Mua hàng Tiki, Lazada, Shopee tăng cao mùa dịch
Các nền tảng thương mại điện tử đều ghi nhận mức tăng trưởng trong mùa dịch, trong đó chủ yếu có mặt hàng thiết yếu, chăm sóc sức khoẻ, điện tử…
Dịch bệnh khiến nhu cầu về hàng hoá thiết yếu lên cao. Xu hướng mua hàng qua mạng cũng tăng rõ rệt. Nhất là khi TP.HCM áp dụng lệnh giãn cách từ 31/5, nhu cầu mua sắm online cao hơn ngày thường.
Nhân viên làm việc bên trong một kho hàng thương mại điện tử.
“Trong thời gian diễn ra dịch Covid – 19, người dân được khuyến khích ở nhà và thực hiện giãn cách xã hội. Do đó, chúng tôi thấy nhiều người Việt Nam chuyển sang sử dụng các nền tảng trực tuyến cho các nhu cầu thiết yếu hàng ngày của họ, thúc đẩy tăng trưởng nhu cầu đối với tất cả các danh mục ngành hàng”, ông Trần Tuấn Anh, Giám đốc Shopee Việt Nam trả lời PV.
Trong đó, nổi bật là các mặt hàng tiêu dùng nhanh, sản phẩm chăm sóc và bảo vệ sức khỏe và sắc đẹp, đồ điện tử và đồ gia dụng.
Phía Tiki cho biết, trong 2 ngày cuối tuần vừa qua, mức độ tăng trưởng trên toàn sàn lên 30%. Đồng thời xu hướng tìm kiếm của người tiêu dùng trên Tiki cũng có dấu hiệu tăng rõ rệt ở những nhóm ngành hàng, sản phẩm phục vụ cho công việc và hoạt động của bản thân và gia đình trong giai đoạn giãn cách xã hội.
Cụ thể là những ngành hàng như: hàng tiêu dùng nhanh, thực phẩm, hàng tươi sống, nhà cửa đời sống, mẹ-bé, dụng cụ thể thao, hàng điện tử và phụ kiện.
Trong khi đó, phía Lazada cho biết, trải qua ba làn sóng Covid-19, người dân đã làm quen với việc mua sắm các nhu yếu phẩm cần thiết qua các kênh online, thay vì lo lắng tích trữ hàng hóa quá mức như trước đây.
Video đang HOT
Một số ngành hàng ghi nhận tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ. Chẳng hạn, các mặt hàng tươi sống và đông lạnh ghi nhận mức tăng trưởng hơn 10 lần.
Mặt hàng khẩu trang, nước sát trùng tay hay các vật dụng bảo hộ vẫn nhận được sự quan tâm lớn từ người tiêu dùng. Tuy nhiên, do nguồn cung đã ổn định và người tiêu dùng không còn tâm lý tích trữ nên không xảy ra tình trạng cháy hàng hay khan hiếm hàng hóa.
Do đã có kinh nghiệm từ trước, các sàn đều chuẩn bị nguồn cung ngay từ khi dịch chuẩn bị bùng phát.
Tiki đẩy mạnh nguồn cung hàng hóa ở hầu hết các ngành hàng, dự kiến tăng lên đến 50%, đặc biệt ở những ngành hàng nhu yếu phẩm, ngành hàng thực phẩm tươi sống, cũng như ngành hàng công nghệ với những mặt hàng hỗ trợ làm việc và giải trí tại nhà trong thời gian giãn cách…
Riêng nguồn cung đối với các sản phẩm chăm sóc sức khỏe tăng gấp 3 lần, đặc biệt sản phẩm nước rửa tay tăng gấp 25 lần.
Trong thời gian dịch bệnh, các nền tảng cũng đưa nhiều chương trình hỗ trợ nông dân bán hàng trên ứng dụng. Chẳng hạn Lazada đưa vải Hải Dương lên sàn. Shopee mở bán nông sản Sơn La và Tiền Giang.
Đối với nhà bán nói chung, các bên đều có chương trình hỗ trợ. Như Shopee hỗ trợ chạy quảng cáo để tăng cường nhận diện, giảm giá một số gói quảng cáo bên trong nền tảng này. Lazada tung gói hỗ trợ thúc đẩy doanh số, dự kiến tiếp cận 100.000 nhà bán.
Trong thời kỳ dịch bệnh, các nền tảng cũng phải bảo đảm an toàn cho nhân viên làm việc tại kho lẫn nhân viên giao hàng. Đây là nhóm đối tượng làm việc toàn thời gian để đáp ứng nhu cầu gia tăng trong giai đoạn giãn cách.
Phía Tiki triển khai khử khuẩn liên tục vào mỗi ngày tại các khu vực kho hàng và khu sinh hoạt chung (khu văn phòng, phòng ăn…) nhằm đảm bảo môi trường làm việc an toàn cho lực lượng lao động.
Đối với việc giao hàng cho khách trong mùa dịch, Lazada đã triển khai việc giao hàng không tiếp xúc, đẩy mạnh việc thanh toán thông qua các kênh gián tiếp như: hình thức trả trước, ZaloPay…
Riêng khách hàng tại các khu vực theo Chỉ thị 16 Thủ tướng Chính phủ, Lazada khuyến khích đặt hàng từ các nhà bán hàng cùng khu vực, để việc vận chuyển được thuận tiện và nhanh hơn.
