Mùa đông, cần lưu ý những gì khi làm ‘chuyện ấy’?
Làm chuyện ấy vào mùa đông, cơ thể sẽ nhanh chóng cảm thấy nóng nhưng nếu bỏ chăn bạn lại rất dễ bị nhiễm lạnh, có thể khiến mạch máu co lại đột ngột gây chóng mặt, choáng váng, thậm chí đột quỵ.
Ảnh minh họa
Mùa đông không phải là lý do để xa cách, lẩn tránh mà là cơ hội để có thể cầm tay, ôm ấp và gần gũi cơ thể nhau nhiều hơn. Do đó dễ có hứng thú và nảy sinh ham muốn giữa các cặp vợ chồng và quan hệ được nồng nhiệt, mặn mà hơn.
Tuy nhiên, thời tiết rét buốt cũng làm các mạch máu co lại vì vậy cậu nhỏ khó cương cứng hơn, cô bé cũng trở nên khô hạn đặc biệt là khi cơ thể của bạn tình, bàn tay của bạn tình còn lạnh mà lại đụng chạm nhiều có khi còn gây tác dụng ngược lại.
Vì vậy việc sưởi ấm cơ thể, giữ ấm cơ thể trước lúc quan hệ rất quan trọng. Việc này đòi hỏi cần có thời gian dạo đầu dài hơn.
Trong khi quan hệ, cơ thể hoạt động sẽ sinh nhiệt nhiều, tương đương 120-200 calories mỗi giờ nên sẽ nhanh chóng cảm thấy nóng. Nếu cởi bỏ chăn dễ bị nhiễm lạnh, cảm lạnh, có khi khiến mạch máu co lại đột ngột gây cảm giác chóng mặt, choáng váng, thậm chí đột quỵ.
Vì vậy nếu có điều kiện nên để duy trì nhiệt độ phòng ở ngưỡng vừa phải tầm 20-25 độ C, hoặc dùng lò sưởi giữ ấm. Nếu không có thể dùng thêm một cái chăn mỏng để vừa khoác vừa đắp dễ dàng khi quan hệ.
Nên chú ý đến việc thay đổi tư thế khi quan hệ giúp máu dễ dàng lưu thông, không bị hạn chế do thời tiết lạnh gây co mạch, làm lâu dễ gây tê mỏi về sau.
Nói tóm lại, mùa đông không phải để lẩn tránh việc chăn gối mà là cơ hội tốt để hâm nóng và đổi mới trong quan hệ vợ chồng. Một chút ánh nến, đồ gỗ thơm hay không khí se se lạnh sẽ là gợi ý tốt cho một buổi tối vui vẻ trong không khí lạnh hiện nay.
Mặc ấm cho bé trong những ngày đông giá rét
Thời tiết miền Bắc chuyển lạnh cũng là lúc nhiều chị em quan tâm đến vấn đề giữ ấm cho con. Tuy nhiên không phải ai cũng biết: mặc ấm quá đôi khi cũng mang lại cho bé những nguy cơ tai hại về sức khoẻ.
Video đang HOT
Ảnh minh họa.
Giữ ấm cho trẻ trong mùa đông như thế nào mới đúng cách?
Không được ủ ấm quá mức
Nhiều bà mẹ đã chọn cách đóng kín cho con bằng việc mặc quần áo thật dày, kín trước khi đi ngủ. Mặc quá nhiều quần áo khiến bé có thể bị nóng, ra nhiều mồ hôi, làm nhiễm lạnh ngược và bé dễ viêm phổi.
Chú ý nhiệt độ trong phòng
Để giữ ấm cho trẻ vào mùa đông, mẹ cần đảm bảo phòng ngủ của trẻ đủ kín đáo, không bị gió lùa. Cần đặt bé ngủ ở chỗ tránh hơi của máy điều hòa phả vào và tránh nơi gió lùa trực tiếp từ cửa sổ. Nếu dùng máy điều hòa ấm thì mẹ nên điều chỉnh nhiệt độ trong phòng bé là 20-25C.
Nếu dùng quạt sưởi hay máy sưởi thì mẹ cần tính toán khoảng cách giữa bé và nguồn nhiệt. Từ đó, có quyết định giữ ấm cho bé hợp lý. Mẹ cần lưu ý các thiết bị tạo nhiệt sẽ làm không khí trong phòng bị khô, do đó một chiếc máy tạo độ ẩm hoặc một bát nước đặt trong phòng giúp không khí dễ chịu hơn.
