên bố kết hợp “Sáng kiến Con đường tơ lụa mới” và “Liên minh Kinh tế Á – Âu”.
Bốn tháng đã trôi qua và mùa Hè 2015 này, tuy không chấn động như mùa Hè 70 năm về trước, nhưng cũng đang ảnh hưởng sâu sắc đến ổn định kinh tế toàn cầu. Trong bối cảnh đó, việc Tổng thống Nga Vladimir Putin tham dự lễ kỷ niệm chiến thắng phát-xít tại quảng trường Thiên An Môn hôm 3/9 là dịp để đánh giá mối quan hệ giữa Moscow và Bắc Kinh.
Có thể nói, trao đổi kinh tế giữa hai nước trong thời gian qua có phần nguội lạnh đã phản ánh những khó khăn nội tại của mỗi bên. Nếu tình hình này tiếp diễn thì đầu năm sau, kinh tế Nga có thể lâm vào suy thoái thực sự. Đồng Ruble đã suy yếu trong vòng 2 năm qua. Lạm phát ở Nga luôn duy trì ở mức trên 15%, cộng với các lệnh trừng phạt của phương Tây ngày càng gay gắt.
Bất chấp thực tế khó khăn, Tổng thống Putin luôn giữ quan điểm cương quyết trong vấn đề khủng hoảng Ukraine, đồng thời “xoay trục” chiến lược sang châu Á – Thái Bình Dương, tập trung xây dựng quan hệ với Trung Quốc.
Tuy nhiên, cho đến nay, những kết quả Moscow đạt được là không nhiều. Trung Quốc chưa thể thay thế vai trò của phương Tây đối với nền kinh tế Nga, Bên cạnh đó, những liên kết thương mại – đầu tư được hai bên thúc đẩy trong 2 năm qua thậm chí có thể gây ra những phản ứng ngược – nếu nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục giảm tốc.
Đối với dự án “Một vành đai, một con đường” (OBOR), tháng Tư năm nay, Trung Quốc đã đưa ra bản kế hoạch chi tiết và thiết lập một quỹ đầu tư trị giá 40 tỷ USD nhằm hỗ trợ cho các nước tham gia sáng kiến này. Sau nhiều lần do dự, Điện Kremlin đã quyết định kết hợp “Liên minh Kinh tế Á – Âu” (EEU) do Moscow đứng đầu, với sáng kiến OBOR của Bắc Kinh, bất chấp hai sáng kiến này có mục tiêu hoàn toàn khác nhau.
Video đang HOT
Tuy nhiên, bản chất không bền vững của OBOR đã khiến ý tưởng này giống như xây lâu đài trên cát. Nhiều quốc gia đang phải “tranh giành” miếng bánh trị giá 40 tỷ USD và những lời hứa hẹn của Bắc Kinh cũng khó trở thành hiện thực. Từ nay đến năm 2025, Trung Quốc ước tính sẽ dành ra 1.400 tỷ USD đầu tư vào châu Á, thế nhưng nếu nước này sử dụng khoản dự trữ ngoại hối để “cứu” nền kinh tế đang gặp khó khăn, họ sẽ còn bao nhiêu tiền để phục vụ các mục tiêu đối ngoại?
Hiện nay, dự án chung duy nhất giữa EEU và OBOR là đề xuất xây dựng đường sắt cao tốc nối Moscow và Bắc Kinh. Tháng Sáu vừa qua, hai bên đã ký hợp đồng khởi công xây dựng đoạn đầu tiên của tuyến đường này, dài 480 dặm từ Moscow đến Kazan, dự kiến hoàn thành vào dịp diễn ra World Cup 2018. Tuy nhiên, các công ty đường sắt Nga luôn bị chỉ trích về sự không minh bạch, nên dự án nói trên cũng không lấy gì làm chắc chắn cả.
Vốn đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Nga hiện chỉ khiêm tốn ở mức 8 tỷ USD. Bên cạnh đó, thỏa thuận mua bán khí gas trị giá 400 tỷ USD giữa hai nước cũng mới chỉ nằm trên bàn giấy. Hiện tại, tình hình kinh tế khó khăn của Nga khiến các nhà tài chính Trung Quốc e ngại đầu tư vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ của xứ sở bạch dương.
