Mua hàng qua Facebook: Tiền trả rồi nhưng chờ mãi không thấy hàng đâu
Đó là tình cảnh của chị Phùng Thị Thủy (Hạ Long, Quảng Ninh) và rất nhiều người khác gặp phải khi mua hàng trên mạng.
Phản ánh đến Chất lượng Việt Nam, chị Thủy cho hay: Mới đây, chị được một người kết bạn với mình trên mạng xã hội facebook. Người này co tên facebook la Lôc âu. Trên trang cá nhân facebook của mình, Lộc âu rao tin chuyên ban quân ao tre em, xe đap, xe đây, xe vong va cac dung cu đô chơi cho tre em.
“Chị ta ban rât re, ở Ha Long, Uông Bi, Cẩm Phả… (thuộc tỉnh Quảng Ninh). Chị ta vao rât nhiêu hôi trên facebook đê đăng tin ban hang” – chị Thủy cho biết.
Mua hàng qua mạng bị lừa đảo. Ảnh: V. C
Ngoài ra, cũng theo chị Thủy nói thì người có tên Lộc âu này thường xuyên viết rằng mình có hoàn cảnh rất khó khăn, một mình nuôi con nhỏ, con cái hay ốm đau, bệnh tật… Thấy thế nên cũng có rất nhiều người mua hàng ủng hộ.
“Tôi mua của người này vài món đồ với tổng giá trị khoảng 2 triệu đồng. Thế nhưng sau khi tôi chuyển tiền vào tài khoản cho cô ta, chờ hàng tuần vẫn không thấy cô ta chuyển hàng lại” – chị Thủy nói.
Chị Thủy cho biết, chị và nhiều bạn bè của mình đã gặp tình cảnh tương tự khi mua hàng của người này.
Video đang HOT
Khi khach hang chuyên khoan xong, gọi điện bảo chuyển hàng thi cô ta nói chuyên rôi và trả lời vong vo. Goi nhiêu lân hỏi sao không thây chuyên hàng thi cô ta tăt may, chăn facebook cua người đa chuyên khoan.
Mới đây, khi chị Thủy gọi vào số máy di động của người này (0126 250 55xx) thì có một người đàn ông nghe điện.
Hoi Lôc âu thi anh ta bao Lôc âu ra ngoai chưa về. Sau nhiêu lân goi điên thì Lộc âu nhắn tin lai: “Hiện tại mình rất khó khăn, mình không có chồng và đang cần tiền nuôi con. Tiền đó xem như là mình mượn của bạn, sau này mình trả”.
Nhiều người tiêu dùng đã bị Đặng Thị Ái Sương lừa. Ảnh: V. C
Chị Thủy cho biết, tên chủ tài khoản để giao dịch mua bán hàng hóa của người này là Đặng Thị Ái S. Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Quảng Trị.
Hiện tại, chị Thủy và rất nhiều người khác đã chuyển tiền cho người “bán hàng trên facebook” này nhưng không nhận được hàng. Và lí do cô ta đưa ra đều là “do hoàn cảnh khó khăn, một mình nuôi con nên xin… thông cảm”.
Việc mua bán hàng qua mạng được diễn ra dưới hình thức: Người mua chọn một sản phẩm muốn mua và gọi tới số điện thoại được giới thiệu trên mạng. Sau đó, qua trao đổi, người mua phải gửi tiền vào tài khoản cố định, người bán mới gửi hàng qua bưu điện hoặc giao hàng tận tay nếu trong phạm vi cho phép.
Trong cách thức giao dịch này, cả người mua lẫn người bán đều không nắm rõ thông tin về nhau. Cụ thể, người mua ở thế bị động vì không được “sờ tận tay, day tận trán” mặt hàng mà vẫn phải chuyển tiền trước. Tiền tươi thóc thật bỏ ra nhưng có hàng hay không thì còn chờ vào “lòng tốt” của bên bán.
Bởi vậy, khách hàng chỉ nên tham gia vào các địa chỉ mua bán được giới thiệu từ người quen. Nên tìm hiểu kỹ thông tin về địa chỉ cửa hàng, và nên chọn chế độ thanh toán tạm giữ để đảm bảo được bồi hoàn tiền khi có sự cố xảy ra.
