Mùa đông uống nước nóng – lợi ích lớn
Nhiều nghiên cứu cho biết: mùa thu đông nếu bạn uống nước nóng sẽ thu được rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, phòng chống nhiều loại bệnh tật.
Việc uống nước nóng bao gồm các loại nước : thanh thủy đun sôi để nóng, nước sắc cây thuốc Nam, trà và cà phê đều rất có lợi cho sức khỏe. Bình thường nhiệt độ trong khoang miệng là 37oC, vì thế nước từ 38 oC trở lên đã gây cảm giác ấm và nóng. Tuy nhiên, bạn không thể mỗi lần uống nước lại đo nhiệt độ của nước, vì rất bất tiện.
Cho nên bạn chỉ cần dùng cảm giác ở lưỡi và miệng để ước lượng nhiệt độ nước nóng. Theo đó khi bạn pha nước uống thấy cảm giác nóng trong miệng là được. Khoảng nhiệt của nước từ 38 oC -50 oC là uống thích hợp đối với đa số người lớn.
Chữa bệnh
Nước nóng chữa nghẹt mũi
Khi bạn uống nước nóng sẽ có tác dụng như một phương thuốc tự nhiên tuyệt vời để chữa cảm lạnh, ho và đau họng. Nước nóng giúp làm tan đờm và long đờm giúp bạn dễ loại bỏ đờm ra ngoài. Nước nóng giúp giảm đau họng và nghẹt mũi. Uống nước nóng có thể giúp chất nhầy di chuyển nhanh hơn, giúp cho việc ho và xì mũi dễ dàng hơn.
Uống nước nóng giúp chữa viêm mũi, nghẹt mũi
Nước nóng làm giảm đau bụng kinh
Uống nước nóng cũng giúp giảm bớt đau bụng khi đang hành kinh. Độ nóng của nước giúp làm dịu và dễ chịu các cơ bụng, giúp chữa các cơn đau bụng kinh .
Phòng bệnh
Nước nóng giải độc
Các nghiên cứu cho biết: nước nóng có thể giúp cơ thể giải độc. Khi nước đủ nóng và uống với lượng đủ nhiều ( khoảng 200ml) sẽ có tác dụng tăng nhiệt độ cơ thể, gây đổ mồ hôi. Khi cơ thể đổ mồ hôi giúp thải trừ chất độc và giúp làm sạch các lỗ chân lông.
Uống nước nóng gây đổ mồ hôi giúp cơ thể thải độc
Chống lão hóa sớm
Nước nóng giúp làm lành các tế bào da, làm tăng tính đàn hồi của da và làm giảm ảnh hưởng của các gốc tự do. Nhờ đó, làn da bị tổn thương của bạn sẽ trở nên mịn màng hơn.
Video đang HOT
Giảm stress
Nếu bạn uống một tách nước nóng có thể giúp đối phó với stress và lo lắng. Một nghiên cứu trước đây thấy rằng uống nước nóng, trà và cà phê, có thể làm giảm stress và giảm cảm giác lo lắng. Bên cạnh tác dụng của chất caffeine, nhiệt độ ấm áp cũng đóng vai trò trong việc cải thiện tâm trạng của bạn khi bị stress.
Ngăn ngừa mụn trứng cá và mụn nhọt
Uống nước nóng, giúp làm sạch sâu trong da cơ thể bạn và loại bỏ nguyên nhân chính gây ra mụn trứng cá.
Giúp tóc chắc khỏe bóng mượt
Nếu bạn uống nước nóng là cách tốt để có được mái tóc mềm mại và bóng mượt. Nước nóng tiếp thêm sinh lực cho dây thần kinh trong chân tóc và kích thích chúng hoạt động. Điều này giúp bạn có được mái tóc bóng mượt tự nhiên và chắc khỏe. Ngoài ra uống nước nóng còn có tác dụng kích thích sự phát triển của chân tóc, giúp tóc nhanh mọc. Nước nóng cũng giúp da đầu bạn ngậm nước, chống lại da đầu khô và gàu.
Uống nước nóng giúp mái tóc khỏe đẹp bóng mượt
Giảm cân
Uống nước nóng rất tốt để duy trì sự trao đổi chất hiệu quả, điều mà bạn cần nếu đang cố gắng giảm một vài ký. Cách tốt nhất để làm điều này là khởi động quá trình trao đổi chất vào sáng sớm bằng một cốc nước chanh nóng. Mặt khác, nước nóng giúp bạn phá vỡ các mô mỡ trong cơ thể và giảm cân.
