Mua gần 22 triệu liều vaccine Pfizer cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 14/NQ-CP về việc mua vaccine phòng Covid-19 của Pfizer cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi.
Cụ thể, Chính phủ quyết nghị đồng ý việc Thủ tướng Chính phủ cho phép áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt quy định tại Điều 26 Luật đấu thầu đối với việc mua 21,9 triệu liều vaccine phòng Covid-19 của Pfizer cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi với các điều kiện như Nghị quyết số 09/NQ-CP ngày 18/5/2021 của Chính phủ về mua vaccine phòng Covid-19 BNT162 của Pfizer.
Chính phủ giao Bộ Y tế chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện việc mua, triển khai tiêm vaccine phòng Covid-19 của Pfizer cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi, bảo đảm khoa học, an toàn, hiệu quả.
Sẽ tiêm phủ vaccine Covid-19 cho trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi (Ảnh minh họa: QĐND).
Một trong những nội dung quan trọng được nêu trong nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1/2022 đó là triển khai “thần tốc, thần tốc hơn nữa” chiến dịch tiêm chủng vaccine mùa xuân năm 2022, bảo đảm an toàn, hiệu quả; hoàn thành việc tiêm mũi thứ 3 (mũi tăng cường) cho toàn bộ người dân thuộc diện tiêm chủng trong quý I/2022, đẩy nhanh hơn nữa tiêm cho trẻ em.
Chính phủ yêu cầu tập trung nâng cao năng lực điều trị, giảm các ca bệnh chuyển nặng và giảm tối đa các trường hợp tử vong do dịch Covid-19; tiếp tục tăng cường y tế cơ sở, y tế dự phòng ngay tại cấp cơ sở, chú trọng nâng cao năng lực điều trị, nâng cấp các trang thiết bị y tế ở các trung tâm điều trị lớn.
Bộ Y tế được giao nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương khẩn trương hoàn thiện Chương trình phòng, chống dịch Covid-19 (2022-2023) trình Chính phủ xem xét, ban hành trong tháng 2/2022.
Bộ Y tế tiếp tục theo dõi sát sao, chủ động nắm chắc, dự báo diễn biến của dịch; tuyệt đối không chủ quan, không để bị động, bất ngờ trong ứng phó với biến thể Omicron và các biến thể mới; chịu trách nhiệm cung ứng đầy đủ vaccine phòng Covid-19.
Video đang HOT
Chính phủ yêu cầu Bộ Y tế triển khai khẩn trương mua, tiêm vaccine cho trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi theo Nghị quyết riêng của Chính phủ về việc này; tiếp tục cập nhật, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các quy trình, phác đồ, theo dõi y tế, chăm sóc, điều trị tại nhà đối với các trường hợp nhiễm Covid-19, các ca bệnh nhẹ, trường hợp tiếp xúc gần.
Chính phủ yêu cầu thúc đẩy sản xuất trong nước vaccine phòng Covid-19 theo tinh thần nhanh nhất về thủ tục hành chính và bảo đảm các yêu cầu về khoa học, chuyên môn. Chủ động công bố, cho phép nhập khẩu, sản xuất thuốc điều trị trong nước theo quy định, bảo đảm công khai, minh bạch, chống đầu cơ, tiêu cực.
Bộ Y tế được yêu cầu khẩn trương xem xét, quyết định theo thẩm quyền cho phép việc lưu thông, phân phối thuốc điều trị Covid-19 theo quy định của pháp luật, bảo đảm an toàn, khoa học, phù hợp, hiệu quả.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương liên quan sớm công bố lộ trình mở cửa lại hoạt động du lịch. Cụ thể, phấn đấu mở cửa du lịch trên phạm vi toàn quốc trước ngày 30/3/2022, chậm nhất là ngày 30/4/2022; theo dõi sát diễn biến của dịch bệnh để có biện pháp quản lý lễ hội phù hợp với tình hình, bảo đảm an toàn.
Hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em do COVID-19 và khả năng hồi phục tổn thương tim
Theo kết quả một nghiên cứu mới đây được đăng trên tạp chí Journal of the American Heart Association, trẻ em bị tổn thương tim do Hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em (MIS-C) liên quan tới COVID-19 có thể hồi phục hoàn toàn.
Mắc COVID-19 gây nguy cơ rủi ro cho tim hơn việc tiêm vaccine
1. Nguy cơ bị MIS-C ở trẻ mắc COVID-19
Trong giai đoạn đầu của đại dịch, các chuyên gia nhận thấy Hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em (MIS-C), tình trạng viêm hiếm gặp và nghiêm trọng, có thể xuất hiện vài tuần sau khi trẻ khỏi bệnh COVID-19.
Theo các nhà khoa học, MIS-C thường xuất hiện ở trẻ vào thời điểm khoảng 4 đến 6 tuần sau khi mắc COVID-19. Hội chứng này gây ra tình trạng viêm sâu khắp cơ thể trẻ, ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng lớn trong cơ thể.
