‘Mua’ giấy chứng nhận giả phụ tùng điện hạt nhân an toàn
Bộ Thương mại-công nghệ-năng lượng Hàn Quốc ngày 24.6 cho biết: cuộc thanh tra mới đây của chính phủ lại phát hiện giấy chứng nhận an toàn giả cho các phụ tùng sử dụng tại các nhà máy điện hạt nhân của Hàn Quốc.
Cuộc kiểm tra của thanh tra Bộ phát hiện 7 giấy giả cho 5 món phụ tùng từ 4 nhà cung ứng phụ tùng, theo Bộ trên. Đoàn thanh tra cho biết, các phụ tùng này trực tiếp liên quan đến tính an toàn của các lò phản ứng hạt nhân.
Bộ nêu: chúng không phải các phụ tùng chủ yếu nên có thể thay thế mà không cần phải dừng hoạt động của các lò phản ứng.
Đưa dân thường vào cuộc giám sát
Phát hiện mới nhất này tiếp sau vụ tai tiếng lớn hồi tháng 5.2013, khi một cuộc điều tra của Ủy ban an ninh hạt nhân (NSSC) phát hiện nhiều sợi cáp kiểm soát không đạt tiêu chuẩn an toàn, cung cấp cho 3 lò phản ứng, đều có giấy chứng nhận an toàn giả, dẫn đến việc đóng cửa lập tức 3 lò này. Cả 3 lò chỉ có thể hoạt động trở lại sau nhiều tháng bảo trì đặc biệt, để thay thế toàn bộ số phụ tùng “dỏm” .
Cáp kiểm soát là thành phần chính cho một cơ chế an toàn của một lò phản ứng hạt nhân: nếu có tai nạn như rò rỉ phóng xạ, cáp sẽ được dùng để phát một tín hiệu vào hệ thống an ninh. Nếu nó không hoạt động lúc xảy ra tai họa, nhiên liệu hạt nhân sẽ lạnh và chức năng phòng chống nguy cơ rò rỉ phóng xạ của một lò phản ứng sẽ không hoạt động hiệu quả. Mỗi lò sử dụng khoảng 5 km cáp này.
Ảnh: Chuẩn bị lắp đặt lò phản ứng ở Hàn Quốc
Để bảo đảm phụ tùng thay là “đồ xịn”, NSSC mời các chuyên gia dân sự và dân thường chứng kiến cuộc thay thế và giám sát quá trình này. NSSC cùng Viện an toàn hạt nhân Hàn (KINS) cũng xác nhận cáp kém chất lượng cùng giấy chứng nhận chất lượng giả đã được sử dụng để xây 6 lò Shingori 1,2, 3,4 và Shinwolsong 1, 2.
Hồi ấy, ngành công tố Hàn Quốc mở cuộc điều tra lớn, về những đồ phụ tùng kém chất lượng được lắp đặt tại các lò phản ứng, cộng thêm vụ làm giấy chứng nhận an toàn giả!
Một số quan chức và đơn vị gia công linh kiện đã bị bắt vì tội nhận hối lộ và sản xuất hàng giả. Trong số những người bị bắt có cựu tổng giám đốc Công ty thủy điện-hạt nhân Korea Hydro & Nuclear Power (KHNP, thuộc Nhà nước), đơn vị điều hành tất cả các nhà máy điện hạt nhân.
Video đang HOT
Che giấu sự thật để xuất khẩu công nghệ điện hạt nhân
NSSC đã mở cuộc điều tra về những gian dối này từ tháng 4.2013, khi có “tin chỉ điểm” rằng có tiêu cực.
Đây không phải lần đầu tiên các nhà máy điện hạt nhân Hàn bị đóng cửa do dùng “hàng giả”. Năm 2012, hai lò phản ứng ở nhà máy Yeonggwang bị đóng, sau khi NSSC phát hiện các phụ tùng kém chất lượng cùng giấy chứng nhận giả. Lúc đó, NSSC phát hiện tổng cộng 694 món phụ tùng là “hàng giả”.