Việc mua hàng qua mạng nhận được sản phẩm chất lượng không đi liền với giá cả đã có rất nhiều người gặp phải. Trường hợp chuyển tiền rồi mà chưa nhận được hàng cũng không ít. Do đó, kinh nghiệm là người mua phải kiểm tra kỹ lưỡng, thậm chí phải trực tiếp đến xem sản phẩm có đúng như quảng cáo hay không.
Viết Cường
Theo_Vietbao
Rót tiền sửa 24 công trình đường sắt phòng, chống lụt bão
24 hạng mục công trình phòng, chống lụt bão kết cấu hạ tầng đường sắt được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đồng ý về nguyên tắc cho đầu tư sửa chữa từ nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
Thủ tướng giao Bộ Giao thông vận tải tổ chức lập, phê duyệt dự án theo thẩm quyền, đúng quy định.
Sau khi dự án nêu trên được phê duyệt, Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, thống nhất với Bộ Tài chính đề xuất bố trí vốn cho dự án, trình Thủ tướng xem xét, quyết định.
Nhiều sự cố đường sắt bị cuốn trôi đã xảy ra trong các mùa mưa bão.
Bộ Giao thông vận tải cho biết, hàng năm mưa lũ đã làm sạt lở, ảnh hưởng nghiêm trọng đến công trình đường sắt, gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng; đặc biệt tình hình xói lở đoạn qua cầu đường sắt phía Nam cầu Yên Xuân chỉ trong 2 mùa mưa lũ 2012, 2013 đã bị xói lở sâu thêm vào phía đường sắt mỗi năm 7,5m.
Để chủ động ứng phó với tình hình diễn biến phức tạp của mưa lũ, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã khảo sát, điều tra, kiến nghị đầu tư 38 hạng mục công trình cấp bách tại các điểm xung yếu nghiêm trọng, có nguy cơ sụt trượt uy hiếp an toàn chạy tàu để bảo đảm an toàn giao thông trước mùa mưa lũ 2014.
Tuy nhiên, do nguồn vốn sự nghiệp kinh tế hàng năm cho công tác bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt rất hạn chế nên sau khi rà soát, Bộ Giao thông vận tải chỉ đưa 14 hạng mục công trình thực hiện bằng nguồn vốn sự nghiệp kinh tế hàng năm. Còn 24 công trình do quy mô đầu tư lớn vượt quá khả năng nguồn vốn sự nghiệp kinh tế hàng năm nên Bộ Giao thông vận tải đề nghị Thủ tướng bố trí nguồn vốn xây dựng cơ bản để thực hiện 24 hạng mục công trình.
Ứng vốn cho 2 dự án giao thông tại Quảng Ninh Thủ tướng Chính phủ vừa đồng ý ứng trước 1.480 tỷ đồng kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước cho Bộ Giao thông vận tải để hoàn trả số tiền ngân sách tỉnh Quảng Ninh đã ứng trước thực hiện 2 dự án giao thông. Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ đồng ý ứng trước 1.005 tỷ đồng cho Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 18 (đoạn TP Uông Bí - TP Hạ Long) và 475 tỷ đồng cho Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 18C (đoạn Tiên Yên - Hoành Mô). Thủ tướng Chính phủ yêu cầu căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính xử lý cụ thể theo quy định. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm bố trí kế hoạch vốn trong giai đoạn 2015 - 2017 để thu hồi số vốn ứng trước nêu trên theo đúng quy định.
P.Thảo
Theo Dantri
Con trai đâm chết bố vì bị nghi lấy trộm tiền Bị bố mắng và đánh vì nghi ngờ ăn trộm tiền của mẹ kế, trong trạng thái bị kích động mạnh, Thùy đã dùng dao đâm bố. Nhát dao oan nghiệt của Thùy đã tước đi mạng sống của người đã sinh thành ra mình. Khi gây án, Thùy sợ hãi nhờ hàng xóm đưa mình lên cơ quan công an đầu thú....