Mùa hanh khô, bác sĩ cảnh báo gặp hoạ khi hút mũi cho trẻ
Thời tiết thay đổi thất thường, trẻ nhỏ rất hay bị sổ mũi, nghẹt mũi, tắc mũi. Tuy nhiên, nhiều trường hợp bố mẹ không biết cách xử lý nên “vô tình” khiến trẻ gặp họa.
Từ bỏ thói quen tự hút mũi, rửa mũi cho trẻ tại nhà
Các bác sĩ cảnh báo việc hút mũi thường xuyên khiến niêm mạc mũi có thể bị tổn thương và nhiễm khuẩn khi hút mũi nhiều và hút mũi không đúng cách.
Gần hai tuần nay, bé Quốc Tuấn, 15 tháng tuổi (ở D4, Nghĩa Tân, Hà Nội) lúc nào cũng trong tình trạng “thò lò mũi xanh”. Chị Phương – mẹ bé cho biết, dù đã tích cực nhỏ nước muối sinh lý vào mũi cho con nhưng tình trạng của bé không có dấu hiệu thuyên giảm. Nghe người bạn mách dùng xilanh bơm nước muối loãng vào mũi con có thể khiến các dịch bẩn “trôi” ra ngoài hết, chị Phương lập tức mua xilanh về áp dụng ngay.
Lần đầu tiên bơm xi lanh rửa mũi cho con, chị rất mừng vì quả thực, dịch gỉ mũi “tuôn” ra ào ào. Ngày nào chị Phương cũng rửa mũi cho bé 2 lần, sáng và tối. Đến ngày thứ ba, do bơm hơi mạnh tay, bé Tuấn gào khóc và ho sặc sụa, da và môi tái lại.
Quá sốt ruột, vợ chồng chị đưa con đến viện khám thì mới biết, bé đã chớm bị viêm phổi do không được chữa trị dứt điểm ngay từ đầu. Bác sĩ cũng nói thêm, niêm mạc mũi của bé bị tổn thương.
Theo BS Nguyễn Thị Hồng Lạc – Phó Giám đốc, kiêm trưởng Khoa Nhi (Bệnh viện đa Khoa Nông nghiệp, Hà Nội) thời điểm mùa lạnh, trẻ dễ bị bệnh viêm mũi, họng và nhiều cha mẹ tự điều trị viêm mũi cho trẻ theo kinh nghiệm của bản thân hoặc thông tin các bà mẹ khác lan truyền trên mạng như hút rửa mũi, nhỏ thuốc lá hoặc thuốc co mạch, không cần đến bác sĩ chuyên khoa thăm khám.
BS Hồng Lạc chia sẻ thêm, trong thời gian thăm khám, bác sĩ nhận được nhiều đăng ký tư vấn của các bà mẹ qua ứng dụng VOVbacsi24h về việc trẻ thường xuyên bị chảy nước mũi trong và càng hút mũi thì nước mũi của trẻ càng chảy nhiều hơn. Các bà mẹ còn thắc mắc việc có nên hút mũi quá nhiều cho trẻ không?
Video đang HOT
BS Hồng Lạc cho biết, các bà mẹ có thói quen khi thấy trẻ chảy nước mũi là hút, kể là khi nước mũi trong và khi hút chán không khỏi chuyển sang mũi xanh đặc mới cho con đến viện. Việc này là không nên. Khi trẻ bị triệu chứng, ho, sổ mũi phải tìm ra nguyên nhân cụ thể do bệnh gì gây nên, để điều trị bệnh đó. Nếu lạm dụng việc rửa mũi thì hại nhiều hơn lợi. Ví như trẻ bị viêm phổi thì phải điều trị và chữa khỏi bệnh phổi, bị viêm mũi dị ứng phải chữa bệnh viêm mũi dị ứng, cứ thấy sổ mũi mà cho đi hút mũi là hại hơn, làm bệnh nặng hơn.
“Hút mũi cho trẻ phải có chuyên môn, có kinh nghiệm, động tác hút cũng phải khác với hút mũi cho người lớn. Nếu không cẩn thận trẻ có thể bị sặc rất nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Nếu có chỉ định phải hút mũi, cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế có uy tín để thực hiện hút mũi”, BS Hồng Lạc tư vấn.
