Mùa hè, coi chừng nguy kịch tính mạng vì côn trùng đốt
Sốt do côn trùng đốt là căn bệnh khá phổ biến trong mùa hè, thường gặp nhất tại các vùng quê có nhiều bụi rậm, là nơi sinh sống của các loài côn trùng mò thuộc họ ve. Các loài côn trùng này gây sốt kéo dài, thậm chí nguy kịch tính mạng.
Vết đốt do côn trùng gây nên. Ảnh H.Hải
Thời gian gần đây, tại BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương tiếp nhận nhiều bệnh nhân sốt cao dài ngày, mệt mỏi, vàng da toàn thân do côn trùng đốt. Đáng chú ý có những bệnh nhân còn bị biến chứng nhiễm trùng huyết, viêm phổi… từ những nốt đốt tưởng như vô hại của côn trùng. Phần lớn các bệnh nhân khi nhập viện đều không biết, hoặc chủ quan dù thấy nốt côn trùng đốt.
Nằm điều trị tại khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp đã được 6 ngày, nhưng bà Phạm Thị Nhiệm (68 tuổi ở Mỹ Đức, Hà Nội) vẫn còn rất mệt mỏi, vàng da toàn thân, men gan tăng. Trước thời điểm nhập viện, bà Nhiệm sốt liên tiếp 1 tuần liền, được chẩn đoán sốt vi rút điều trị không đỡ. Thấy người càng lúc càng mệt mỏi, bệnh viện Mỹ Đức đã chuyển bệnh nhân lên BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị sốt do côn trùng đốt và đã phát hiện bà bị mắc bệnh truyền nhiễm cấp tính do rickettsia gây nên; trung gian truyền bệnh là ấu trùng mò.
TS Nguyễn Xuân Hùng, Trưởng khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp, BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, sốt do côn trùng mò, ve đốt không phải là hiện tượng lạ. Ngược lại, đây là căn bệnh khá phổ biến trong mùa hè, thường gặp nhất tại các vùng quê có nhiều bụi rậm, là nơi sinh sống của các loài côn trùng mò thuộc họ ve. Khi bị côn trùng mò thuộc họ ve đốt, người bệnh thường có biểu hiện sốt kéo dài 2-3 tuần, kèm theo có loét ở vùng da bị đốt, nổi hạch toàn thân và nổi ban. Trên thực tế, bệnh thường dễ bị bỏ qua, chẩn đoán nhầm nếu không quan sát, khám kỹ, không phát hiện được vết đốt trên cơ thể người bệnh.
Video đang HOT
Dễ chẩn đoán nhầm sốt vi rút
Theo BS Nguyễn Trung Cấp, Phó trưởng khoa Cấp cứu, BV Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, sốt do ấu trùng mò đốt dễ chẩn đoán nhầm, bởi dấu hiệu sốt, sốt cao kéo dài và dai dẳng, rất giống với biểu hiện của sốt vi rút. Chỉ đến khi diễn tiến nặng lên, có biểu hiện vàng da, tổn thương da… thì mới thấy bất thường và nghĩ đến những khả năng khác. Thực tế các ca bệnh nhập viện, đa phần đều không để ý đến nốt côn trùng, không nghĩ một vết đốt lại khiến những người lớn khỏe mạnh phải nhập viện. Trong khi đó, bề bệnh học, sốt do ấu trùng mò đốt có thể gây những bệnh cảnh nặng như tình trạng nhiễm trùng huyết vơi suy sụp đa phủ tạng. Các bác sĩ cảnh báo, có nhiều trường hợp suy đa phủ tạng thậm chí tử vong khi bệnh nhân không phát hiện và điều trị kịp thời.
Vì thế, trong mùa hè này, nếu thấy bỗng dưng sốt cao kéo dài, dai dẳng người dân cần nghĩ đến nguy cơ côn trùng đốt để đi khám. Người bệnh cũng nên tự kiểm tra trên cơ thể, nếu thấy các vết đốt màu đen trên nền da màu hồng bị viêm tấy kèm sốt kéo dài thì cần đến khám ngay tại các cơ sở y tế, tránh để diễn biến kéo dài có thể gây vàng da, tổn thương gan, thậm chí có biến chứng nặng dẫn đến nhiễm trùng huyết, suy phủ tạng… đe dọa tính mạng.
Tại BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương mỗi năm tiếp nhận điều trị khoảng 150 trường hợp bị sốt do các loại côn trùng như mò, ve đốt. Từ đầu năm đến nay, bệnh viện tiếp nhận trên 20 ca bệnh do bị loài côn trùng này đốt. Bệnh nhân chủ yếu đến từ các tỉnh vùng cao, trung du như Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Lạng Sơn…
Theo D.Hải
Sức khỏe đời sống
Tai họa do côn trùng
Khởi đầu chỉ là một nốt nhỏ, ngứa, nhưng nếu xử trí không đúng thì có thể trở thành cửa ngõ cho vi khuẩn xâm nhập gây bội nhiễm, viêm cơ thậm chí đe dọa tử vong do gây nhiễm trùng huyết.
