Mùa đông bên dòng Volga
Đứng tại bờ của một bán đảo trên sông Volga ở thành phố Samara của LB Nga, tôi dõi theo hai người đàn ông, vừa vẻ thong dong, vừa vội vã, đạp xe băng qua dòng sông băng. Hai chú chó đen dẫn đường.
Họ cứ thế bỏ lại tàu thuyền nằm yên nghỉ đông.
Họ dễ là những người dân sống trên bán đảo, khu vực mà muốn vào thành phố Samara, thường chọn tàu lướt băng, loại có đế hơi đi được cả trên nước. Có đường bộ nối bán đảo với nội thành, song con đường này chẳng thuận tiện cho lắm, nhất là vào mùa đông.
Từ thành phố nhìn ra, cuộc sống bên kia sông Volga, từng được xem là một kiểu robinson riêng biệt, đã ngày càng đồ sộ và nghiêm túc hơn, dù thực tế là đến giờ, những người dân trên đó vẫn chọn đi tàu sang nội thành, để mang về khoai tây, thực phẩm. Nhưng để ý thì thấy, bên kia đó, những khu nghỉ dưỡng đã ôm sát bờ sông, với hàng chục mái nhà bằng gỗ hiện đại xếp thành lớp. Những nơi này vẫn đang phục vụ nhiều gia đình Nga đến cả thế hệ thứ tư, dù là họ sẵn tiền mua tour đến những vùng đắt đỏ khác trong và ngoài nước.
Với tôi, lướt nhẹ bằng xe đạp như hai người đàn ông kể trên, với một nguồn năng lượng khổng lồ, là một điều thú vị. Còn người Nga, nhất là những người sống cùng dòng Volga, họ có cả một danh sách những điều độc đáo phải làm vào mùa đông.
Là kho báu của nước Nga, Volga là con sông dài nhất châu Âu và là sông lớn nhất hành tinh không chảy ra biển. Dòng sông cũng là biểu tượng quốc gia và tinh thần dân tộc Nga, tâm hồn Nga. Không có tour du lịch trên sông khi nước đóng băng, song thăm Volga vào những tháng mùa đông, là một trải nghiệm kiểu dễ bị ám ảnh. Ám ảnh bởi cái lạnh và cái mờ sương ẩm ướt, với cái vẻ chầm chậm của thành phố mà khói nhà máy cứ quanh quẩn, với những con người cứ lầm lũi trong ánh đèn vàng…
Video đang HOT
Người Nga bao đời vẫn bảo ban nhau sống với khí chất như dòng Volga, mạnh mẽ đúng chỗ, nhưng dịu êm đúng lúc. Chỉ cần đến bờ sông vào một buổi chiều chủ nhật mùa đông, mà phải đúng thời điểm mùa đông nhất, chẳng khó để thấy hàng trăm người từ bên này thành phố lao qua băng, băng sang bờ bên kia sông. Họ thích như thế.
Còn có một kiểu khác, vẫn được nói vui là “mất trí Volga”, nhưng chắc sẽ không bao giờ bị từ bỏ, đó là câu cá trên băng. Trong cái lạnh xuống dưới -15, -20 độ, những người mặc như bao tải, kiên trì ngồi cả ngày với chỉ một vài cái cần và một chai vodka. Trên những tảng băng mỏng và sụp bất ngờ mỗi mùa đông, có những người đã rời khỏi nhà và không trở lại. Nhưng câu cá trong điều kiện khắc nghiệt vậy có thứ gì đó thú vị lắm, cho cả họ, và cả những người ngắm họ.
Có câu, đằng sau bất kỳ một thành phố có bề dày lịch sử nào, ắt hẳn phải có một dòng sông nào đó chảy qua. Lịch sử Samara kết nối chặt chẽ với sông Volga. Nếu không có Volga, khó có thể hình dung Samara sẽ là kiểu thành phố nào, hay thậm chí có phải là thành phố hay không. Không có nước Volga, đất Samara chẳng biết được cải tạo bằng cách nào. Thời kỳ Xô viết hoàng kim, khi Kuybyshev (tên cũ của Samara) là thủ phủ ngành công nghiệp vũ trụ của Liên Xô, dòng Volga được coi có tầm quan trọng hơn nhiều. Đội tàu chở dầu khổng lồ trên dòng Volga chẳng thua kém gì đội tàu từ biển Baltic đến Gibraltar. Tàu thuyền tấp nập, cứ nhổ neo là như bắt đầu một kỳ nghỉ.
