Mùa hè – đề phòng trẻ bị tiêu chảy cấp
Tiêu chảy là một trong những bệnh về đường tiêu hóa thường gặp nhất ở trẻ em, nhất là vào mùa hè. Nếu chuyển sang giai đoạn tiêu chảy cấp, bệnh rất dễ lây lan , có nguy cơ gây suy dinh dưỡng và tử vong ở trẻ nếu không được chăm sóc và điều trị đúng.
Hệ tiêu hóa tốt sẽ giúp trẻ thông minh và khỏe mạnh
Vì sao tiêu chảy cấp lại nguy hiểm cho trẻ?
Tiêu chảy cấp có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng 80% trong số đó xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi. Khi trẻ đi ngoài phân lỏng hơn bình thường, phân nước có máu hoặc phân nhầy lẫn máu, trên 3 lần mỗi ngày là đã bị tiêu chảy. Nếu diễn ra từ 5 – 7 ngày đó là bệnh tiêu chảy cấp. Nếu xảy ra trên 2 tuần là tiêu chảy mạn tính.
Trẻ bị tiêu chảy cấp, khuôn mặt sẽ trở nên xanh xao, đầy bụng, ăn kém hoặc bỏ ăn, nôn kéo theo đó là triệu chứng đổ mồ hôi lạnh. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến người bệnh nhanh chóng bị mất nước, điện giải, suy tuần hoàn, truỵ tim mạch và tử vong nhanh nếu không được điều trị kịp thời.
Nguyên nhân gây tiêu chảy trong mùa hè
Mùa hè, nhiệt độ cao khiến thực phẩm dễ bị lên men và bị các loại vi khuẩn, nấm làm hỏng. Mặt khác, thời tiết nắng nóng tạo điều kiện cho ruồi, muỗi, chuột, gián, kiến… sinh sôi nên càng dễ làm lây lan các mầm bệnh đường tiêu hóa, đặc biệt là tiêu chảy cấp.
Khi cac vi khuân co hai xâm nhâp vao đương ruôt, nêu chung manh hơn hoặc sức đề kháng cơ thể kém, chúng se lân at cac vi khuân co lơi va tiêt ra đôc tô gây tiêu chay. Nêu không đươc điêu tri hơp ly, tre se bi “mât nươc”, có thể dẫn đến tử vong. Các công trình nghiên cứu về bệnh tiêu chảy đã chứng minh có tới 70% số tử vong là do mất nước. Số còn lại do các nguyên nhân nhiễm độc, viêm phổi…
Ngoai ra, tiêu chay cấp cung lam rôi loan cac chât khoang trong cơ thê, khiến trẻ mệt mỏi, không muốn ăn, nguy cơ bị suy dinh dưỡng theo đó cũng tăng cao. Cơ thể không đủ sức chống lại dịch bệnh càng làm cho tiêu chay diễn biến phức tạp va ngày càng kho kiêm soat.
Phòng và trị tiêu chảy cấp
Video đang HOT
Để giải quyết vấn đề tiêu chảy ở trẻ em, ngoài bù nước, chất điện giải, tích cực cho trẻ ăn đủ chất dinh dưỡng, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) còn yêu cầu bắt buộc phải bổ sung Kẽm liên tục trong vòng 14 ngày cho toàn bộ trẻ dưới 5 tuổi bị tiêu chảy. Việc làm này sẽ giảm số lần và số ngày tiêu chảy ở trẻ; giúp trẻ ăn ngon, tăng sức đề kháng và hạn chế các bệnh nhiễm trùng.
Bên cạnh đó, phụ huynh cần phải đậy kỹ đồ ăn, thức uống. Tuyệt đối chỉ con trẻ ăn các thức ăn đã được nấu chin và thường xuyên rửa tay cho trẻ bằng xà phòng.
Các chuyên gia cho biết: Hiện nay có rất nhiều chủng probiotics có khả năng điều trị chứng tiêu chảy như Bifidobacterium BB12, Lactobacillus và Streptococcus. Các nhóm vi khuẩn này đều giúp kiểm soát không cho các vi khuẩn có hại phát triển. Tuy nhiên, do Lactobacillus, Streptococcus lên men được nên có thể bổ sung bằng cách ăn sữa chua để điều trị rối loạn tiêu hóa. Còn với Bifidobacterium BB12 – mặc dù là chủng chiếm số lượng lớn nhất và là thành phần chính quyết đinh việc thiết lập hệ cân bằng vi sinh đường ruột nhưng lại không thể lên men. Vì vậy, cần bổ sung chủng vi khuẩn có lợi BB12 bằng cách uống trực tiếp thông qua sản phẩm Cốm vi sinh Ích Nhi để nhanh chóng thiết lập lại sự cân bằng của hệ vi sinh đường ruột, giúp tăng sức đề kháng của hệ tiêu hóa nhằm loại bỏ các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn, ký sinh trùng giúp trẻ nhanh khỏi bệnh.
