Mùa đông lạnh, không giữ ấm 4 bộ phận này cơ thể sẽ nhiễm bệnh, ốm yếu
Mũi, bụng, chân và khớp gối là những bộ phận cần phải giữ ấm trong mùa đông.
Mũi
Nếu bạn bảo vệ mũi không tốt vào mùa lạnh thì có thể dẫn đến các bệnh về đường hô hấp như sổ mũi, viêm mũi dị ứng, cảm lạnh, cảm cúm, viêm xoang… thậm chí nặng hơn có thể gây ra tình trạng khô mũi, vỡ mao mạch, chảy máu mũi ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ hô hấp.
Do đó, mũi tuy là bộ phận nhỏ xíu trên cơ thể nhưng bạn cũng cần lưu ý bảo vệ ngay khi trời lạnh. Tốt nhất là mỗi khi ra đường, bạn nên đeo khẩu trang che kín miệng lẫn mũi để hạn chế không khí lạnh xâm nhập. Đặc biệt, thỉnh thoảng bạn có thể dùng 2 tay xoa cho ấm rồi đặt lên 2 bên sống mũi sẽ giúp làm ấm mũi tức thì.
Bụng
Bụng là bộ phận liên quan mật thiết đến hệ tiêu hóa và cực kỳ nhạy cảm khi trời bắt đầu trở lạnh. Nếu bạn không giữ ấm bụng tốt sẽ có thể dẫn đến tình trạng nhiễm lạnh bụng, nhu động ruột tăng lên gây đi ngoài, tiêu chảy, nặng hơn có thể gây mất nước, sốt cao và mất sức đề kháng nghiêm trọng.
Do mùa đông lạnh, hầu như bạn nào cũng mặc nhiều lớp áo để chống lạnh nên phần bụng được giữ ấm hiệu quả. Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý một điều là ngoài việc chống lạnh từ bên ngoài thì bạn cũng nhớ làm ấm bụng từ bên trong. Tốt nhất, bạn nên tránh các loại đồ ăn thức uống quá lạnh mà hãy tăng cường sử dụng nước ấm, thức ăn ấm để tăng độ ấm cho bụng hơn.
Chân
Video đang HOT
Người ta vẫn nói “chân lạnh thì toàn thân lạnh” là bởi vì kinh mạch của thận, tỳ và dạ dày đều bắt nguồn từ chân. Nhưng do khoảng cách từ chân so với tim là xa nhất, con đường lưu thông máu cũng dài nhất, cho nên máu cung cấp luôn bị thiếu ở chân.
Để chân ấm hơn, bạn có thể ngâm chân bằng nước ấm khoảng 42 độ C là tốt nhất, nhằm thúc đẩy tuần hoàn máu, tăng nhiệt độ cho cơ thể. Mỗi ngày nên ngâm chân 20 phút, đồng thời mát xa huyệt Thông Tuyền ở lòng bàn chân, có tác dụng điều chỉnh kinh mạch ngũ tạng được thông thuận. Ngoài ra, không quên mang tất chân giúp giữ ấm hiệu quả.
Khớp gối
Các dây thần kinh ngoại biên bao quanh khớp gối rất nhạy cảm với sự thay đổi của thời tiết. Vào mùa đông, tuần hoàn máu ở khớp gối bị suy giảm, dễ gây đau nhức, sưng đỏ. Vì vậy, bạn phải luôn giữ ấm bằng các loại quần hay tất dài quá gối kết hợp với vận động nhẹ khớp gối để bộ phận này chuyển động linh hoạt hơn.
12 sai lầm tai hại bạn cần tránh vào mùa đông
Tắm lâu, uống ít nước, ngủ nướng,... những thói quen tưởng như quá đỗi bình thường vào mùa đông lại có thể gây nguy cơ sức khỏe khôn lường.
Không uống đủ nước: Cơ thể ta mất nước chủ yếu qua bài tiết và tiêu hóa. Vào mùa đông, cơ thể ít đổ mồ hôi hơn, do đó nhiều người có xu hướng uống ít nước hơn. Đây là một sai lầm tai hại, vì thiếu nước có thể gây táo bón, khó tiêu và các bệnh về thận.
