Mùa đông trẻ dễ bị còi xương
Theo một số tài liệu nghiên cứu của Bệnh viện Nhi Trung Ương, ở nước ta tỉ lệ bệnh còi xương chiếm khoảng 9,4%. Còi xương ở trẻ thường xảy ra chủ yếu ở độ tuổi dưới 3 tuổi. Bệnh làm cho xương mềm, xốp, đồng thời làm biến dạng xương ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Nguyên nhân trẻ bị còi xương
Còi xương là bệnh do rối loạn chuyển hoá vitamin D hoặc thiếu vitaminD. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến trẻ bị còi xương như thiếu nắng mặt trời – đây là nguyên nhân hay gặp nhất do thói quen kiêng cữ, sợ trẻ tiếp xúc với nắng. Nhà ở chật chội, thiếu ánh sáng, trẻ sinh vào mùa đông mặc quá nhiều quần áo, không được đưa ra ngoài trời tắm nắng hoặc ở vùng cao có nhiều mây mù… là những nguyên nhân khiến tiến trình tự tổng hợp vitamin D bị ảnh hưởng. Nguyên nhân thứ hai là chế độ ăn uống không hợp lý, không được bú sữa mẹ thường xuyên, bị tiêu chảy làm giảm hấp thu vitamin D.
Phơi nắng cho trẻ để dự phòng thiếu vitamin D tránh còi xương
Những trẻ dễ bị còi xương là các bé được cho ăn bột sớm, ăn bột nhiều (gây ức chế hấp thu canxi). Trẻ đẻ non, đẻ sinh đôi, trẻ không bú mẹ, trẻ quá bụ bẫm, trẻ sinh vào mùa đông cũng dễ bị bệnh này.
Một nguyên nhân khác khiến trẻ còi xương là do chế độ ăn thiếu canxi, phốt pho, vitamin và chất khoáng khác hoặc mắc một số bệnh đường tiêu hoá làm giảm hấp thu vitamin D3. Một số ít trẻ bị bệnh vì di truyền – do trong quá trình mang thai, người mẹ gặp một số vấn đề về sức khỏe và tình trạng ô nhiễm môi trường cũng có thể ảnh hưởng.
Bệnh còi xương khác với bệnh suy dinh dưỡng, bệnh suy dinh dưỡng là do thiếu calo, protein, làm cho trẻ chậm phát triển về thể chất, “thấp bé nhẹ cân”, còn bệnh còi xương thường xuất hiện ở những trẻ được ăn đầy đủ về năng lượng, thậm chí còn gặp ở những trẻ cân nặng còn cao hơn so với cùng lứa tuổi. Chính vì vậy mà nhiều bà mẹ đã không chú ý, bỏ qua các dấu hiệu của bệnh, đến khi có biến chứng mới đưa con đi khám.
Video đang HOT
Phát hiện trẻ bị còi xương
Khi trẻ bị còi xương thường được chia ra 2 giai đoạn.
Giai đoạn thứ nhất: Ở giai đoạn này bệnh thường có biểu hiện ở mức độ nhẹ, thường khởi phát trong khoảng thời gian 6 tháng đầu đời của trẻ. Trẻ có những biểu hiện như ngủ không ngon, đổ mồ hôi nhiều hoặc bị chứng rôm sảy… thì nên chú ý chăm sóc trẻ cẩn thận hơn.
Nếu thấy trẻ mọc ít tóc, phần tóc khá mỏng đặc biệt là phần tóc phía trước và sau gáy thì khả năng bị còi xương là rất cao. Trong trường hợp này, bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được khám và tư vấn một cách đầy đủ.
Giai đoạn thứ hai: Giai đoạn còi xương ở thể nặng, bệnh cũng xuất hiện trong thời điểm 6 tháng đầu đời. Nhưng các hoạt động của trẻ kém hơn bình thường, chân tay uể oải, chân có dáng vòng kiềng, những mảng hói lớn trên da đầu của trẻ… Bệnh còi xương ở giai đoạn nặng, bạn sẽ thấy xương của trẻ mềm đến mức khi chạm vào có cảm giác như trẻ không có xương. Hình dáng đầu của trẻ cũng bị thay đổi, vùng đỉnh đầu và phía trước gần như nhô to hơn. Phần xương ở cổ tay và ngón tay có xu hướng nhô hẳn lên. Chứng còi xương có thể làm thay đổi khung xương chậu và trở thành dấu hiệu nghiêm trọng trong quá trình phát triển của các trẻ gái.
Còi xương có phòng được?
Trong vòng 3 năm đầu đời, khoảng 70% trẻ em có thể thoát khỏi tình trạng còi xương nếu cha mẹ chăm sóc đúng cách.