Cho con nằm ngoài cùng
Đôi khi để giữ ấm cho bé trong mùa đông, chị em thường sợ con lạnh nên cho con vào giữa bố mẹ nhưng có nhiều bé sẽ bị nóng. Do vậy chị em có thể cho con nằm ngoài rìa. Hãy đắp cho con một chiếc chăn mỏng sau đó mới đắp chăn dày lên. Nếu bé có đạp chăn thì sẽ vẫn còn chiếc chăn cotton giữ ấm cho bé.
Không nên đội mũ ấm đi ngủ
Đối với trẻ nhỏ, đầu là nơi tạo ra khoảng 40% thân nhiệt, nhưng đồng thời lại là nơi giải phóng đến 85% nhiệt độ cơ thể. Chính vì vậy, việc đội mũ và dùng băng quấn thóp là cần thiết với bé mới sinh (đặc biệt là các bé sinh non) nhưng với bé khỏe mạnh và đã được vài tháng tuổi, việc đội mũ khi ngủ là không cần thiết, mà ngược lại sẽ khiến nhiệt độ của não bé tăng cao, ảnh hưởng đến hoạt động của vùng thần kinh kiểm soát hô hấp.
Dùng túi ngủ
Nếu cha mẹ lo lắng con sẽ đạp chăn trong lúc ngủ thì nên chọn cho con một chiếc túi ngủ. Túi ngủ vừa giữ ấm cho trẻ vào mùa đông, vừa giúp bé không đạp chăn ra ngoài. Tuy nhiên mẹ cần chú ý lựa chọn loại cũng như độ dày và độ vừa của túi. Nên chọn loại được thiết kế có 3 lỗ với 1 ở phía trên đầu và lỗ ở hai chân hoặc hai tay, tránh chất liệu có những lợi lông nhỏ có thể khiến bé hít phải gây ho và ảnh hưởng sức khỏe.
Giữ ấm bụng
Giữ ấm bụng cho bé trong ngày lạnh cũng đồng nghĩa với việc bảo vệ dạ dày. Bởi nếu bị lạnh bụng, bé rất dễ bị tiêu chảy, đau bụng và các triệu chứng khác. Trong thời tiết lạnh với nhiệt độ thấp, bụng được giữ ấm, dạ dày hoạt động bình thường sẽ giúp bé tăng cường tiêu hóa và hấp thu thức ăn tốt hơn. Để luôn giữ ấm bụng của bé, mẹ nên cho bé mặc kiểu áo giống tạp dề hoặc quấn một lớp khăn mỏng quanh vùng bụng rồi mới mặc quần áo ra ngoài.
Mát-xa hoặc cho bé uống sữa ấm trước khi ngủ
Mát-xa nhẹ nhàng khắp cơ thể bé trước khi cho bé đi ngủ sẽ giúp tăng tuần hoàn máu, nhờ đó làm ấm cơ thể bé. Mẹ có thể đắp chăn và đi tất chân cho bé để giữ nhiệt, giúp bé có giấc ngủ thật sâu và ấm áp. Hoặc uống một chút sữa ấm trước khi đi ngủ sẽ giúp bé ngon giấc và giữ ấm toàn thân. Vào mùa đông, thỉnh thoảng mẹ nên cho bé uống nước ấm để giữ cơ thể bé luôn ấm áp.
Cách mặc ấm đúng cho bé sơ sinh tuân theo quy tắc '4 ấm 1 lạnh', mặc không qua 4 lớp quần áo...
4 quy tắc mặc đồ cho trẻ sơ sinh vào mùa đông:
Thời tiết miền Bắc chuyển lạnh cũng là lúc nhiều chị em quan tâm đến vấn đề giữ ấm cho con. Tuy nhiên không phải ai cũng biết: mặc ấm quá đôi khi cũng mang lại cho bé những nguy cơ tai hại về sức khoẻ. Người lớn không là trẻ sơ sinh, trẻ sơ sinh cũng lại không biết nói, do vậy con đang lạnh hay nóng, mặc 3 áo là vừa hay phải 4 áo mới ấm tưởng như là vấn đề đơn giản nhưng vẫn khiến rất nhiều bà mẹ lúng túng.
