Mua đồ ăn online có lây nhiễm COVID-19?
Theo chuyên gia, tốt nhất sau khi nhận được đồ ăn giao tại nhà, cần vệ sinh tay sạch sẽ và vứt bỏ vỏ và túi đựng…
Lo sợ đám đông, nhiều người tiêu dùng chọn giải pháp mua đồ ăn và mang đi hoặc đặt đồ online nhằm tránh các nguồn lây nhiễm COVID-19. Tuy nhiên, người tiêu dùng vẫn lo sợ việc mua đồ ăn này sẽ là nguồn lây nhiễm COVID-19.
Ông Trương Lưu Ba, chuyên gia chính về khử trùng tại Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc, cho biết trên Tân Hoa xã, con đường lây truyền virus chính là qua đường hô hấp, nước bọt của người bệnh bắn ra khi ho, hắt hơi… do đó nguy cơ lây truyền trực tiếp qua thực phẩm là tương đối thấp.
Theo chuyên gia Trương Lưu Ba, nguy cơ lây nhiễm COVID-19 trực tiếp qua đồ ăn là tương đối thấp.
Ông cũng lưu ý, để đảm bảo an toàn tốt nhất sau khi nhận được đồ ăn giao tại nhà, cần vệ sinh tay sạch sẽ và vứt bỏ vỏ và túi đựng. Đồng thời hãy lau và khử trùng bề mặt của hộp đóng gói và các vật dụng khác bằng khăn giấy.
Điều này cũng được BS Trương Hữu Khanh, BV Nhi đồng TP.HCM, khẳng định nguy cơ lây nhiễm COVID-19 trực tiếp qua các hộp thực ăn được giao trực tuyến là rất khó.
Tuy nhiên, trong quá trình chế biến, người nấu phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để giảm nguy cơ nhiễm COVID-19. Cụ thể, Tổ chức Y tế thế giới-WHO đã lưu ý người nội trợ cần sử dụng thớt và dao riêng khi chế biến thịt sống và thịt chín khi nấu ăn, rửa tay sạch trước và sau khi chế biến, xử lý thực phẩm tươi sống và đồ ăn chín. Không ăn động vật ốm hoặc chết, cần nấu chín thực phẩm. WHO cũng cho biết ngay cả ở các khu vực đang có dịch bùng phát, các sản phẩm thịt vẫn an toàn để tiêu thụ nếu như được chế biến an toàn và nấu chín kỹ.
HẠ QUYÊN
Theo PLO
Những điều trẻ cần làm ở trường để phòng tránh Covid-19
Bản chất việc lây bệnh là có tiếp xúc hay không với nguồn bệnh nên bất cứ ai cũng có khả năng lây, bao gồm cả trẻ nhỏ.
Cách rửa tay hạn chế lây nhiễm Covid-19. Theo các bác sĩ, rửa tay là cách hữu hiệu để phòng lây nhiễm Covid-19. Tuy nhiên, rửa tay như thế nào để đảm bảo vệ sinh không phải ai cũng biết.
Việt Nam đã ghi nhận một trẻ ba tháng tuổi dương tính với Covid-19. Theo các chuyên gia, trẻ nhỏ hoàn toàn có nguy cơ lây bệnh. Việc không được phòng ngừa, vệ sinh đầy đủ sẽ làm gia tăng nguy cơ.
Bản chất việc lây bệnh là có tiếp xúc hay không với nguồn bệnh nên bất cứ ai cũng có khả năng lây. Bên cạnh đó, thời tiết mùa đông xuân là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus gây bệnh phát triển, tồn tại lâu hơn trong môi trường, vì vậy làm tăng nguy cơ gây bệnh ở người, lây lan trong cộng đồng và bùng phát bệnh truyền nhiễm.
Bác sĩ Lê Xuân Thắng, Bệnh viện Quân y 103, cho hay Covid-19 cũng tương tự như các virus khác là lây truyền qua tiếp xúc trên bề mặt vật dụng và giọt bắn. Do đó, để phòng bệnh Covid-19, nhà trường phải bảo đảm môi trường sạch sẽ, bề mặt ở trong phòng, nơi sinh hoạt của các trẻ phải được tiệt trùng, lau chùi sạch sẽ.
Trẻ xuyên rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước sạch theo quy trình rửa tay của Bộ Y tế tại các thời điểm: Trước khi vào lớp học, trước và sau khi ăn, sau mỗi giờ ra chơi và nghỉ giữa giờ, sau khi đi vệ sinh và khi thấy tay bẩn. Thời gian rửa 20-30 giây.
Sau khi rửa sạch, dùng khăn giấy lau khô rồi vứt vào thùng rác có nắp đậy. Trong trường hợp trẻ dùng khăn, phải giặt sạch khăn mỗi ngày và mỗi trẻ dùng riêng một khăn.
Bác sĩ Lê Xuân Thắng hướng dẫn học sinh rửa tay đúng cách. Ảnh: Việt Hùng.
Bác sĩ Thắng khuyến cáo trẻ tránh chạm tay vào mắt, mũi, miệng; đồng thời thường xuyên súc miệng, họng bằng nước muối hoặc nước súc miệng. Giữ ấm cơ thể, tập thể dục, cũng là cách giúp giảm nguy cơ lây bệnh.
Chế độ dinh dưỡng cũng rất quan trọng, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ giúp nâng cao sức đề kháng, chống lại bệnh tật.
Mỗi học sinh có một cốc dùng riêng, được vệ sinh sạch sẽ sau mỗi ngày học, không dùng chung vật dụng sinh hoạt như khăn, gối, chăn,...
Trong thời gian học sinh ở trường, Bộ Y tế khuyến cáo không tổ chức các hoạt động tập thể, tập trung đông người, tham quan thực tế, dã ngoại, học thêm. Tổ chức chào cờ tại lớp học, tăng cường thông khí tại lớp học bằng cách mở cửa ra vào và cửa sổ, hạn chế sử dụng điều hòa.
Nếu trẻ có biểu hiện nhiễm khuẩn đường hô hấp như ho, hắt hơi, chảy mũi... cần cách ly tại nhà, không được đến trường.
"Khi có các dấu hiệu kèm theo tiền sử có tiếp xúc với người nghi ngờ nhiễm Covid-19, cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ theo dõi và điều trị kịp thời", bác sĩ Thắng khuyến cáo.
Khi tới chỗ đông người hoặc tiếp xúc với người có triệu chứng bệnh nên đeo khẩu trang. Ảnh: Việt Hùng.
Ngoài ra, chuyên gia lưu ý trẻ khi tới chỗ đông người hoặc tiếp xúc với người có triệu chứng bệnh nên đeo khẩu trang, phải che kín miệng. Đối với các loại khẩu trang dùng một lần cần vứt bỏ ngay vào thùng rác sau khi dùng và sau khi bỏ khẩu trang, cần rửa tay sạch.
Trẻ cần duy trì thói quen che kín miệng và sử dụng khăn giấy khi ho hoặc hắt hơi. Sau đó, bỏ khăn giấy vào thùng rác rồi rửa tay, không khạc nhổ bừa bãi.
Theo Zing
Nước bọt dự đoán lượng mỡ thừa ở thanh thiếu niên Ngoài việc giữ ẩm cho miệng và kháng khuẩn, nước bọt cũng có thể được sử dụng để phát hiện sớm nguy cơ phát triển các bệnh liên quan đến mỡ thừa trong cơ thể, theo nghiên cứu vừa được công bố trên chuyên san Nutrition Research. Nước bọt cũng có thể được sử dụng để phát hiện sớm nguy cơ phát triển...