Tôi cứ nghĩ, tại sao lại chọn Volga ở Samara, chứ không phải Volga ở Kazan, Nizhny, Yaroslavl, Ulyanovsk, hay những thành phố khác vốn phải nhờ Volga để trở nên lớn mạnh. Đến đó, tôi mới hiểu, Samara thật sự may mắn với hình thái Volga với nhiều “kho báu” nằm rải rác. Không nơi nào trên thế giới có một con sông lớn như Volga uốn cong đến vậy khi đi qua thành phố. Và không nơi nào dọc theo dòng chảy, sông Volga gặp nhiều núi như ở Samara. Những ngọn núi này không cao, và bất kỳ du khách nào cũng có thể leo lên để ngắm phong cảnh vào hạng “tuyệt tác”. Đó tất nhiên không phải Himalayas, nhưng trên Himalayas thì tuyệt nhiên là không có Volga.
Người Samara đã tự gọi mình là “Thụy Sĩ kiểu Volga”. Họ đã từng không hài lòng vì chỉ thấy nói mà chưa thấy làm đủ nhiều, để tận dụng tiềm năng du lịch khổng lồ của Volga đưa khu vực đi lên. Họ muốn gói ghém cả sông và núi lại thành một thương hiệu lớn. Kế hoạch đó đang được triển khai. Những khu du lịch, nghỉ dưỡng núi liền sông, với đầy đủ hoạt động bốn mùa trong năm đã đua nhau mọc lên. Chẳng có ai phàn nàn rằng, sông núi Samara không đủ tốt để mơ về thiên đường du lịch.
Lên Mẫu Sơn săn tuyết, thú vui của giới trẻ
Những năm gần đây, phong trào lên núi Mẫu Sơn ngắm tuyết đang nở rộ với giới trẻ xứ Lạng, thậm chí cả các tỉnh như Bắc Giang, Bắc Ninh hay Hà Nội cũng thích thú với không khí trải nghiệm mùa đông phong cách châu Âu.
Nhiều người thích thú lên Mẫu Sơn săn tuyết (ảnh internet)
Miền Bắc vừa đón đợt rét đậm rét hại đầu tiên và nhiệt độ ở miền Núi như Lạng Sơn, Cao Bằng đã xuống đến gần 0 độ. Điểm chú ý nhất chính là đỉnh Mẫu Sơn, tỉnh Lạng Sơn- nơi cứ độ đông về lại phủ đầy tuyết trắng và nơi đây cũng chính là điểm đến đang được giới trẻ mong chờ nhất mùa đông.
Đỉnh Mẫu Sơn nằm ở độ cao gần 1.000m so với mặt nước biển, cách Hà Nội 190 km về phía Bắc, nằm cách thành phố Lạng Sơn 30 km về phía Đông, trên địa bàn 3 xã là Mẫu Sơn, Công Sơn (huyện Cao Lộc) và Mẫu Sơn (huyện Lộc Bình). Là nơi có luồng không khí lạnh đi qua nhiều nhất của Việt Nam, nơi đây quanh năm sương mù bao phủ và vào mùa đông thường có tuyết rơi.
Đỉnh núi Mẫu Sơn, Lạng Sơn vài năm trở lại đây đón nhận nhiều lượt khách du lịch kéo đến để được trải nghiệm mùa đông đậm chất Châu Âu khi nhiệt độ xuống dưới 0 độ và bầu trời có tuyết rơi.
Để có thể săn tuyết thành công các bạn nên theo dõi dự bão thời tiết. Theo kinh nghiệm thì các bạn nên đến vào khoảng tháng 11, 12 âm lịch, khi có các đợt rét đậm thì Mẫu Sơn sẽ có tuyết rơi. Thông thường khi nhiệt độ xuống chừng 0 độ hoặc âm 1, 2 độ là trên đỉnh Mẫu Sơn có thể có tuyết rơi. Để săn tuyết rơi, du khách nên đi sớm vì nếu đến gần trưa mới lên tới đỉnh thì có thể nhiệt độ đã tăng lên và không thể có tuyết rơi.
Khu du lịch Mẫu Sơn về mùa Đông, nhiều thời điểm tuyết phủ trắng xóa khiến nơi đây trở thành điểm đến lý tưởng cho các bạn trẻ thích ngắm tuyết và trải nghiệm không khí rét buốt mùa cuối năm của xứ Lạng.
Giữa nền tuyết trắng xóa, khung cảnh trở nên huyền ảo hơn bao giờ hết, những nhành cây trở thành những là chông vuốt nhọn, những cánh hoa rực rỡ biến thành những bông hoa tuyết trắng xóa phản chiếu ánh mặt trời vàng vọt.
