Mùa đông năm nay, Hà Nội có tuyết rơi?
Tuyết bất ngờ rơi vào mùa đông năm trước, nhiều người đang háo hức chờ đợi xem mùa đông nay, Hà Nội có tuyết rơi hay không?
Mùa đông năm ngoái, lần đầu tiên trong lịch sử, Việt Nam ghi nhận có đến 28 địa phương có tuyết rơi (ảnh minh họa)
Theo các chuyên gia khí tượng, năm 2015, El Nino đạt cường độ kỷ lục và ảnh hưởng sâu sắc đến thời tiết Việt Nam. Nhiệt độ trên phạm vi toàn quốc cao hơn trung bình nhiều năm từ 0,5 – 1,5 độ C khiến mùa đông ở miền Bắc đến muộn và khí hậu không lạnh.
Vào nhưng thang chinh đông từ tháng 12 đến tháng 2/2016, nhiêt đô trung binh vân giư ơ mưc cao hơn so vơi nhiêu năm. Thời tiết se lạnh về đêm và sáng sớm nhưng chuyển nắng gay gắt vào ban ngày với nhiệt độ duy trì trên 30 độ C.
Tuy nhiên, từ ngày 24-25/1/2016, tuyết bất ngờ rơi ở nhiều địa phương. Trong đó có những địa phương lần đầu trong lịch sử ghi nhận tuyết rơi như Mường Lát (Thanh Hóa), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Kỳ Sơn (Nghệ An)…
Tại Hà Nội cũng ghi nhận có tuyết rơi ở khu vực vườn quốc gia Ba Vì với mật độ khá dày. Sự việc đã gây sự chú ý đặc biệt của người dân Thủ đô.
Mùa đông xuân 2016-2017, các đợt không khí lạnh đã bắt đầu hoạt động ở khu vực Bắc Bộ. Nhiều người đang tò mò không biết mùa đông năm nay, liệu Hà Nội có tuyết rơi hay không?
Video đang HOT
Về vấn đề này, ông Phạm Văn Xuyên – Trưởng phòng Dự báo Đài KTTV đồng bằng Bắc Bộ cho hay, năm 2015 và đầu năm 2016, thời tiết quá dị thường và khó dự đoán.
Lần đầu tiên trong lịch sử, Việt Nam ghi nhận có đến 28 địa phương có tuyết rơi. Ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ, ngày 24/1/2016, tuyết rơi ở tại núi Ba Vì (Hà Nội) với mật độ khá dày, đây là hiện tượng thời tiết cực hiếm xảy ra tại đây.
Theo ông Xuyên, nói tuyết rơi tháng 1/2016 là lần đầu tiên xảy ra ở Hà Nội là chưa chính xác. Khoảng 40 năm trước, trên khu vực rừng quốc gia Ba Vì đã ghi nhận một lần có tuyết rơi nhưng với mật độ không nhiều, không được công bố nên ít người biết đến.
Nhận định về mùa đông năm nay có tuyết rơi hay không, ông Xuyên cho hay: “Khả năng năm nay Hà Nội có tuyết rơi là khó xảy ra. Vì năm vừa rồi thời tiết quá dị thường nên tuyết mới rơi, còn theo quy luật có khi phải 40 năm hoặc đến 100 năm sau Hà Nội mới có tuyết rơi”.
Đối với Sa Pa (Lào Cai), nơi có tuyết rơi nhiều nhất ở Việt Nam, ông Lưu Minh Hải – GĐ Đài KTTV Lào Cai nhận định: “Xác xuất có tuyết rơi mùa đông năm nay là rất thấp”.
Theo kinh nghiệm của ông Hải, thường thì tuyết sẽ rơi không rơi liên tục mà rơi gián đoạn. Năm 2014 và 2016, Sa Pa có tuyết rơi. Năm 2015 không có, vì thế khả năng 2017 cũng sẽ khó có tuyết rơi.
Tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp và khó lường của thời tiết như hiện nay, ông Hải cũng chưa dám chắc chắn: “Phải khi nào có đợt không khí lạnh cực mạnh, nhìn bản đồ nhiệt chúng tôi mới dám khẳng định có tuyết hay không”.
Theo Triệu Quang (Dân Việt)
Vì sao mùa đông năm nay nắng nóng bất thường?
Dù đã đón những đợt không khí lạnh, nhiều nơi rét đậm, rét hại nhưng ngay sau đó, thời tiết miền Bắc lại phổ biến có nắng nóng trên diện rộng.
Nắng nóng vẫn diễn ra ở nhiều nơi tại miền Bắc dù đã lập đông. Ảnh minh họa Hồng Phú.
Đối với người dân ở khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, thang 11 hằng năm là thời điểm băt đâu co nhiêu đơt ret cua mua đông.
