Mùa dong riềng ở Bình Liêu
Mùa thu hoạch củ dong riềng ở Bình Liêu bắt đầu từ cuối tháng 11 hàng năm và kéo dài khoảng 1 tháng. Đó cũng là thời điểm khi người dân đã gặt xong cây lúa, các cánh đồng chỉ còn trơ những lớp rạ trở thành nơi phơi miến dong. Mùa dong riềng vào dịp gần Tết, cũng là khi những người đàn ông trong làng tranh thủ đi làm thuê khắp nơi để lấy tiền tiêu tết. Do vậy, vào mùa dong riềng, người ta chỉ thấy những người phụ nữ trên cánh đồng và cả những xưởng làm miến.
Mùa thu hoạch dong riềng ở Bình Liêu vào dịp giáp Tết, đàn ông đi làm thuê nên trên cánh đồng chỉ có phụ nữ làm công việc này.
Chúng tôi có mặt tại xã Húc Động đúng vào vụ bà con thu hoạch dong riềng. Đây là nguồn nguyên liệu chính để sản xuất ra sản phẩm miến dong nổi tiếng mang thương hiệu Bình Liêu. Húc Động có diện tích trồng dong riềng hơn 51ha và là xã trồng dong nhiều nhất huyện. Năm nay sản lượng dong ở Húc Động đạt khoảng 2.000 tấn củ.
Nhiều phụ nữ địu cả con ra đồng đào củ dong.
Dong thu hoạch ngoài ruộng được đưa về xếp thành đống lớn trước khi xay xát.
Người điều khiển máy xay xát củ rong cũng là phụ nữ.
Video đang HOT
Chị Đặng Thị Quý, thôn Mó Túc, xã Húc Động làm bột rong để sản xuất miến.
Trong các xưởng chế biến miến dong, phụ nữ cũng đóng vai trò chính.
Hiện tại diện tích vùng trồng dong riềng trên địa bàn huyện Bình Liêu ước tính hơn 123ha, sản lượng củ đạt 4.900 tấn cho ra khoảng 70 tấn miến dong sản phẩm. Huyện Bình Liêu có 20 cơ sở sản xuất miến dong quy mô HTX và hộ gia đình. Với số lượng cơ sở sản xuất này về cơ bản tiêu thụ hết nguồn nguyên liệu dong riềng cho bà con.
Dong sau khi chế biến được phơi trên những cánh đồng đã gặt.
Miến dong được phơi trên các con đường làng.
Sản phẩm miến dong được trưng bày tại gian hàng giới thiệu các sản phẩm nông thôn mới của huyện Bình Liêu.
Theo Nghị quyết 165/NQ-HĐND huyện Bình Liêu về quy hoạch sản xuất hàng hoá tập trung năm 2015, định hướng đến năm 2020 để quy hoạch vùng tập trung dong riềng trên diện tích 500ha, đã quy hoạch 5 xã thành vùng trồng dong riêng chủ lực (Húc Động, Đồng Tâm, Lục Hồn, Tình Húc và Vô Ngại).
Theo Công Thành (Báo Quảng Ninh)
Dân dã củ mì tinh luộc
Cây mì tinh còn gọi là huỳnh tinh (miền Nam), mình tinh (miền Trung), dong riềng (miền Bắc), tên khoa học là Maranta arundinacea.
Củ mì tinh được bán ngoài chợ.
Cây mì tinh thân mềm, cao khoảng 0,5 - 0,7m, lá màu xanh (giống lá dong), dáng tròn dài, gân lá song song, cuống dài thành bẹ bao phủ thân cây. Hoa màu trắng, củ có nhiều tinh bột (85 - 90 %) được dùng để chế biến thức ăn: xay thành bột để làm miến, làm bánh hay luộc chín ăn như một thứ quà vặt. Còn nhớ, trong những ngày hè, má tôi thường luộc củ mì tinh cho chúng tôi ăn...
Một hôm, đi chợ An Hòa (TP. Cần Thơ) tôi bỗng bắt gặp người bán củ mì tinh trước chợ, ký ức tuổi thơ trong tôi chợt ùa về và tôi vội vàng mua ngay 2 ký để luộc ăn. Nhìn củ mì tinh trắng ngà, trông giống như củ khoai mì, mình suôn dài, có những đốt ngắn, vỏ mỏng có lớp vỏ phủ ngoài như vảy cá, thịt có nhiều xơ, khiến tôi miên man nhớ lại thời cắp sách đến trường hay mua quà vặt để ăn, trong đó có củ mì tinh luộc. Tôi không thể lý giải được vì sao tôi lại thích củ mì tinh luộc đến thế? Phải chăng đó là món ăn rẻ tiền hay vì sức hấp dẫn và quyến rủ bởi cái vị bùi bùi, ngọt nhạt, giòn giòn và mùi thơm đặc trưng của nó?
Hương vị bùi bùi của củ mì tinh luộc gợi nhớ về một thức quà quê quen thuộc.
Sau khi mua củ mì tinh về nhà, tôi vội vàng cho vào thau nước rửa sạch bùn đất. Dùng dao gọt bỏ những phần già. Lột lớp vỏ phủ bên ngoài, cắt thành khúc ngắn cho vào nồi với một ít nước ngập xăm xắp cùng nhúm muối bọt cho có vị đậm đà. Sau đó, tôi bắc nồi lên bếp nấu sôi khoảng 30 phút. Dùng đũa xom thử thấy củ mì tinh mềm là chín. Thế là, tôi nhắc nồi xuống đổ củ mì tinh ra rổ, xếp ra dĩa.
Thật đấm ấm và hạnh phúc khi cả gia đình họp mặt đông đủ thưởng thức món củ mì tinh luộc nóng hổi, thơm lừng. Dùng tay nhón lấy củ mì tinh cho vào miệng nhai chậm rãi, nuốt chất bột tinh túy, nhả phần xơ, lòng tôi rộn ràng thật khó tả khi cảm nhận được hương vị bùi bùi, giòn, thơm của củ mì tinh ngày nào lan tỏa vào miệng như đánh thức mọi giác quan. Hình ảnh củ mì tinh làm tôi luyến nhớ về một món ăn dân dã nơi quê nhà tưởng chừng đã mai một trong sự phát triển ồ ạt của nông thôn ngày nay.
Theo LĐO