Trải nghiệm mùa đông theo phong cách châu Âu (ảnh internet)
Giữa cái không khí giá lạnh đó, dạo bước giữa bầu trời trắng xám,đạp chân lên những mảng tuyết dày, chạm tay vào những chiếc lá đã đóng băng để cảm nhận cái lạnh như cắt vào da thịt. Những trải nghiệm đó giữa đất trời Việt Nam chứ không phải nơi đâu xa xôi thực sự là một điều lí thú mà ai cũng mong được trải qua.
Đến Mẫu Sơn chắc chắn bạn không thể bỏ qua được những bản làng của người dân tộc Dao bạn sẽ được tìm hiểu những nét văn hóa đặc trưng và thưởng thức những món ăn ngon mang hương vị núi rừng.
Ở bản Khuổi Cấp, những bản sắc riêng về văn hóa, phong tục, tập quán của người Dao vẫn được lưu giữ nguyên vẹn, không pha trộn từ cách ăn, nếp ở, trang phục, phong tục thờ cúng, lễ hội...
Bản làng này đang là địa điểm du lịch văn hóa cộng đồng vô cùng hấp dẫn. Trong khi đó, suối Long Đầu hùng vĩ có độ cao trên 1.000m chảy theo hướng Bắc Nam qua những triền dốc, khu rừng già của thôn Lặp Pịa về vùng thấp hơn là nơi lý tưởng cho những ai ưa du lịch mạo hiểm. Lòng suối hẹp dốc tạo cho con suối rất nhiều thác ghềnh.
Là một địa danh được người Pháp khai phá, lựa chọn làm nơi nghỉ dưỡng từ những năm đầu tiên của thế kỉ XX khi Pháp đặt chân đến Việt Nam. Trong những năm Pháp thuộc, chính quyền Pháp dần biến khu vực đỉnh Mẫu Sơn nơi nghỉ mát và an dưỡng lý tưởng dành cho các sĩ quan, quan chức quân đội. Họ mở đường, đầu tư xây dựng mấy chục ngôi biệt thự, bể bơi, vườn hoa, đài ngắm cảnh rải rác trên khắp đỉnh núi. Hiện nay, những ngôi nhà xây dựng từ thời Pháp đã bị bỏ hoang những vẫn là một địa điểm đến hấp dẫn với du khách để khám phả vẻ đẹp đơn sơ, cổ kính nhưng cũng vô cùng huyền bí.
Ngoài ra, du khách cũng có thể ghé thăm suối Long Đầu dài chừng 10 km kéo dài từ đỉnh núi Mẫu Sơn chạy theo hướng Bắc Nam theo những sườn đồi. Và leo lên núi Phật Chỉ- một trong ba ngọn núi cao nhất thuộc vùng Mẫu Sơn. Với diện tích trên 100 ha toàn bộ khu núi được che phủ bởi thảm cỏ xanh uốn lượn giữa các sườn đồi, xen kẽ đó là những cánh rừng nguyên sinh sở hữu hệ động vật và thực vật vô cùng phong phú. Khi đông đến nơi đây là điểm đến ngắm tuyết không thể bỏ qua tại Mẫu Sơn.
Du lịch Lạng Sơn từ lâu đã rất nổi tiếng vì tiện đường giao thông. Nếu đi từ Hà Nội để đến được Mẫu Sơn, các bạn có thể di chuyển bằng nhiều phương thiện khác nhau như ô tô, xe khách, các phương tiện cá nhân. Nhưng phương tiện được đông đảo các bạn trẻ lựa chọn chính là di chuyển bằng xe khách, bạn có thể bắt xe tại các bến xe: Mỹ Đình, Giáp Bát, Nước Ngầm. Đến Lạng Sơn các bạn có thể thuê xe máy hoặc di chuyển bằng taxi.
Những món đặc sản không thể bỏ qua khi đến Lạng Sơn phải kể đến là món Vịt quay, lợn sữa quay và đặc biệt là món ếch hương ở Mẫu Sơn. Ếch hương là một loài ếch đặc biệt quý hiếm, có giá trị ẩm thực và kinh tế cao, thường sống trong hang hốc, ven các khe suối của xã Công Sơn, huyện Cao Lộc và xã Mẫu Sơn, huyện Lộc Bình. Bạn có thể gọi ếch xào với su su, ếch lăn bột, ếch nấu chuối đậu cũng là những cách chế biến đơn giản mà hấp dẫn, được ưa chuộng nhất là món ếch chiên giòn.
7 thành phố có mùa đông lạnh âm độ Từ các địa danh ở Canada đến Kazakhstan, dưới đây là những thành phố lạnh hàng đầu trên thế giới dựa theo nhiệt độ trung bình của tháng 1. Astana, Kazakhstan: Astana là thành phố hiện đại với những công trình kiến trúc mang định hướng tương lai, các nhà thờ Hồi giáo lấp lánh và hàng loạt trung tâm mua sắm, giải...