Để phòng bệnh còi xương cho trẻ, theo các chuyên gia dinh dưỡng tốt nhất là bà mẹ thời kỳ mang thai và cho con bú phải ăn uống đầy đủ, uống bổ sung thêm viên sắt, canxi… và nhất là không quên tắm nắng.
- Đối với trẻ em, cho bú mẹ sớm ngay sau khi sinh và bú mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu. Đến tuổi ăn dặm, cần cho trẻ ăn đầy đủ và cân đối 4 nhóm thức ăn là chất bột, chất đạm, chất béo, vitamin và muối khoáng.
- Trẻ sau sinh 1 tháng cần được tắm nắng mỗi ngày 15 phút vào lúc mặt trời mọc (nên trước 9 giờ sáng) và ánh nắng phải chiếu trực tiếp trên bề mặt da mu tay, chân, bụng, lưng, ngực.
- Vào mùa đông, bạn cần cho con uống mộtd liều vitamin D3 để điều trị dự phòng. Có thể 6 tháng cho trẻ uống nhắc lại một lần. Ngoài ra, trong thai kỳ có thể uống vitamin D3 vào lúc thai được 7 tháng.
Theo SKDS
Muốn chống còi xương, phải phơi nắng đúng cách!
Nhiều người biết trẻ em thiếu Vitamin D sẽ mắc bệnh còi xương. Xin lưu ý là còi xương khác với suy dinh dưỡng. Một cách các bà mẹ hay làm ngoài việc cho trẻ uống Vitamin D là mang con em mình ra phơi nắng.
Ở người lớn, thiếu Vitamin D cũng gây ra những hậu quả nghiêm trọng như loãng xương và ung thư xương. Sự thiếu hụt vitamin D ở người lớn còn làm gia tăng nguy cơ các bệnh ung thư, bệnh tim mạch, bệnh đa xơ cứng, viêm khớp dạng thấp, và đái tháo đường type 1.
Cơ thể có thể hấp thụ từ thức ăn khác đủ lượng các Vitamin cần thiết khác như A, C, B1 nếu như bạn có một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Với Vitamin D thì khác, thức ăn chỉ cung cấp khoảng 10% Vitamin D, lượng còn lại là do cơ thể tự quang hợp dưới ánh sáng mặt trời.
Bởi vậy, cách tốt nhất để tránh thiếu Vitamin D là phơi nắng. Nghe thấy thế, bạn đừng vội vàng chạy ào ra trời nắng. Khi đi trên phố, lúc kẹt xe, đừng vội vàng bỏ khẩu trang, ngẩng mặt hân hoan đón ánh mặt trời. Phơi nắng không phải là không có hại. Dễ thấy nhất là nhan sắc sẽ bị hủy hoại đáng kể, điều đó cũng không nguy hiểm bằng phơi nắng nhiều có thể dẫn đến ung thư huyết sắc tố ở da. Chưa kể, không có khẩu trang, bạn còn hít vào một lượng bụi và khói đáng kể nữa, ít nhất cũng làm bạn rát họng.
Vậy làm cách nào?
Bạn cứ tiếp tục duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý đầy đủ rau quả, thịt, cá, bơ, sữa và phơi nắng theo cách sau đây nếu lo lắng về Vitamin D:
- Lúc nào: Từ 10h sáng đến 3h chiều (sớm và muộn hơn không có tác dụng tổng hợp Vitamin D).
- Bao lâu: 5 - 10 phút.
- Như thế nào: phơi nắng 2 cánh tay và 2 chân, hoặc chỉ cần phơi 2 cánh tay, 2 bàn tay và mặt cũng đủ. Da là một bộ máy tổng hợp Vitamin D phi thường.
- Bao nhiều lần: 2 - 3 lần một tuần.
Bạn muốn bôi kem chống nắng, rồi nằm phơi luôn một thể? Nếu bạn muốn có làn da thì bạn cứ làm thế tự nhiên. Còn nếu bạn muốn tổng hợp Vitamin D thì đừng bôi kem chống nắng, vì chỉ cần loại kem chống nắng nhẹ nhất cũng làm giảm khả năng tổng hợp Vitamin D đi 95% rồi. Ở xứ nhiệt đới như Việt Nam, vài phút buổi trưa đi ra ngoài là đủ Vitamin D cho cơ thể rồi.
TS. Bs. Quốc Nguyễn
Theo Dân trí
Mối nguy khi dùng vitamin D quá liều Vitamin D rất cần thiết trong cấu tạo xương và một số ích lợi khác cho sức khỏe. Tuy nhiên, bổ sung thiếu hoặc thừa cũng đều khõng tốt. Như vậy, dựa theo tiêu chuẩn ước tính này, rất nhiều người ở trong tình trạng khõng đủ hay thiếu nồng độ vitamin D cần thiết cho sức khỏe. Các chuyên gia cho rằng...