Lười vận động: Cái lạnh mùa đông dễ khiến ta lười vận động tay chân. Tuy vậy, các chuyên gia khuyến cáo nên duy trì chế độ tập luyện đều đặn nhằm tăng cường miễn dịch và kéo dài tuổi thọ.
Không giữ ấm bàn tay và bàn chân: Nghiên cứu cho thấy giữ ấm bàn tay và bàn chân khi đi ngủ sẽ giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ. Bạn nên đeo tất chân khi đi ngủ để kéo dài thời gian ngủ và tránh thức giấc giữa chừng.
Tắm lâu với nước nóng: Tắm nước nóng vào mùa đông giúp làm dịu cả thể chất và tinh thần. Tuy nhiên, tắm nước nóng quá lâu có thể làm khô da, phá hủy các tế bào keratin ở lớp da trên cùng, gây viêm da, khô da và mẩn đỏ.
Mặc quá nhiều quần áo: Việc giữ ấm cơ thể là vô cùng quan trọng vào mùa đông, tuy nhiên mặc quá nhiều lớp quần áo có thể khiến bạn thấy nóng bức và đổ mồ hôi, dẫn đến mất nước cơ thể.
Ăn uống vô độ: Trời lạnh dễ khiến ta thèm ăn hơn, bởi cơ thể cần nhiều calo để chống chọi với cái lạnh. Tuy nhiên, thay vì ăn các món ăn vặt vô bổ, hãy chọn các loại thực phẩm lành mạnh như rau xanh và hoa quả giàu chất xơ, giúp bạn no lâu hơn.
Uống quá nhiều cà phê: Một tách cà phê nóng giữa trời đông lạnh giá nghe thật là hấp dẫn, nhưng nếu uống quá nhiều cà phê, lượng caffeine hấp thụ vào cơ thể có thể gây tác dụng phụ không mong muốn. Hãy chỉ uống tối đa 3 tách cà phê mỗi ngày.
Ngủ nướng: Vào mùa đông, đêm trở nên dài hơn và ngày ngắn hơn. Điều này làm rối loạn tuần hoàn sinh học, khiến cơ thể sản sinh nhiều hormone ngủ melatonin hơn, làm ta thấy uể oải và buồn ngủ. Hãy cố gắng chống chọi với cảm giác buồn ngủ để duy trì thói quen ngủ nghỉ hợp lý.
Lười ra khỏi nhà: Cái lạnh mùa đông khiến ta ngại ra khỏi nhà hơn. Điều này dễ khiến ta thụ động và lười biếng hơn, dẫn đến nguy cơ tăng cân, béo phì và nhiều vấn đề sức khỏe khác.
Tự ý sử dụng dược phẩm: Bị ốm là chuyện phổ biến vào mùa đông, nhưng việc tự uống thuốc mà không có chỉ dẫn, đặc biệt là thuốc kháng sinh, có thể gây hậu quả khôn lường. Tốt nhất là bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn trực tiếp.
Uống quá nhiều rượu bia: Chuyên gia cho hay một lượng nhỏ các loại rượu như rượu rum hay whisky có thể giúp làm ấm cơ thể vào mùa đông. Tuy nhiên uống quá nhiều rượu bia có thể dẫn đến các vấn đề về gan, thận và hệ miễn dịch.
Không dưỡng ẩm cho da: Dưỡng ẩm da là một công đoạn không thể bỏ qua nhằm ngăn ngừa tình trạng khô ráp da do thời tiết lạnh giá. Bạn nên sử dụng kem dưỡng ẩm và body lotion để bảo vệ làn da khi gió mùa về./.
Khắc phục chứng chân tay lạnh mùa đông Cháu 27 tuổi, gần đây khi trời lạnh cháu rất hay bị lạnh chân tay. Xin bác sĩ tư vấn cách khắc phục chứng bệnh này. Đỗ Ngọc (Hải Phòng) Ảnh minh họa Hệ tuần hoàn trong cơ thể bị trục trặc, quá trình lưu thông máu không ổn định khiến lượng máu đưa về bàn chân, bàn tay không được cung cấp...