Mùa hè đến, mẹ có nên cho con ăn kem hay không? 9 hiểu lầm các mẹ dễ mắc phải khi chăm con trong mùa hè
Mùa hè đến rồi, nhiều mẹ cảm thấy băn khoăn không biết có nên cho con ăn kem hay không. Họ sợ con có thể bị đau họng hoặc cảm lạnh sau khi ăn kem.
Đối với những người lần đầu làm mẹ, họ luôn có những băn khoăn, thắc mắc nhất định khi chăm con. Hãy cùng lắng nghe giải đáp về các thắc mắc này nhé!
1. Tôi có thể cạo trọc đầu cho con không?
Mùa hè đến rồi, nhiều bậc cha mẹ cạo trọc đầu để cho con mát hơn nhưng lại không biết rằng đây là việc làm lợi bất cập hại. Da đầu trẻ rất mỏng manh. Cạo trọc đầu dễ làm tổn thương các nang tóc và da đầu của trẻ. Mẹ có thể cắt tóc ngắn cho trẻ nhưng hãy để lại 1-2 cm tóc tính từ da đầu của bé.
2. Tôi có thể sử dụng sữa tắm cho con mỗi ngày không?
Trong tiết trời mùa hè, trẻ ra nhiều mô hôi nên nhiều mẹ băn khoăn không biết có nên dùng sữa tắm cho bé hàng ngày hay không. Trên thực tế, làn da của bé rất mỏng manh và mềm mại, mẹ nên tắm cho trẻ bằng nước sạch. Nếu da bé quá bẩn, mẹ nên dùng sữa tắm cho trẻ 1 tuần 1 lần là được.
3. Mẹ có nên cho bé nằm điều hòa hay không?
Nhiều bậc phụ huynh lo lắng rằng cho trẻ nằm điều hòa sẽ khiến bé bị lạnh, dễ bị ho, sốt. Nhưng trong mùa hè nắng nóng, nếu không bật điều hòa, bé dễ bị rôm sảy, có thể ảnh hưởng đến cuộc sống, việc ăn ngủ, vận động của trẻ. Nếu thời tiết quá nóng, mẹ nên bật điều hòa cho bé. Bạn hãy điều chỉnh để hướng gió không phả thẳng vào bé và nhiệt độ trong phòng không quá thấp so với môi trường bên ngoài.
4. Trẻ sơ sinh có được ăn kem không?
Bé trên 1 tuổi có thể ăn kem trong mùa hè. Tuy nhiên, mẹ không nên cho bé ăn quá nhiều.
Video đang HOT
5. Trẻ sơ sinh uống trà thảo mộc được không?
Đường tiêu hóa của trẻ sơ sinh khác với người lớn, khả năng chịu đựng cũng khác. Bạn hãy hỏi ý kiến bác sỹ trước khi cho trẻ uống trà thảo mộc. Bạn không nên tùy ý cho trẻ dưới 3 tuổi uống trà thảo mộc.
6. Mẹ có nên cho trẻ đi tất vào mùa hè hay không?
Vào mùa hè, nhiều bà mẹ vẫn muốn cho trẻ đi tất vì sợ bé bị lạnh, bị ho. Trên thực tế, đôi chân là bộ phận có chức năng tản nhiệt trên cơ thể con người. Vì vậy, việc đi tất trong mùa hè cho con là điều hoàn toàn không cần thiết.
7. Có nên mặc quần hở đáy cho bé?
Quần hở đáy không đảm bảo vệ sinh vùng kín của trẻ, đặc biệt là trẻ thích bò dưới đất. Mặc quần hở đáy khiến các vi trùng, vi khuẩn dễ xâm nhập vào vùng kín của trẻ.
8. Mẹ có nên cho trẻ uống thêm nước vào mùa hè?
Nhiều bậc cha mẹ không biết rằng bé dưới 6 tháng tuổi không cần uống nước. Điều này là do lượng nước trong sữa mẹ đã đủ yêu cầu của bé. Trong mùa hè, nếu bé đổ mồ hôi nhiều, bạn có thể cho bé bú nhiều hơn. Trẻ trên 6 tháng cần được bổ sung nước hợp lý.