Phản ứng trước cáo buộc tham nhũng trong khâu điều hành các nhà máy điện hạt nhân, NSSC (thuộc Văn phòng Thủ tướng) nói sẽ xem xét lại Luật an toàn hạt nhân để có thể quy trách nhiệm rõ ràng hơn đối với các cơ quan kiểm định (vận hành thử) và công ty đánh giá chất lượng sản phẩm.
Khi người dân bất mãn về những cáo buộc tham nhũng trong khâu điều hành các nhà máy điện hạt nhân, nhiều người đã chỉ trích chính phủ thời Tổng thống Lee Myung-bak (cùng Đảng Saenuri với đương kim Tổng thống Park Geun-hee) là cẩu thả, nhất là trong cùng thời gian ấy, chính phủ quyết liệt xuất khẩu công nghệ điện hạt nhân.
Các quan chức tham quan một nhà máy điện hạt nhân Hàn Quốc
Khi mãn nhiệm, Tổng thống Lee đã xem việc ký được hợp đồng trị giá 18,6 tỉ USD để xây 4 lò phản ứng hạt nhân cho Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE, từ năm 2020) là một trong những thành tích lớn của ông, và ông đã muốn tái lập thành tích này với nhiều nước khác.
Trong thực tế hồi năm 2012, báo giới Hàn đã nêu chính phủ UAE đã cử đoàn thanh tra sang Hàn xem xét tình hình, vì Tập đoàn Korea Electric Power Corp. (KEPCO) đang xây dựng một lò ở UAE. Người dân nói chính phủ Tổng thống Lee “nhắm mắt làm ngơ” những bất thường, để không làm mất uy tín “thương hiệu” nhà máy điện hạt nhân “made in Korea”.
Các cựu quan chức thời Tổng thống Lee kịch liệt phủ nhận cáo buộc này. Còn theo nguồn tin của báo “JoongAng Ilbo”, bà Park không hài lòng khi lần đầu tiên được báo cáo việc ngưng hoạt động 4 lò phản ứng, nói vụ tai tiếng “xài hàng giả” tác động xấu đến việc xuất khẩu nhà máy điện hạt nhân sang các nước khác.
“Tội hình sự không thể dung tha”
Bà Park đã tuyên bố trong cuộc họp hàng tuần vào ngày 3.6.2013 với các Bộ trưởng: “Không thể chấp nhận vì sự tham lam cá nhân mà hy sinh cuộc sống và sự an toàn của nhân dân. Tôi sẽ chặt đứt dây chuyền tham nhũng. Không thể chấp nhận phụ tùng kém chất lượng ở các nhà máy điện hạt nhân. Tôi cho rằng tai tiếng này nghiêm trọng vì nó tác động đến cuộc sống của người dân, chưa nói cho nguồn cung cấp điện quốc gia”.
Bà Park chỉ đạo các trợ lý phải xóa bỏ tình trạng tham nhũng và những bất thường vốn hình thành từ đầu thập niên 1970, khi Hàn bắt đầu sử dụng điện hạt nhân. Thủ tướng Hàn lúc ấy là Chung Hong-won nói các “lem nhem” ở nguồn cung ứng phụ tùng là “tội hình sự không thể dung tha”.
Riêng năm 2012, lĩnh vực nhà máy điện hạt nhân chi 1,37 ngàn tỉ won (1,21 tỉ USD) để bảo trì-thay thế phụ tùng, và các nhà quan sát đã chỉ ra rằng mảng này từ lâu không bị kiểm soát.
Dân Hàn Quốc biểu tình đòi đóng cửa lò phản ứng Gori số 1 hồi năm 2012
Theo Bộ Thương mại- Công nghệ và Năng lượng Hàn năm 2013, việc đóng 10 lò phản ứng do cáp kiểm soát “dưới chuẩn” (chiếm 10 % nguồn cầu điện năng toàn Hàn) dẫn đến nỗi lo sẽ bị cúp điện lúc nhu cầu sử dụng điện tăng cao trong mùa hè nóng nực. Mỗi lò bị đóng khiến Hàn mất 1 triệu kilowatt điện, tức tổng nguồn điện chỉ còn 78,7 triệu kilowatt, trong khi nguồn cầu điện tăng trong hè sẽ lên mức đỉnh 79 triệu kilowatt trong tuần thứ hai của tháng 8.