Quy tắc 1: "Bốn ấm một lạnh"
"Bốn ấm" đó chính là: tay ấm, lưng ấm, bụng ấm và bàn chân ấm. Khi mặc quần áo xong cho con mẹ có thể kiểm tra: nếu bàn tay ấm, không đổ bồ hôi là mặc đồ vừa chuẩn. Giữ lưng ấm vì nếu lưng bị đổ mồ hôi, mồ hôi sẽ thấm ngược vào cơ thể trẻ gây cảm lạnh. Bụng ấm là để bảo vệ dạ dày của trẻ. Nếu dạ dày và bụng lạnh sẽ ảnh hưởng đến việc tiêu hoá và hấp thụ thức ăn bình thường của bé. Bàn chân ấm là vì chân có chứa rất nhiều mạch và huyệt, cũng là nơi nhạy cảm nhất. Một đôi chân lạnh có thể khiến bé mắc các bệnh về đường hô hấp.
"Một mát mẻ" chính là cái đầu của bé. Việc ủ kín đầu con chỉ để lộ gương mặt, nhất là khi con đang bị sốt là việc không nên. Mùa đông mẹ vẫn cần giữ cho đầu bé được thoáng mát thoải mái. Khi ra đường, chú ý đội cho bé một chiếc mũ vừa phải để tránh gió là được.
Qui tắc 2: Mặc không qua 4 lớp quần áo
Một em bé sơ sinh mặc bao nhiêu quần áo vào mùa đông thì thích hợp?
Đối với quần áo trẻ em, cha mẹ nên dựa theo đặc điểm sinh lý của con để mặc quần áo cho phù hợp. Ví dụ, trẻ sơ sinh hay hoạt động hay đổ mồ hôi. Vì vậy, quần áo của trẻ phải dễ mặc dễ cởi để cha mẹ có thể thoải mái dựa vào nhiệt độ cơ thể con mà tăng hoặc giảm số áo cho hợp lý. Thông thường, ngay cả trong những thời điểm lạnh nhất của mùa đông, số quần áo con mặc cũng không nên nhiều hơn 4 cái vì nếu không bé sẽ rất khó cử động
Quy tắc 3: Mua quần áo ấm cho con phải mua dần dần
Khi thời tiết chuyển lạnh, không nên ngay lập tức cho em bé mặc quần áo quá dày đột ngột. Mẹ nên để bé mặc nhiều đồ dần dần và từ từ tăng thêm số lượng. Việc này giúp cải thiện khả năng chịu lạnh, giảm tỷ lệ mắc bệnh cảm lạnh ở trẻ sơ sinh.
Quy tắc 4: Mặc ấm quá sẽ gây cảm lạnh
Trẻ em mặc ấm quá cũng là có hại. Mặc quá nhiều quần áo sẽ khiến cơ thể bé ra mồ hôi. Nếu mồ hôi này không thể thoát được, chúng sẽ ủ lại trên da, khiến bé có thể bị chàm, viêm da và các bệnh nhiễm trùng về da khác. Vì đã quá ấm, trẻ cũng có thể tiết ra hết mồ hôi nên lượng nước tiểu trong cơ thể ít đi, gây viêm nhiễm đường tiết niệu. Rất nhiều trường hợp trẻ em đã bị cảm lạnh, viêm phổi do...mặc quá ấm, mồ hôi thấm ngược vào trong.
Chính vì vậy, cha mẹ nên quan sát tay và chân của bé, nếu thấy tay chân ấm thì không cần mặc thêm quá nhiều quần áo. Lưu ý vệ sinh người, lau mồ hôi liên tục nhiều lần trong ngày cho con.
Mùa đông, sờ 2 bộ phận này của con thấy mát chứng tỏ bé đang lạnh cóng Đừng nghĩ rằng tay con lạnh nghĩa là cơ thể bé đang rất lạnh mẹ nhé. Khi mùa đông đến, điều cha mẹ lo lắng nhất là sợ bé bị nhiễm lạnh. Để con không bị lạnh cóng các mẹ thường có thói quen sờ vào tay bé. Thấy tay con lạnh, cha mẹ thường nghĩ con đang rất lạnh nên quấn con,...