9. Trẻ có cần được bổ sung canxi khi đổ mồ hôi không?
Vào mùa hè, bé đổ mồ hôi trộm không phải do suy nhược cơ thể hay thiếu canxi mà nguyên nhân chính là do nhiệt độ trong nhà cao hoặc người mặc mặc quá nhiều quần áo. Vì cơ thể bé trao đổi chất nhanh hơn nên dễ đổ mồ hôi, mẹ nên hạ nhiệt độ điều hòa xuống 1 độ.
6 tuần đầu tiên trong đời, các em bé sẽ ăn - ngủ - thức liên tục, không có chuyện ngủ xuyên đêm
Biết được sự thật này, các mẹ nuôi con nhỏ, đặc biệt là những người lần đầu làm mẹ sẽ bớt stress hơn và biết cách tự thích nghi với nếp sinh hoạt của con.
Khi mới mang thai, hẳn là bà mẹ cũng sẽ tưởng tượng ra khoảnh khắc yên bình con nằm ngủ ngoan trong khi bạn tranh thủ đọc sách, tập yoga hay trò chuyện với bạn bè qua điện thoại. Nhưng tưởng tượng thì sẽ mãi là tưởng tượng. Vì thực tế thì không có đứa trẻ nào chịu ngủ ngon ngay từ khi mới chịu đời. Và thói đời là có mẹ ở bên cạnh thì không sao, chứ mẹ đứng lên đi vệ sinh, đi tắm hay làm một việc gì đó là y như rằng con sẽ tỉnh dậy và khóc ngay.
Để các mẹ không quá bỡ ngỡ trong những năm tháng chăm con, Giám đốc Trung tâm chuyên chăm sóc sức khỏe trẻ sơ sinh Early Year ở Peterborough (Anh), bà Kellie Walden chia sẻ: "Các cha mẹ hầu như đều vạch ra kế hoạch con sẽ ăn ngủ như thế nào. Nhưng trẻ sơ sinh rất "cá tính". Các bé sẽ tự quyết định mình nên ngủ lúc nào, ngủ bao lâu và ngủ ở đâu".
Bà Kellie cũng cho biết thêm là trong 6 tuần đầu tiên, trẻ sơ sinh không có khái niệm ngủ ngắn vào ban ngày và ngủ giấc dài vào ban đêm. Các bé sẽ ăn - ngủ - thức liên tục cả ngày lẫn đêm, và đẩy cha mẹ vào thế bị động vì mọi nhu cầu của bé thay đổi xoành xoạch không theo một thói quen nào. Điều này là hoàn toàn bình thường, bạn đừng nên quá lo lắng.
Trong 6 tuần đầu tiên, trẻ sơ sinh không có khái niệm ngủ trưa. Em bé sẽ ăn - ngủ - thức liên tục cả ngày lẫn đêm (Ảnh minh họa).
Và bắt đầu từ tuần thứ 6 trở đi, các em bé sẽ có những thay đổi trong giấc ngủ tùy theo từng giai đoạn:
1. Từ 6 tuần đến 3 tháng
Theo Tiến sĩ Shelly Weiss - công tác tại khoa Thần kinh Nhi thuộc Bệnh viện Toronto (Canada), nhiều trẻ ở độ tuổi này vẫn chưa có khái niệm ngủ giấc dài vào ban đêm và giấc ngắn vào ban ngày. Bé có thể ngủ suốt ngày đêm vì bé cần thế hoặc có bé sẽ ngủ ngày cày đêm. "Điều quan trọng là bạn phải đi theo xu hướng ngủ thức tự nhiên của trẻ. Theo thời gian, con sẽ bắt đầu ngủ nhiều hơn vào ban đêm" , Tiến sĩ Shelly cho biết.
Để giúp con phân biệt về thời gian, Tiến sĩ Shelly khuyên rằng nên mở cửa sổ hoặc đèn ngay cả khi bé ngủ vào ban ngày và tắt hết đèn để phòng tối yên tĩnh vào ban đêm dù bé đang thức. Điều này sẽ giúp trẻ dần dần phân biệt được ngày và đêm.
2. Từ 3 - 6 tháng tuổi
Khi được 4 tháng tuổi, trẻ bắt đầu ngủ cố định 2 giấc vào ban ngày: buổi sáng và buổi trưa (Ảnh minh họa).