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bé gái 4 tuổi đứng một mình trên cầu tiết lộ câu chuyện bàng hoàng

Bình Định: Phát hiện thi thể đang phân hủy bên bờ suối

Quảng Trị: Nam shipper bị sét đánh hôn mê sâu

Cháy nhà 2 tầng ở TPHCM, 1 người tử vong trong phòng ngủ

TP.HCM: Phát hiện người đàn ông tử vong trong khách sạn ở Gò Vấp

Vụ chặn quốc lộ cho đoàn xe doanh nhân qua đường: Phát hiện thêm vi phạm

Phú Quốc: Xử lý một khách nước ngoài chạy xe buông tay, đánh võng

Sụt chân cầu Tây Ninh, sự cố sân bay Tân Sơn Nhất: Bộ Xây dựng chỉ đạo 'nóng'

Đà Nẵng: Một trẻ em bị bò thả rông húc văng

Đang làm ruộng, một người bị sét đánh tử vong

Vụ công trình cầu vừa khánh thành ở Tây Ninh bị sụt lún: 'Không ai nghĩ mới làm đã hư'

Tây Ninh: Giải cứu thai phụ rơi xuống giếng sâu 20 m
Có thể bạn quan tâm

Quang Linh và Hằng Du Mục bất ngờ bị đại biểu gọi tên trên Quốc hội
Netizen
11:43:15 12/05/2025
Trí tuệ nhân tạo: Diệt cỏ dại bằng robot AI - Tương lai của ngành nông nghiệp
Thế giới số
11:40:57 12/05/2025
Triệu Lộ Tư 'xuống tóc' lấy lại hào quang nữ chính, mất 1s làm fan xao xuyến
Sao châu á
11:32:04 12/05/2025
OPPO Reno14 lộ hiệu năng ấn tượng
Đồ 2-tek
11:26:50 12/05/2025
Hủ tiếu gà trộn khô vừa ngon lại thanh mát, ăn nhẹ bụng cho ngày nắng nóng
Ẩm thực
11:17:25 12/05/2025
5 sai lầm khi sắm đồ nội thất khiến bạn rước bực vào người
Sáng tạo
11:08:49 12/05/2025
3 không khi ăn thịt ba chỉ
Sức khỏe
11:08:36 12/05/2025
Làm rõ hành vi lừa đảo và loạn luân ở "Tịnh thất Bồng Lai"
Pháp luật
11:00:16 12/05/2025
Chân váy maxi sành điệu, diện đi làm đi chơi đều đẹp
Thời trang
10:59:15 12/05/2025
Nhà Trắng thông báo đạt thỏa thuận với Trung Quốc
Thế giới
10:54:17 12/05/2025