Khó khăn vì Covid-19, người Việt vẫn mạnh tay mua sắm online dịp cuối năm
Các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki,... đều ghi nhận tăng trưởng vượt bậc về số đơn hàng và lượng người tham gia trong "Lễ hội mua sắm 12/12" vừa qua.
Theo thống kê của Lazada, doanh số thu được chỉ trong ngày 12/12 đã vượt mức doanh số của tổng ba ngày 12-14/12/2019. Số lượng đơn hàng thành công tăng gấp 25 lần; có đơn đạt mức kỷ lục với tổng cộng 128 sản phẩm. Lượng khách hàng và nhà bán hàng trên sàn cũng tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. 5 tỉnh thành có sức mua mạnh nhất là TP. HCM, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai và Đà Nẵng.
Mặt khác, các thương hiệu chính hãng trên LazMall cũng ghi nhận số lượng đơn hàng tăng hơn 2,5 lần. Tính theo doanh thu ghi nhận trong ba ngày 12-14/12, Apple, Lock & Lock, Estée Lauder, Adidas và Ensure là những thương hiệu bán chạy nhất trên LazMall.
Còn theo Tiki, chỉ riêng trong ngày 12/12, doanh số trên sàn này tăng trưởng gấp 10 lần so với bình thường và tăng 3,4 lần so với cùng kỳ năm trước. Lượng đơn hàng và sản phẩm bán ra cũng cho thấy sự tăng trưởng vượt trội: lần lượt tăng gấp 8 lần và 10 lần so với ngày thường.
Hai dịch vụ mới tại Tiki là TikiNGON (dịch vụ sản phẩm tươi sống) và TikiPRO (dịch vụ giao hàng và lắp đặt theo lịch hẹn) cũng chứng minh được sức hút khi lượng đơn hàng tăng mạnh.
Đối với Shopee, sàn TMĐT này cũng đạt kỷ lục đột phá mới cùng 12 triệu sản phẩm được bán ra trong 24 phút đầu tiên của ngày 12/12. Và trung bình cứ mỗi phút lại có 1 triệu sản phẩm được bán ra.
Ngoài ra theo Shopee, số lượt giao dịch bằng ví AirPay ghi nhận tăng gấp 40 lần trong giờ đầu tiên của ngày 12/12 so với ngày thường. Điều này cho thấy sự thích ứng với xu thế thanh toán "không tiền mặt" của người tiêu dùng Việt, thay vì vẫn dựa vào mô hình "Giao hàng trả phí" (COD) như những năm trước.
Bên cạnh đó, người Việt cũng hưởng ứng nồng nhiệt loạt ưu đãi giá tốt trên các sàn TMĐT nhân dịp này. Theo đại diện của Shopee, có một người dùng trên nền tảng này đã đặt đến hơn 280 đơn hàng trong buổi sáng ngày 12/12.
Ảnh hưởng của Covid khiến người Việt chuyển đổi mạnh mẽ sang mô hình mua hàng online bắng điện thoại, máy tính bảng,...
Theo Topdev , TMĐT được xem là một trong những thành tố phát triển nhanh nhất của nền kinh tế số tại Việt Nam, với tốc độ tăng trưởng của thị trường đạt mức 35% mỗi năm, nhanh hơn thị trường Nhật Bản 2,5 lần.
Với đặc tính là một quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế khá nhanh và vượt trội so với những nước khác. Việt Nam đang trở thành "miếng bánh ngon", được các nhãn hàng, nhà bán lẻ, nhà đầu tư nhắm đến. Để nước ta có được nền kinh tế như hiện nay thì thị trường TMĐT cũng đã góp một phần sức lực không hề nhỏ trong những năm gần đây.
Báo cáo từ Statista chỉ ra rằng trong 3 tháng đầu năm, lượng truy cập vào các website TMĐT như Tiki, Shopee, Lazada chịu ảnh hưởng với mức giảm trung bình 9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên sau đó, trạng thái cách ly xã hội đã tạo cơ hội cho các nhà bán lẻ online, các sàn TMĐT bùng nổ về doanh số trong bối cảnh người tiêu dùng ở nhà tránh dịch nhiều hơn.
Theo dự đoán vào cuối năm 2020, số lượng người mua sắm trên các sàn TMĐT Việt Nam có thể tăng mạnh tới 52%, đạt khoảng 65 triệu người, và nâng mức tổng doanh thu lên trên 10 tỷ USD.
Facebook mất lợi thế, nhà bán dịch chuyển sang thương mại điện tử Khi Facebook mất lợi thế từ việc hiển thị quảng cáo, các nhà bán hàng bắt đầu nghĩ đến các phương án khác để bảo đảm doanh thu. Bà Đặng Tuyết Dung, Giám đốc Visa Việt Nam và Lào, cho biết trong giai đoạn dịch Covid-19, tỷ lệ thanh toán xuyên biên giới tại Việt Nam gia tăng, trong đó bao gồm thanh...