Vân Anh
Theo TNO
Bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ và cách điều trị
Tiêu chảy cấp ở trẻ em nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm. Tình trạng kéo dài làm cơ thể không hấp thu được chất dinh dưỡng và cơ thể suy nhược giảm miễn dịch.
Tiêu chảy cấp ở trẻ em là hiện tượng trẻ đi đại tiện nhiều lần (3 lần/ngày) và tính chất phân thay đổi như đi phân loãng, nhiều nước.
Tiêu chảy cấp làm cơ thể trẻ suy nhược giảm miễn dịch.
Nguyên nhân
Tiêu chảy cấp thường do ăn phải thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn hoặc tiếp xúc với phân của người mắc bệnh tiêu chảy cấp.
Triệu chứng
- Trẻ bị sốt cao đột ngột 39 - 40 độ C gây co giật
- Đi ngoài 10 - 15 lần/ngày
- Phân lỏng, nhiều nước có mùi chua nhiều khi có nhầy máu
- Nôn liên tục hoặc vài lần trong ngày, thường nôn sau khi ăn
- Trẻ biếng ăn hơn, uống nhiều nước, tiểu ít
- Có thể có các biểu hiện về viêm đường hô hấp như ho, chảy mũi, khám thấy viêm họng cấp, phát ban.
ở trẻ em cần được điều trị kịp thời tránh nguy hiểm.
Điều trị
- Bồi phụ nước điện giải bằng đường uống, tiêm truyền tĩnh mạch hoặc dùng ống thông mũi- dạ dày.
Một số dung dịch để uống: ORS 1 gói pha trong đúng 1 lít nước sôi để nguội cho uống trong một ngày. Nếu chưa có sẵn gói Oresol, có thể dùng 1 thìa cà phê muối (3,5g), 8 thìa cà phê đường (40g) pha vào 1 lít nước hoặc dùng bột gạo nấu thành nước cháo: bột gạo 50g (5 thìa canh), muối 3,5g (1 thìa cà phê), 1 lít nước; đun sôi 2-5 phút. Cho thêm vài thìa nước quả vào cháo để bổ sung kali.
Một số dung dịch tiêm truyền: huyết thanh 9, glucoza 5%, lactat Ringer...
- Dinh dưỡng: không nên kiêng khem tránh thiếu hụt chất dinh dưỡng. Ngay sau khi bồi phụ nước điện giải, có thể cho trẻ bú và ăn ngay. Những trẻ nuôi bằng sữa bò sau khi bù đủ nước điện giải, cho trẻ ăn sữa loãng hơn bình thường hoặc cho ăn sữa pha với oresol (1/3 sữa pha với 2/3 ORS). Dần dần cho ăn theo chế độ bình thường, khi trẻ khỏi bệnh, mỗi ngày cho ăn thêm một bữa trong một tuần để lấy lại sức.
- Kháng sinh: chỉ nên dùng trong một số trường hợp : ampicillin, sunphamethoxazole hoặc acid nalidicique...
Phòng bệnh tiêu chảy cấp
Để phòng tránh tiêu chảy ở bé, các bậc cha mẹ nên lưu ý:
- Nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu để tăng cường hệ thống miễn dịch cho bé
- Cho ăn bổ sung kèm theo bú, không nênn cho trẻ bú chai, ngậm bình hoặc ngậm vú giả
- Xây dựng tập quán ăn tốt cho trẻ bằng cách cho tập cho trẻ thói quen rửa tay trước khi ăn
- Sử dụng nguồn nước sạch, chế biến và bảo quản thức ăn hợp vệ sinh.
Theo Đời Sống Pháp Luật
Vì sao không nên uống nước đá vào mùa hè? Uống lạnh quá mức cho phép sẽ làm cho các vi mạch máu trong dạ dày, ruột co thắt lại, dẫn đến niêm mạc thiếu máu,... Mùa hè nắng nóng, khi lao động, tập luyện, đi lại... mồ hôi ra nhiều làm cho chúng ta rất khát nước. Vừa nóng vừa khát nên ai cũng thích uống một cốc nước đá vì nghĩ...