Tuy nhiên, thời gian này, nhiêt đô các tỉnh miền Bắc luôn duy tri ơ ngương 26 - 32 đô C. Mưc nhiêt cao kem theo năng manh khiên nhiêu ngươi ra đương vân lâm tương đang trong khoang thơi gian cua mua he.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương, từ ngày 7/11, miền Bắc đã chính thức lập đông. Cùng thời điểm này, từ 8-11/11, miền Bắc đón một đợt không khí lạnh cường độ mạnh khiến nền nhiệt độ các nơi giảm xuống từ 15-18 độ C; vùng núi nhiều nơi 6-8 độ C, trời rét, rét đậm, rét hại.
Tuy nhiên, ngay khi đợt không khí lạnh vừa qua đi, nhiệt độ các tỉnh miền Bắc lại tăng nhanh chóng mặt. Từ ngày 12/11 đến nay, nắng nóng xảy ra ở nhiều nơi với nhiệt độ cao nhất có nơi lên đến 32 độ C như Sơn La, Điện Biên...
Ngày 15/11, trao đổi với PV, ông Phạm Văn Xuyên - Trưởng phòng dự báo Đài KTTV Đồng bằng Bắc Bộ cho hay, những năm trước, sau mỗi đợt rét thì nhiệt độ vẫn tăng cao nhưng chỉ phổ biến ở ngưỡng 22-25 độ C chứ không cao đến ngưỡng 30-32 độ C như năm nay.
"Nguyên nhân là do nước ta đang chịu ảnh hưởng của El Nino (nóng) cực đại. Hiện tượng El Nino kéo dài năm 2015-2016 còn cao hơn cả mức trong lịch sử năm 1997-1998 nên thời tiết có nhiều diễn biến bất thường trong những tháng cuối năm", ông Xuyên cho hay.
Theo ông Xuyên, nửa đầu tháng 11 năm nay, thời tiết nước ta bắt đầu nghiêng về pha La Nina (lạnh). Đây cũng là giai đoạn giao mùa sau thời kì El Nino kéo dài nên thời tiết phổ biến kiểu lạnh 3-4 ngày rồi nhiệt độ lại tăng cao.
Sang tháng 12, kiểu thời tiết hết lạnh chuyển sang nóng vẫn sẽ tiếp diễn nhưng nhiệt độ không cao bất thường như tháng 11. Ông Xuyên nhận định, nhiệt độ cao nhất tháng 12 chỉ khoảng 27-28 độ C và sau đợt rét đậm đầu tiên xảy ra (khoảng giữa tháng 12) thì nhiệt cao nhất chỉ còn duy trì ở ngưỡng 22-23 độ C.
Do ảnh hưởng của giai đoạn giao mùa từ El Nino sang La Nina, trong những tháng cuối năm 2016 và đầu năm 2017 bão sẽ kết thúc muộn, gió mùa đông bắc hoạt động sớm, mưa lũ tiếp tục xuất hiện với tần suất cao hơn năm 2015 trên khu vực miền Trung.
Theo dự báo, 3 tháng cuối năm 2016, bão và áp thấp nhiệt đới sẽ có khả năng xuất hiện trên Biển Đông khoảng 4 cơn, trong đó, ảnh hưởng đến đất liền nước ta khoảng 2 cơn. Ngoài ra, bão và áp thấp nhiệt đới khả năng còn hoạt động ở khu vực phía nam Biển Đông trong tháng 1-2/2017.
Theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng Thủy văn trung ương, nhiệt độ trung bình toàn quốc từ tháng 5-9/2016 phổ biến cao hơn trung bình nhiều năm từ 0,5-1,5 độ C. Trong đó, khu vực phía Bắc có nền nhiệt độ cao hơn khu vực phía Nam, riêng tháng 6, khu đồng bằng Bắc Bộ cao hơn trung bình nhiều năm khoảng 2,5 độ C. Cục Quản lí Đại dương và Khí quyển quốc gia Hoa Kì cũng chỉ ra, 9 tháng đầu năm 2016 là giai đoạn ấm nóng kỉ lục không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Không loại trừ khả năng, năm 2016 sẽ phá vỡ kỉ lục năm 2015 để trở thành năm nóng nhất trong lịch sử tính từ năm 1880 trở lại đây.
Theo Triệu Quang (Dân Việt)
Cành cây cổ thụ rơi trúng 2 người đi xe máy Mặc dù trời không mưa gió nhưng một nhánh cây dầu cổ thụ bất ngờ gãy, rơi trúng 2 người đi trên một chiếc xe máy. Sự cố xảy ra vào khoảng 20h tối 10/11, tại đường Nguyễn Tri Phương (phường 5, quận 10, TPHCM). Theo thông tin ban đầu, thời điểm trên, anh Cao Thanh Lộc (36 tuổi, giám đốc một công...