Các nhà nghiên cứu của Bệnh viện nhi Philadelphia ( Mỹ) cho biết 4/5 số trường hợp MIS-C có ảnh hưởng tới tim. Một nửa số trẻ mắc MIS-C bị suy giảm chức năng tâm thất trái, buồng tim có chức năng bơm máu giàu oxy đi nuôi cơ thể.
TS Pei-Ni Jone, chuyên gia tim mạch nhi tại Bệnh viện Nhi Colorado (Mỹ), người không thuộc nhóm nghiên cứu nhưng đang tìm hiểu về tác động của MIS-C đối với tim, cho biết MIS-C xuất hiện ở khoảng 1/3.000 bệnh nhi mắc COVID-19.
"Tim là cơ quan bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi MIS-C và điều đáng quan tâm là khi chức năng tim suy giảm có thể dẫn đến tổn thương thận hoặc gan" - TS Jone cho biết thêm.
Hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em (MIS-C) có thể xuất hiện vài tuần sau khi trẻ khỏi bệnh COVID-19.
Theo TS Kevin Friedman, chuyên gia tim mạch nhi tại Bệnh viện Nhi Boston (Mỹ), người không thuộc nhóm nghiên cứu: "Các triệu chứng rất đa dạng, từ không có biểu hiện gì đến tình trạng huyết áp thấp nghiêm trọng, và trẻ bị tình trạng nặng phải điều trị tại khoa hồi sức tích cực với ống thở và thuốc trợ tim".
2. Khả năng hồi phục tổn thương tim do MIS-C và biện pháp phòng ngừa
Kết quả nghiên cứu mới tại BV nhi Philadelphia (Mỹ) đã mang tới những tín hiệu đáng mừng liên quan tới MIS-C, đó là: Trẻ em có xu hướng hồi phục hoàn toàn sau bất kỳ tổn thương tim nào trong vòng 3 tháng kể từ khi bị bệnh.
Trong nghiên cứu, để đánh giá khả năng hồi phục chức năng tim của những trẻ mắc COVID-19, nhóm nghiên cứu thuộc BV nhi Philadelphia đã so sánh 60 trẻ nhập viện bị MIS-C do COVID-19 với một nhóm gồm 60 trẻ khỏe mạnh.
Các kết quả điện tim (EKG) cho thấy chức năng tim ở trẻ bị MIS-C được cải thiện nhanh chóng trong tuần đầu tiên. Và sau 3 tháng, chức năng tim về cơ bản đã trở lại bình thường. Hình ảnh chụp cộng hưởng từ (MRI) ở trẻ cũng không phát hiện thấy tổn thương sẹo lâu dài hoặc tổn thương tim.
Trưởng nhóm nghiên cứu, TS Anirban Banerjee, chuyên gia tim mạch tại Trung tâm tim mạch thuộc BV nhi Philadelphia, cho biết trẻ em mắc MIS-C có thể trở lại chơi thể thao trong vòng 3 đến 4 tháng.
"Mặc dù tổn thương tim có thể gây tình trạng khá nghiêm trọng và đôi khi gây tử vong, nhưng hầu hết trẻ đều bình phục sau một thời gian" - Kevin Friedman nhấn mạnh.
Kết quả nghiên cứu mới này cũng tương đồng với những gì TS Pei-Ni Jone đã thấy trên các bệnh nhi bị MIS-C ở Colorado (Mỹ).
"Tất cả bệnh nhi đều hồi phục sau khoảng 6 tuần kể từ khi bị bệnh. Trong số 150 bệnh nhi, chỉ có 2 trẻ bị rối loạn chức năng tâm thất dai dẳng cần dùng đến thuốc trợ tim, nhưng sau 3 tháng, các trẻ đều hoàn toàn bình phục" - TS Jone cho biết.
Tiêm vaccine phòng COVID-19 là một biện pháp hiệu quả để giúp trẻ tránh bị mắc bệnh COVID-19
Theo các nhà khoa học, tiêm vaccine phòng COVID-19 là một biện pháp hiệu quả để giúp trẻ tránh bị COVID-19. Dữ liệu các nghiên cứu cho thấy cứ 100.000 trẻ thì có 1 trẻ bị viêm cơ tim liên quan đến vaccine phòng COVID-19, trong khi chỉ 3.000 trẻ mắc COVID-19 thì đã có 1 trẻ bị MIS-C. Như vậy, lợi ích của vaccine rõ ràng vượt trội hơn so với nguy cơ.
Trẻ em mắc COVID-19 tại TP.HCM có xu hướng giảm PGS.TS Tăng Chí Thượng - giám đốc Sở Y tế TP.HCM - cho biết số ca mắc COVID-19, trong đó có trẻ em, trên toàn thành phố hiện có xu hướng giảm, không còn tình trạng quá tải. Trẻ mắc COVID-19 đang được điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM - Ảnh: THU HIẾN Theo số liệu cập nhật đến sáng...