Khi được 4 tháng tuổi, nhiều trẻ bắt đầu hình thành thói quen ngủ hai giấc vào ban ngày, bao gồm 1 giấc vào giữa buổi sáng và 1 giấc vào buổi chiều. Đồng thời thời gian ngủ vào ban đêm của trẻ cũng dài hơn. Tuy nhiên, "cũng có một vài trẻ thích ngủ và trẻ ngủ suốt cả ngày rồi đêm thức chơi. Điều này cũng hết sức bình thường", Tiến sĩ Shelly nói.
3. Từ 6 -12 tháng tuổi
Lúc này thì cha mẹ đã có thể sắp xếp lịch ngủ trưa cho con rồi. Bây giờ thì hầu hết trẻ đều đã chuyển sang ngủ hai giấc vào ban ngày với tổng thời gian ngủ là 2 - 3 giờ.
Để con đi ngủ dễ dàng, cha mẹ nên bắt đầu bằng việc kể chuyện hoặc hát cho con nghe. Bên cạnh đó, bạn cũng nên rèn con ngủ mà không cần ngậm ti hay bình sữa hoặc đu đưa qua lại. Hãy cho con một món đồ chơi nhồi bông nhỏ xíu để bé tự trấn an khi đi ngủ.
Trong trường hợp trẻ không chịu ngủ do mải chơi thì thỉnh thoảng bạn có thể linh hoạt cho con ngủ muộn hơn một chút cũng được. Nhưng bà Kellie vẫn khuyên rằng cha mẹ nên giảm bớt trò chơi từ từ để khi đến giờ đi ngủ, con cũng không còn ham chơi nữa.
4. Từ 1 - 2 tuổi
Khi được 1 tuổi, nhất là khi được 18 tháng, nhiều trẻ sẽ chỉ ngủ một giấc vào ban ngày nhưng cha mẹ nên lưu ý thời gian ngủ của trẻ phải từ 2 - 3 giờ.
Bà Kellie chia sẻ: "Bạn cần cố gắng rèn con ngủ một giấc buổi trưa, vì nếu duy trì ngủ 2 giấc vào ban ngày sẽ khiến con khó ngủ vào ban đêm. Bạn có thể bỏ qua giấc ngủ buổi sáng của con, sau đó cho trẻ ăn trưa vào lúc 10 giờ 30 rồi cho con đi ngủ. 11 giờ 30 cho con đi ngủ và giấc ngủ này sẽ kết thúc vào khoảng tầm 2 giờ chiều. Như vậy là trẻ sẽ có một buổi chiều tỉnh táo và tối sẽ đi ngủ sớm".
Nếu cha mẹ thấy con mình đã bỏ giấc ngủ trưa rồi mà giờ đột nhiên lại bắt đầu ngủ vào ban ngày thì nên đưa con đi khám bác sĩ (Ảnh minh họa).
5. Từ 2 - 4 tuổi
Mỗi đứa trẻ đều có một nhu cầu khác nhau. Có trẻ 2 tuổi đã bỏ giấc ngủ trưa, nhưng có bé 4 tuổi vẫn cần phải ngủ một giấc vào ban ngày. Điều quan trọng là bạn phải nhận thức được nhu cầu của con mình.
"Nếu bạn thấy con mình đã bỏ giấc ngủ trưa rồi mà giờ đột nhiên lại bắt đầu ngủ vào ban ngày thì nên đưa con đi khám vì đó là dấu hiệu cho thấy trẻ có thể bị trầm cảm, rối loạn giấc ngủ hoặc một bệnh gì đó" , Tiến sĩ Shelly lưu ý.
Cô bé 9 tuổi tử vong chỉ vì... liếm một cây kem Kem là món khoái khẩu của nhiều trẻ em. Tuy nhiên, một cô bé 9 tuổi người Anh đã tử vong chỉ vì liếm một cây kem. Bé Habiba Chishti, 9 tuổi, đã tử vong vì dị ứng sau khi liếm một cây kem - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK Bé Habiba Chishti (9 tuổi) sống với gia đình ở hạt West Yorkshire (Anh)....