Mưa dồn dập, TP HCM chuẩn bị nhiều phương án đối phó ngập
Gắn máy bơm ly tâm, bố trí hàng trăm người và 30 máy móc tại các khu vực “rốn ngập”; gửi tin nhắn cảnh báo cho người dân… là những biện pháp TP HCM làm trong cao điểm mùa mưa.
Dự báo trong 10 ngày tới khu vực Nam Bộ, TP HCM sẽ có mưa to, nhiều nơi có dông, khả năng xảy ra tố lốc, gió giật mạnh… và tình trạng ngập lại tiếp tục tái diễn.
Gắn máy bơm ly tâm ở ‘rốn ngập’
Trước tình hình này, Trung tâm điều hành chương trình chống ngập thành phố vừa đồng ý gắn hệ thống máy bơm ly tâm đặt tại các cửa xả nước, nơi tiếp giáp với sông để hút nước tự động. Giải pháp này sẽ được thí điểm tại đường Nguyễn Hữu Cảnh, nơi ngập nặng nhất thành phố.
Hệ thống sẽ hút nước ngập và tạp chất như đất đá, rác… loại dưới 0,2 kg với công suất 96.000 m3 một giờ. Những tạp chất này được lọc tự động đưa vào xe chuyên dụng. Máy bơm hoạt động thông qua bộ điều khiển thông minh kết hợp với cảm biến đo mực nước. Chỉ cần ngồi ở nhà vẫn có thể vận hành được hệ thống bơm hút và quan sát được hình ảnh thực tế.
Đây là sản phẩm của một công ty phía Bắc, cam đoan nếu thực hiện có thể giảm đến 70% chi phí cải tạo đường, nạo vét, thông cống. Nhiên liệu cho máy bơm có thể bằng dầu hoặc điện, chi phí khoảng 5 triệu đồng cho một trận mưa lớn. Công ty đưa ra đề xuất cũng cam kết “nếu không hiệu quả sẽ không lấy tiền”.
Nhân viên công ty thoát nước đô thị túc trực tại đường Nguyễn Hữu Cảnh giải quyết ngập úng. Ảnh: Duy Trần
200 người ‘chốt’ tại 9 điểm ngập
Trung tâm chống ngập sẽ phối hợp Công ty Thoát nước đô thị thành phố triển khai nhiều phương án đối phó. Dự kiến có khoảng 200 người và 30 phương tiện máy móc thiết bị (xe cẩu, xe tải, xe hút, máy bơm) thường xuyên tham gia.
Các lực lượng tập trung 9 điểm ngập trọng điểm của thành phố như đường Quốc Hương (quận 2), Nguyễn Xí, Nguyễn Hữu Cảnh (Bình Thạnh), Huỳnh Tấn Phát (quận 7)… Trước mưa sẽ triển khai vớt rác ở miệng cống, bố trí nhân sự túc trực tại các vị trí có khả năng gây ngập. Trong mưa, nhân viên 2 đơn vị này vớt rác và thanh thải các chướng ngại vật trước các miệng thu nước.
Họ cũng được giao nhiệm vụ cảnh giới, hỗ trợ, phân luồng giao thông hợp lý để người dân lưu thông thuận tiện; liên lạc với lực lượng Cảnh sát PCCC, các đơn vị công ích, hỗ trợ ứng cứu khi xuất hiện ngập tại tầng hầm của các tòa nhà.
Người dân, nhân viên chống ngập túc trực vớt rác thường xuyên để thoát nước. Ảnh: Duy Trần
Nhắn tin báo ngập cho dân
Trong buổi làm việc tại quận 9, Thủ Đức về lấn chiếm kênh rạch, ông Lê Văn Khoa – Phó chủ tịch UBND TP HCM – đề nghị Trung tâm chống ngập xem xét triển khai việc nhắn tin qua điện thoại di động cho người dân về tình hình ngập nước. Việc này giống như thông báo cho người dân tình hình ngập nước qua radio thông qua kênh VOV.
Video đang HOT
Ông Khoa yêu cầu trong vòng một tuần, Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước phải báo cáo lại toàn bộ phương án triển khai theo hướng này để TP xem xét.
Ngoài ra, các lực lượng như CSGT, PCCC… quân số luôn đảm bảo 100% để kịp thời tiếp ứng, chống ngập, điều tiết giao thông.