Các lò phản ứng hạt nhân cung cấp khoảng 35 % sản lượng điện cho Hàn Quốc. KHNP hiện quản lý 23 lò phản ứng, đang dự tính từ năm 2030 xây thêm 16 lò nữa.
Bộ Thương mại-công nghệ-năng lượng Hàn Quốc nói 4 công ty liên quan vụ việc mới nhất sẽ đối mặt với các đơn kiện hình sự và đòi bồi thường.
Cuộc điều tra cũng phát hiện 6 cơ quan kiểm định cấp nhà nước, gồm Phòng thí nghiệm quốc gia và Viện nghiên cứu- thí nghiệm quốc gia, đã không tiến hành kiểm tra kỹ lưỡng trước khi cấp giấy chứng nhận. Họ bỏ qua hai khâu thử nghiệm và cấp kết quả thử nghiệm vốn là sự bắt buộc.
Cả 6 đơn vị này sẽ bị tạm ngưng hoạt động trong 3 tháng.
Theo Một Thế Giới
Quốc hội Mỹ xem xét thông qua Hiệp định hạt nhân dân sự Mỹ - Việt
Quốc hội Mỹ ngày 8.5 bắt đầu xem xét Hiệp định cung cấp hạt nhân dân sự giữa Mỹ và Việt Nam (gọi tắt Hiệp định 123). Trước đó, Việt Nam và Mỹ đã ký tắt Hiệp định 123 vào ngày 10.10.2013.
Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh (phải) và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry ký tắt Hiệp định Cung cấp hạt nhân dân sự tại Brunei vào ngày 10.10.2013 - Ảnh: Nhật Bắc/TTXVN
Quốc hội Mỹ sẽ xem xét Hiệp định 123 này trong vòng 90 ngày (từ ngày 8.5). Nếu các nhà làm luật Mỹ không có điều chỉnh hay phản đối gì, Hiệp định 123 sẽ chính thức có hiệu lực, theo AFP.
Như Thanh Niên Online đã đưa tin, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã ký tắt Hiệp định 123 bên lề Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 23 và các cuộc họp thượng đỉnh liên quan diễn ra trong hai ngày 9 và 10.10.2013 tại Brunei.
Sau đó, vào ngày 24.2, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã phê chuẩn Hiệp định 123.
Viện Năng lượng Hạt nhân Mỹ, cơ quan đại diện cho ngành công nghiệp này của Mỹ, cho rằng Hiệp định 123 sẽ giúp Mỹ thu được 10 - 20 tỉ USD trong hoạt động xuất khẩu và tạo ra thêm 50.000 việc làm tại Mỹ.
Theo Viện Năng lượng Hạt nhân Mỹ, nếu Quốc hội Mỹ không thông qua Hiệp định 123 này, các quốc gia khác sẽ "lấp vào chỗ trống này". Viện Năng lượng Hạt nhân Mỹ lưu ý cả Nga và Nhật Bản từng có nhiều thỏa thuận với Việt Nam về vấn đề này.
Hiệp định 123 cho phép các công ty Mỹ đầu tư vào thị trường năng lượng hạt nhân dân sự Việt Nam, bán công nghệ và nhiên liệu hạt nhân cho Việt Nam, theo AFP.
Theo TNO
Ukraine tăng cường bảo vệ nhà máy hạt nhân Ukraine đang tăng cường bảo vệ các nhà máy điện hạt nhân vì quân đội Nga 'đe dọa nghiêm trọng đến an ninh' quốc gia, chính phủ nước này tuyên bố với cơ quan giám sát nguyên tử Liên Hiệp Quốc vào hôm 4.3. Nhà máy hạt nhân Yuzhnoukrainsk ở miền nam Ukraine - Ảnh: Reuters "Các hành động phi pháp của lực...