Tăng cường lưu thông máu và thúc đẩy hệ thần kinh khỏe mạnh
Uống nước nóng thường xuyên sẽ giúp cơ thể bạn tăng cường lưu thông máu, điều quan trọng đối với cơ bắp và hoạt động thần kinh. Ngoài ra nước nóng còn giúp giữ hệ thần kinh khỏe mạnh bằng cách phá hủy chất béo xung quanh dây thần kinh.
Thúc đẩy tiêu hóa, tăng nhu động ruột
Uống nước nóng có lợi ích đặc biệt cho quá trình tiêu hóa. Các nghiên cứu chỉ ra rằng uống nước lạnh trong và sau khi ăn có thể làm đông cứng chất béo trong thức ăn. Điều này dẫn đến tích tụ chất béo trong đường ruột và cuối cùng có thể dẫn đến ung thư ruột. Trong khi nếu bạn uống một ly nước nóng, bạn có thể tránh được vấn đề này. Nước nóng có lợi cho tiêu hóa, nhưng bạn nên uống sau bữa ăn khoảng nửa giờ.
Nước nóng còn giúp hoạt động của đường ruột nhịp nhàng, khỏe mạnh và giảm đau. Nếu bạn bị thiếu nước có thể gây ra táo bón mãn tính. Khi đó phân bị ứ đọng trong ruột nên ruột hoạt động chậm hơn. Nếu bạn uống một ly nước nóng vào mỗi buổi sáng khi dạ dày còn trống, nó phân giải bất kỳ thực phẩm còn sót lại và làm cho chuyển động của ruột nhẹ nhàng, đều đặn hơn, giảm táo bón hiệu quả.
Nên uống trà và cà phê nóng
Khi pha với trà hoặc cà phê với nước nóng sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn cho sức khoẻ. Cà phê và trà có caffein có thể gây mất nước, đặc biệt ở liều cao, nhưng chúng cũng mang lại một số lợi ích về mặt sức khỏe nếu uống ở mức độ vừa phải.
Uống trà hay cà phê nóng giảm nguy cơ bệnh: Parkinson, một số bệnh ung thư, bệnh tiểu đường loại 2, bệnh gan và bệnh tim mạch.
Các nghiên cứu khác đã tìm ra mối liên quan giữa việc tiêu thụ cà phê vừa phải và giảm nguy cơ bệnh Parkinson, một số bệnh ung thư, bệnh tiểu đường loại 2, bệnh gan và bệnh tim mạch. Trà có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ, bệnh tim, bệnh tiểu đường týp 2 và bệnh gan.
Theo SK&ĐS
Ô nhiễm không khí làm chết hơn 4 triệu người mỗi năm
Thơi gian gân đây, sô ca măc bênh vê hô hâp tăng cao khiên nhiêu bênh viên qua tai.
Theo số liệu của WHO, mỗi năm có 4,2 triệu người tử vong do tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm; 3,8 triệu người tử vong vì tiếp xúc với khói bếp, nhiên liệu bẩn; 91% dân số thế giới sống ở khu vực có chất lượng không khí ô nhiễm vượt quá mức cho phép.
PGS.TS.BS Vũ Văn Giáp - Tổng thư ký Hội Hô hấp Việt Nam, Phó giám đốc Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai - cảnh báo ô nhiễm không khí là kẻ hại chết người thầm lặng. Chúng gây ảnh hưởng trực tiếp đến người già, phụ nữ có thai, trẻ em.
Tại Bệnh viện Nhi đồng 1, từ tháng 8-10, số bệnh nhi đến khám do bệnh lý đường hô hấp tăng khoảng 12% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, nhiều nhất là trẻ dưới 5 tuổi.
Số người đến khám về đường hô hấp tăng vọt khiến nhiều bệnh viện quá tải. Ảnh: Quỳnh Trang.
Còn tại Bệnh viện Nhi đồng 2 (TPHCM), mỗi ngày trung bình Khoa điều trị nội trú khoảng 280-300 lượt bệnh/ngày. Riêng tháng 8 và tháng 9 vừa qua, có tới 180.000 lượt bệnh nhân đến khám khô hấp, hen suyễn.
BSCKII Nguyễn Hoàng Phong, Trưởng khoa Hô hấp 1, Bệnh viện Nhi đồng 2, cho biết khoa luôn trong tình trạng quá tải vì bệnh nhân đến khám và nhập viện điều trị tăng mạnh.
Thời điểm này được coi là giai đoạn bệnh đường hô hấp tăng cao nhất trong năm. Bởi nó trùng vào đỉnh mùa bệnh hàng năm (tháng giao mùa từ tháng 9 đến tháng 11). Một nguyên nhân khác có ảnh hưởng lớn không kém là chỉ số ô nhiễm không khí luôn ở mức báo động, gây hại cho sức khỏe.