Lực lượng cảnh sát PCCC bơm nước khỏi tầng hầm bị ngập trên đường Phan Xích Long. Ảnh: Duy Trần
Ba ngày qua, các tỉnh Nam Bộ liên tục hứng những cơn mưa rất to và kéo dài. Tại TP HCM, cơn mưa lớn nhất trong 40 năm hôm 26/9 làm ngập nặng 59 tuyến đường, giao thông rối loạn, hàng loạt nhà dân và cửa hàng bị nước tràn vào, bãi đỗ trong sân bay Tân Sơn Nhất bị ngập khiến hàng chục chuyến bay phải chuyển hướng… Cây xanh cũng ngã đổ trên nhiều tuyến đường đè ôtô, người đi đường.
Thiệt hại ước tính của trận ngập lịch sử này có thể lên đến hàng trăm tỷ đồng.
Sơn Hòa
Theo VNE
Cảm động cảnh sinh viên "đắp đê" chống ngập
Sau "cơn mưa lịch sử" tối 26-9, các bạn sinh viên đã giúp ban quản lý ký túc xá làm các đê bao cát chống ngập đối phó với trận mưa lớn tương tự.
Ảnh hưởng cơn mưa lớn tối 26-9, đến chiều 27-9 hàng trăm xe máy trong hầm xe của ký túc xá khu A thuộc ĐH Quốc gia TP HCM vẫn chìm trong biển nước.
Nước bên trong hầm xe vẫn chưa thể rút và mức nước còn khá cao, gây khó khăn trong việc đi chuyển xe ra ngoài.
Lực lượng PCCC địa phương đã được ban quản lý KTX gọi đến hỗ trợ việc rút nước.
Các máy bơm chuyên dụng được lực lượng PCCC huy động, tận dụng hết công suất để bơm nước ra ngoài.
Khi mức nước dưới hầm xe giảm bớt, các bạn sinh viên tranh thủ đưa xe lên.
Những chiếc xe đầu tiên bám đầy bùn được tập kết đầy trước sân của ký túc xá.
Được biết với mỗi xe nếu có vé xe đầy đủ, các bạn sẽ được ký túc xá hỗ trợ 60.000 đồng/xe
Sau một này "ngâm mình" dưới nước bẩn, những chiếc xe này nhanh chóng được các bạn sinh viên tháo bung, tiến hành "sơ cứu" và sửa chữa.
Mặc dù được lực lượng PCCC dùng bơm chuyên dụng hỗ trợ rút nước nhưng nước trong hầm vẫn không thể rút hết trong thời gian ngắn.
Tuy nhiên những chiếc xe vẫn tiếp tục được các bạn sinh viên giúp nhau đưa ra khỏi hầm.
Bên ngoài vẫn còn rất đông các bạn sinh viên chờ để lấy xe.
Nước bẩn thấm vào đến cả bên trong đèn xe.
Và đầy cả bình xăng.
Không chiếc xe nào ra khỏi hầm có thể hoạt động được. Việc sửa xe là rất khó khăn, có thể mất chi phí khá nhiều.
Bên cạnh đó sinh hoạt của các bạn sinh viên còn gặp khó khăn hơn khi ký túc xá bị mất điện, nước từ hôm qua.
Sau "cơn mưa lịch sử", các bạn sinh viên giúp KTX đắp đê cát chuẩn bị đối phó với những trận mưa lớn tương tự.
Tận dụng nước hút từ hầm lên để rửa bớt bùn cho xe.
Những "ca" nặng các bạn có thể phải đưa xe đến các tiệm sửa xe bên ngoài. Việc này mất rất nhiều chi phí.
Theo Hoàng Triều (Người lao động)
"Chả lẽ để lại chờ con cháu mai sau xử lý" "Nạn ngập lụt, kẹt xe dù được đưa vào chương trình cần phải đột phá giải quyết nhưng thực tế, nó đang trở nên ngày một trầm trọng hơn. Nhiều ý kiến, thảo luận, hội thảo lắm rồi. Nhưng nên bắt đầu như thế nào thì vẫn còn rất mù mờ."- TS. Huỳnh Thế Du chia sẻ. Ở các đô thị phát triển,...