Vết chích nhỏ, ổ mủ lớn
Nhập viện trong tình trạng bắp đùi bên phải sưng to, tấy đỏ lan rộng, toàn thân sốt nóng, chị T. (37 tuổi, ở Hà Nội) gần như không đi được. Theo chị T. thuật lại, nguyên nhân gây nhiễm trùng nặng khởi đầu chỉ là một vết ngứa do côn trùng. "Buổi tối ba ngày trước nhập viện, lúc ở nhà tôi bị ngứa phía sau bắp đùi và gãi. Tại chỗ ngứa có một nốt rất nhỏ, bằng đầu bút bi, hơi mọng nước. Sáng hôm sau, tôi vẫn bị ngứa nhưng nốt nhỏ đó đã chuyển màu trắng mưng mủ vàng. Thấy vậy tôi lấy tay nặn ra. Một ngày sau đó vết ngứa đã sưng tấy, xung quanh là quầng đỏ lan rộng". Vết sưng nhanh chóng loang ra một bên bắp đùi. Cảm giác đau nhức, nóng không thể cử động được một bên chân.
Bác sĩ Nguyễn Đàm Chính, công tác tại Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai, lưu ý: "Vết gãi ngứa làm xây xước tổn thương bề mặt da khiến cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập, tạo nên ổ mủ, gây bội nhiễm nặng nề". Với bệnh nhân T., từ nốt nhỏ do côn trùng đốt ban đầu, khi nhập viện vết ngứa đã trở thành ổ viêm lan rộng (viêm mô tế bào), phải nhập viện điều trị. "Thậm chí đã có những trường hợp ban đầu là côn trùng đốt sau đó bội nhiễm, vi khuẩn chui vào máu gây nhiễm khuẩn huyết, nguy hiểm cho tính mạng và điều trị khó khăn hơn nhiều", bác sĩ Chính cho biết.
Trường hợp bội nhiễm do côn trùng đốt - Ảnh: Ngọc Thắng
Cần điều trị đúng cách
Bệnh viện Da liễu Hà Nội tiếp nhận nhiều trường hợp viêm da do tiếp xúc do côn trùng. Có trường hợp bệnh nhân nam đến khám với vết sưng tấy, nhiễm trùng da phía bên trong của cánh tay. "Tôi bị nốt ngứa trong khi đi du lịch cùng gia đình. Lúc đầu chỉ là cảm giác ngứa nên gãi và có hiện tượng hơi sưng đỏ. Sau đó 2 ngày không những không bớt ngứa mà còn sưng tấy hơn. Tôi có ra hiệu thuốc, được hướng dẫn bôi thuốc mỡ, nhưng vết gãi nhanh chóng sưng to, có ổ mủ, người gây gây sốt nên đến bệnh viện khám", bệnh nhân thuật lại.
Theo TS-BS Nguyễn Minh Quang, Phó giám đốc Bệnh viện Da liễu Hà Nội, viêm da tiếp xúc do côn trùng là bệnh thường gặp, đặc biệt vào dịp xuân - hè. Khi bị côn trùng đốt, cần rửa vết ngứa bằng nước sạch để giảm nồng độ độc tố, giảm nồng độ chất tiết của côn trùng. Tránh gãi vì việc này càng làm cho chất tiết lan rộng, tổn thương thêm bề mặt da tăng nguy cơ bội nhiễm. Vết gãi không được giữ vệ sinh là điều kiện rất thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập, gây bội nhiễm.
Các bệnh nhân bị viêm da tiếp xúc do côn trùng hoặc bị côn trùng đốt cần đến gặp bác sĩ khám. Tổn thương sẽ có nhiều dạng khác nhau và phải được thăm khám kỹ lưỡng. Không nên bôi thuốc theo lời bày vẽ của người khác, không tự ý dùng thuốc khi chưa được bác sĩ thăm khám. Ví dụ, một nốt phỏng nước hoặc vết loét mà được bôi thuốc mỡ thì dễ dẫn đến bám dính, tróc vảy vết thương và lan rộng vết loét.
Trong trường hợp vết côn trùng đốt gây ổ mủ, gây sốt, cần được điều trị kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.
Liên Châu
Theo TNO
Không béo vẫn có thể bị rối loạn mỡ máu Tôi 45 tuổi, nặng 62kg, thể trạng bình thường, không béo. Vậy mà trong đợt khám sức khỏe do cơ quan tổ chức vừa qua bác sĩ lại phát hiện tôi bị rối loạn mỡ máu. Xin quý báo tư vấn giúp. Hoàng Văn Hải (Lào Cai). Người bệnh rối loạn mỡ máu nên ăn thực phẩm giàu chất xơ. Ảnh: MH Thông...