Những bệnh đường hô hấp do ô nhiễm không khí gây nên
Cơ quan đầu tiên bị ảnh hưởng bởi bụi mịn, không khí bị ô nhiễm đó chính là hệ hô hấp. Một số dấu hiệu tại chỗ như ho, đau rát họng, chảy mũi, ngạt mũi và triệu chứng giả cúm. Ngoài ra, bụi mịn còn gây nên các triệu chứng như viêm đường thở, viêm phế quản, làm giảm chức năng phổi, tăng nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp, xơ phổi, gia tăng khả năng đột quỵ.
Theo PGS.TS Vũ Xuân Phú - Phó Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, nếu tiếp xúc lâu dài với không khí ô nhiễm, cơ thể sẽ nhiễm các bệnh nặng và mạn tính như hen suyễn, dị ứng, tắc nghẽn phổi, khí phế thũng mãn, thậm chí ung thư phổi.
Mỗi năm, có 600.000 trẻ dưới 5 tuổi tử vong vì ô nhiễm không khí.
Đặc biệt, phụ nữ mang thai khi tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm trong thời gian dài sẽ dẫn tới suy giảm chức năng phổi của trẻ sinh ra sau này. Đây cũng là tác nhân làm gia tăng sảy thai và dị tật bẩm sinh. Mỗi năm, có 600.000 trẻ em dưới 5 tuổi tử vong vì tác hại của ô nhiễm không khí.
Các hậu quả này rất nguy hại cho sức khỏe nhưng lại không xuất hiện ngay lập tức, khi có biểu hiện rõ thì rất khó phục hồi.
Chủ động bảo vệ đường hô hấp ngay trong nhà
Để bảo vệ sức khỏe, nhất là trẻ nhỏ khỏi ảnh hưởng của ô nhiễm không khí, người dân cần sử dụng các biện pháp như:
- Đeo khẩu trang, trang bị kính, áo chống nắng khi di chuyển bên ngoài để giảm bớt tiếp xúc với khói bụi. Hạn chế lưu thông vào giờ cao điểm, tránh khu vực ô nhiễm nặng như khu công nghiệp, đường cao tốc...
- Hạn chế việc cho trẻ vui chơi ngoài trời trong thời điểm ô nhiễm không khí tăng cao
- Vệ sinh mắt, mũi mỗi ngày nhằm làm sạch vi khuẩn, bụi bẩn, hỗ trợ loại bỏ tác nhân gây bệnh viêm mũi, viêm xoang.
- Không nên ngoáy mũi, dụi mắt khi có dấu hiệu ngứa hoặc viêm.
- Uống nhiều nước để làm loãng niêm dịch, giúp dẫn lưu của mũi xoang tốt hơn, tránh ứ đọng vi khuẩn, bụi bẩn. nên sự dẫn lưu của mũi xoang tốt hơn, tránh ứ đọng bụi bẩn, vi khuẩn.
- Bổ sung rau xanh, vitamin để đảm bảo sức đề kháng, cơ thể khỏe từ bên trong.
Phụ huynh nên hạn chế cho trẻ vui chơi ở khu vực ô nhiễm nặng. Khi ra đường cần đeo khẩu trang để tránh tiếp xúc với bụi. Ảnh: Freepik.
Cơ quan Bảo vệ Môi sinh Mỹ ước tính tình trạng ô nhiễm không khí trong nhà có thể cao gấp 8 lần ô nhiễm không khí ngoài trời. Chính vì vậy, người dân cần đặc biệt chú ý giữ sạch nguồn không khí trong nhà bằng một số biện pháp:
- Giữ nhà cửa luôn khô ráo, thoáng mát, vệ sinh, hút bụi, lau chùi đồ đạc, sàn nhà thường xuyên để hạn chế bụi tích tụ.
- Sử dụng các loại điều hòa không khí, máy lọc không khí để giải phóng các gốc OH tự do, hấp thụ Hydro của những yếu tố gây ô nhiễm nhằm ức chế hoạt động của chúng.
Theo Zing
Khổ sở vì tóc đầy gàu khi vào mùa hanh khô thì hãy bỏ túi ngay một "rổ" tips sau đây để trị gàu dứt điểm Càng vào mùa hanh khô thì da đầu của chúng ta lại càng dễ bị khô, vì thế nên bạn cần thay đổi cách chăm sóc tóc để bảo vệ da đầu luôn sạch sẽ trong thời điểm này nhé! Gàu là tình trạng phổ biến có thể gặp phải ở cả nam giới lẫn nữ giới. Đặc biệt, cứ vào những ngày...