Khi sử dụng dụng cụ hút mũi, phải vệ sinh dụng cụ rất sạch vì nếu chỉ rửa bằng nước thông thường thì không thể làm sạch vi khuẩn thậm chí đây còn là nơi tạo ra ổ vi trùng khi hút mũi vô tình đưa thêm vi khuẩn vào mũi càng làm viêm nhiễm tăng lên.
MINH AN
Theo laodong
Chuyên gia nước ngoài chia sẻ cách giảm nghẹt mũi cho trẻ nhỏ mùa lạnh
Phương pháp giảm nghẹt mũi cho trẻ trong mùa lạnh khá đơn giản, có thể thực hiện ngay tại nhà.
Dùng nước muối sinh lý
Một trong những biện pháp khắc phục tốt nhất là sử dụng nước muối sinh lý. Tính chất kháng khuẩn của nước muối có thể tiêu diệt vi khuẩn gây ho và cảm lạnh cho trẻ.
Đối với cách làm này, các mẹ cần nhỏ 2 - 3 giọt dung dịch muối vào mũi trẻ và chờ trong khoảng một phút. Sau đó, nhấc bé ngồi dậy để dịch nhầy cùng với nước muối chảy ra ngoài. Cuối cùng, lau sạch các chất nhờn dư thừa trên bằng khăn sạch.
Sữa mẹ
Sữa mẹ không chỉ giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, mà còn giúp trẻ không bị ho và cảm lạnh.
Theo các chuyên gia, khi trẻ bị nghẹt mũi, các bà mẹ nên cho bé bú thường xuyên hơn để giữ cho em bé được khỏe mạnh, đẩy lùi triệu chứng nghẹt mũi.
Mùa lạnh, trẻ rất dễ bị cảm cúm và nghẹt mũi. (Ảnh: Boldsky)
Nước trái cây ấm
Nếu trẻ trên 6 tháng tuổi, hãy cho trẻ uống một ít nước trái cây ấm không đường. Hơi ấm của nước ép trái cây giúp làm tan hoặc làm loãng dịch nhầy ở phía sau cổ họng.
Hơn nữa, nước trái cây ấm cũng sẽ giúp giữ nước cơ thể cho trẻ trong trường hợp không thể cho bú đúng cách.
Nước ấm, chanh và mật ong
Việc giữ nước và giữ ấm cơ thể trẻ rất quan trọng vào mọi lúc, đặc biệt là khi trẻ bị cảm lạnh.
Nếu trẻ bị nghẹt mũi, các mẹ hãy đun sôi một cốc nước và để yên cho đến khi nguội. Đổ nước ép nửa quả chanh với một thìa mật ong và cho trẻ uống dung dịch này từng chút một trong khoảng thời gian nửa giờ đồng hồ.
Vỗ nhẹ lưng cho trẻ
Nhẹ nhàng vỗ nhẹ vào lưng của trẻ cũng có thể giúp xoa dịu ngực và giảm triệu chứng nghẹt mũi.
Các chuyên gia khuyên rằng, khi trẻ bị nghẹt mũi, các bà mẹ nên bế trẻ vào lòng, đặt tay lên và nhẹ nhàng vỗ lưng.
Vỗ nhẹ lưng cũng là biện pháp khắc phục chứng nghẹt mũi cho trẻ. (Ảnh: Boldsky)
Cho trẻ nằm gối cao hơn một chút
Thường thường, khi bị nghẹt mũi, được bế ở tư thế thẳng đứng, trẻ sẽ thoải mái hơn. Nếu đặt trẻ nằm xuống, chất nhầy sẽ lấp đầy khoang mũi, khiến trẻ khó thở.
Đó là lý do tại sao, các mẹ nên sử dụng một cái gối cao hơn bình thường một chút để nâng đỡ đầu khi đặt trẻ xuống giường. Việc làm này có thể giúp giảm bớt sự khó chịu cho trẻ và cũng giúp đẩy chất nhờn dư thừa ra khỏi khoang mũi.
Theo vtc.vn
Trẻ bị viêm họng cấp không cần uống kháng sinh? Phụ huynh và cả một số bác sĩ sẵn sàng kê thuốc kháng sinh khi trẻ ho, sốt cao. Nhưng thực tế phần lớn các trường hợp này dung kháng sinh không hiệu quả. Biểu hiện của viêm họng cấp Theo BSCKII. Nguyễn Hồng Lạc, Trưởng khoa Nhi, Phó Giám đốc bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp, ở trẻ nhỏ, biểu hiện ban...