Theo thống kê của The Economist, kim ngạch thương mại Nga – Trung đã sụt giảm 30% trong năm 2015, trong khi trao đổi biên mậu giữa hai bên cũng gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, các nhà kinh tế nhận định kim ngạch song phương Nga – Trung năm nay khó lòng đạt mức 95 tỷ USD như năm 2014, thậm chí còn không thể đạt mức 89 tỷ USD như hồi 2012 và 2013.
Tóm lại, 4 tháng qua đã phản ánh tính chất “ấm áp về chính trị, lạnh giá về kinh tế” trong quan hệ Nga – Trung. Tổng thống Putin vẫn đang tích cực “xoay trục” về châu Á, đa dạng hóa các đối tác như Trung Quốc, Ấn Độ. Tuy nhiên, theo giới quan sát, Điện Kremlin phải tập trung cải thiện quan hệ với phương Tây bởi những liên kết giữa Moscow và các nước châu Á khó có thể đem lại kết quả trong một sớm một chiều.
Theo Quang Chinh/The Diplomat
Thế giới và Việt Nam
Đằng sau việc Trung Quốc cắt giảm 300.000 quân
Tuyên bố cắt giảm 300.000 quân của Trung Quốc có thể vừa là động thái xoa dịu, vừa là bằng chứng cho thấy nước này đang tích cực hiện đại hóa lực lượng.
Quân đội Trung Quốc. Ảnh: AFP
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm 3/9 bất ngờ tuyên bố cắt giảm 300.000 binh sĩ trong lễ duyệt binh kỷ niệm 70 năm kết thúc Thế chiến II ở châu Á.
Xoa dịu
Khi phát biểu trước quảng trường Thiên An Môn, ông Tập khẳng định việc cắt giảm quân số là một cử chỉ hòa bình, tại thời điểm các nước láng giềng ngày càng lo lắng về yêu sách chủ quyền và sức mạnh quân sự của Bắc Kinh.
"Việc công bố cắt giảm nhằm 'bù' cho sự phô diễn lực lượng. Nó giúp làm dịu sự phô diễn sức mạnh", Bloomberg dẫn lời Zhang Baohui, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Á Thái Bình Dương tại Đại học Lingnan ở Hong Kong, nói.
"Đây có thể được xem như là một bất ngờ đáng mừng, bởi ông ấy rõ ràng đã tuyên bố đó là một cử chỉ thiện chí và hòa bình", ông Rory Medcalf, hiệu trưởng Đại học An ninh Quốc gia, thuộc Đại học Quốc gia Australia tại Canberra, nói.
Tuy nhiên, quyết định cắt giảm quân của Bắc Kinh ít có khả năng khiến các quốc gia trong khu vực bớt lo lắng về sức mạnh quân sự ngày một lớn của Trung Quốc. Bởi động thái này là một phần trong chương trình hiện đại hóa, nhằm phân bổ lại nguồn lực của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA).
"Việc cắt giảm sẽ không làm tổn thương khả năng chiến đấu của PLA. Đó là một phần trong gói cải cách để hợp lý hóa PLA và gia tăng khả năng chiến đấu cho lực lượng này", ông Zhang nhận xét.
Hiện đại hóa
Theo Reuters, quân số hiện tại của Trung Quốc là 2,3 triệu người. Đây sẽ là đợt cắt giảm nhân sự quân đội lớn nhất gần 2 thập kỷ qua và dường như cho thấy quyết tâm của ông Tập trong việc theo đuổi kế hoạch tái cấu trúc quân đội, bất chấp kinh tế tăng trưởng chậm lại.
"Trung Quốc thực sự có lẽ cũng không cần một đội quân lớn như họ đang có", ông Medcalf nói. "Nhân sự chiếm chi phí khổng lồ trong ngân sách quốc phòng, lương trong quân đội Trung Quốc đã tăng mạnh trong những năm qua", ông nói. "Do đó, có lý do hợp lý để cắt giảm quân số mà không làm ảnh hưởng tới hiệu quả. Việc này sẽ giúp giải phóng một phần ngân sách để giúp tái cân bằng PLA theo hướng nâng cao năng lực".
Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết trọng tâm việc cắt giảm sẽ là giảm các thiết bị lỗi thời, đơn giản hóa vai trò hành chính và phi chiến đấu, điều chỉnh và hoàn thiện cơ cấu quân sự. Quá trình sẽ cơ bản hoàn thành vào cuối năm 2017. Bộ này khẳng định chi tiêu quốc phòng sẽ không giảm xuống vì Trung Quốc vẫn cần nâng cấp thiết bị cũ và sẽ cần phải chi tiền để hỗ trợ những người phải xuất ngũ trong quá trình này.
Theo NYTimes, ông Tập đang thể hiện quyết tâm đẩy mạnh hiện đại hóa quân đội. Chi tiêu quốc phòng lâu nay vẫn dành nhiều cho lục quân sẽ được chuyển sang các lực lượng hải quân và không quân hiện đại hơn. Đây là những lực lượng cần ít lính hơn nhưng phải được huấn luyện bài bản hơn.
"Việc cắt giảm là bằng chứng cho thấy PLA đang tiến hành hiện đại hóa. Khi các lực lượng vũ trang kết nối tốt hơn và áp dụng các loại vũ khí mới, nhiều nhiệm vụ sẽ được tiến hành bằng máy móc tự động", James Hardy, biên tập viên châu Á Thái Bình Dương của IHS Jane nói.
Ông Taylor Fravel, chuyên gia tại Viện công nghệ Massachusetts và là nhà nghiên cứu quân đội Trung Quốc, cho rằng động thái mới này cho thấy kế hoạch tái cơ cấu quân đội của ông Tập đang diễn ra, dù chính quyền ít công khai chi tiết việc tiến hành kể từ khi những kế hoạch đó được tuyên bố năm 2013.
"Ông Tập sẽ không công khai quy mô đợt cắt giảm nếu chưa có kế hoạch triển khai cụ thể. Do vậy, tuyên bố này cho thấy nước này chắc chắn đang triển khai cải cách", ông Fravel nhận định. "Lục quân có khả năng chịu nhiều ảnh hưởng nhất từ đợt cắt giảm. Tuy nhiên, những lần cắt giảm trước thường nhằm giảm bớt các tầng nấc chỉ huy và tham liêu trong PLA".
Bonnie S. Glaser, cố vấn về châu Á của Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (CSIS), cho rằng việc cắt giảm nhân sự là một phần trong nỗ lực giúp quân đội hiệu quả và chuyên nghiệp hơn. "Trong thập kỷ qua, quân đội Trung Quốc đã tiến xa hơn bất kỳ quân đội nào khác, nhưng không ai hiểu rõ về những thiếu sót của PLA hơn chính Trung Quốc", bà Glaser khẳng định.
Theo chuyên gia này, PLA vẫn phải đổi mặt với những thách thức lớn, bao gồm nâng cấp vũ khí và huấn luyện binh sĩ. "Không ai biết làm thế nào quân đội Trung Quốc có thể sánh được với những gì Mỹ đang có. Nhưng họ rõ ràng đang thu hẹp khoảng cách", chuyên gia này nhấn mạnh.
Ông Tập không cung cấp chi kế hoạch cắt giảm nhân sự, và không loại trừ khả năng việc này sẽ được thực hiện bằng cách cho giải ngũ thông thường, hoặc giảm số lượng gọi nhập ngũ. Nhưng tại thời điểm tăng trưởng kinh tế đang chậm lại, việc giảm số lượng lính có thể làm gia tăng áp lực lên chính phủ.
Bắc Kinh sẽ chịu áp lực phải sắp xếp việc làm cho các binh sĩ giải ngũ, khi nhiều người có kỹ năng làm việc hạn chế. Trước đây, các sĩ quan và quân nhân giải ngũ thường không mấy vui vẻ với triển vọng về nghề nghiệp và phúc lợi, và từng biểu tình bên ngoài các cơ quan chính phủ.
Hoàng Nguyên
Theo VNE
Nhật thất vọng với phát biểu của ông Tập Cận Bình trong lễ duyệt binh Nhật bày tỏ sự thất vọng trước bài phát biểu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong lễ duyệt binh ngày 3.9 vì chứa đựng những lời lẽ chỉ trích Tokyo thay vì hòa giải như mong muốn của 2 nước. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu trong ngày lễ mừng 70 năm đánh thắng Nhật - Ảnh:...