Mua điều hòa, điều đặc biệt để tiết kiệm điện mà phòng vẫn mát lạnh
Khi đi chọn mua điều hòa, mọi người cần đặc biệt chú ý đến công suất của máy. Bởi, nếu chọn công suất phù hợp với diện tích phòng thì sẽ tiết kiệm được tiền điện, phòng vẫn đảm bảo mát lạnh. Còn không thì ngược lại.
Những ngày nắng nóng gay gắt như nay, nhu cầu mua điều hòa về dùng đang tăng chóng mặt. Song, nhiều nhà gặp tình huống dở khóc dở cười khi chọn máy điều hòa có công suất làm lạnh lớn vì nghĩ phòng sẽ mát hơn, nhưng như thế là không cần thiết, khiến tiêu tốn nhiều điện năng.
Trong khi đó, không ít trường hợp chọn máy điều hòa có công suất làm mát quá nhỏ khiến phòng không đủ mát, máy điều hòa phải làm việc liên tục, luôn trong tình trạng quá sức nên tuổi thọ máy sẽ giảm nhanh và cuối tháng hóa đơn tiền điện cao ngất ngưởng.
Theo các chuyên gia điện máy, khi mua điều hòa, nếu chọn công suất phù với diện tích phòng thì sẽ giúp tiết kiệm chi phí đầu tư ban đầu, làm căn phòng mát mẻ, đặc biệt là tiết kiệm được một khoản tiền điện đáng kể mỗi tháng.
Khi mua điều hòa cần chú ý chọn công suất phù hợp với diện tích phòng
Vậy, làm thế nào để tính toán được công suất điều hòa phù hợp với không gian phòng cần lắp đặt?
Công thức tính công suất máy lạnh chủ yếu dựa vào diện tích hoặc thể tích không gian cần làm lạnh. Ta có thể áp dụng công thức: 1m2 x 600 BTU
Trong đó, BTU (British Thermal Unit) là đơn vị nhiệt của Anh, được dùng để đo công suất của các thiết bị sưởi hoặc làm lạnh. Ví dụ, phòng có diện tích 15m2 sẽ tính 15m2 x 600 BTU = 9.000 BTU.
Tại Việt Nam, chỉ số công suất làm lạnh của điều hòa thường được quy về cách gọi là Ngựa (Horse Power – HP). Theo đó, điều hòa nhiệt độ phổ biến thường rơi vào khoảng 1HP (9.000 BTU), 1,5 HP (12.000 BTU), 2 HP (18.000 BTU) và 2,5 HP (24.000 BTU). Tuy nhiên, chỉ số này vẫn bị chi phối bởi các nhà sản xuất. Ví dụ, điều hòa của Toshiba có công suất 1HP nhưng 10.000 BTU, trong khi các hãng khác chỉ 9.000 hoặc thậm chí 8.000 BTU.
Video đang HOT
Song, đây chỉ là công thức tính công suất chung, còn trên thực tế không gian lắp đặt rất đa dạng, khi tính công suất để chọn mua được chiếc điều hòa phù hợp thì phải linh động, vì ngoài diện tích phòng thì còn phải dựa vào các yếu tố khác như: vật liệu xây dựng căn phòng, nguồn nhiệt tác động trực tiếp, số lượng người trong phòng, cửa sổ trong căn phòng,…
Trường hợp phòng có nhiều cửa sổ, thường xuyên bị ánh nắng chiếu vào hay không gian có các thiết bị tỏa nhiệt như tủ lạnh, tivi,… khi chọn mua cần tặng mức BTU tăng tối thiểu 10% và ngược lại, nếu phòng được che bởi cây cối ban ngày, hãy hạ mức BTU xuống 10%.
Thông thường, chiều cao trần nhà theo chuẩn là 2,4m, nếu trên mức này cần tăng khoảng 1.000 đến 2.000 BTU mỗi mét. Số lượng người sống mỗi phòng xuất hiện nhiều hơn số hai, tăng thêm 600 BTU với mỗi người. Còn nếu đặt điều hòa trong các không gian thường xuyên tỏa nhiệt như nhà bếp hay phòng khách có nhiều người, cần nâng tối thiểu 4.000 BTU trở lên.
Lưu Minh (tổng hợp)
Theo vietnamnet
Sai lầm khủng khiếp khi lắp điều hòa - chạy vài ngày là hỏng, "chết sặc" tiền điện
Nếu vẫn tiếp tục mắc sai lầm này khi lắp điều hòa, chắc chắn bạn sẽ phải hối hận đó.
Với tiết trời nắng nóng phát điên như này, không sai khi nói điều hòa "là thứ tồn tại duy nhất". Thế nhưng mua được chiếc điều hòa về rồi, lắp điều hòa sao cho đúng để phòng vừa mát, vừa không tốn tiền điện thì đâu phải ai cũng biết.
Trong một số trường hợp, chỉ cần mắc sai lầm trong khi lắp đặt thôi cũng sẽ làm điều hòa gặp sự cố hỏng hóc, hay hóa đơn tiền điện tăng cực mạnh đó.
1. Lắp đặt điều hòa ở góc tường
Nếu định lắp điều hòa ở góc tường với suy nghĩ chúng sẽ giúp nhanh chóng giảm nhiệt và tạo không khí thoáng mát cho căn phòng thì bạn nên từ bỏ ngay. Đây là cách làm hoàn toàn sai lầm. Bởi khi lắp điều hòa ở góc tường nóng sẽ khiến điều hòa vận hành quá tải, chạy tốn điện hơn bình thường.
Thay vào đó, người dùng nên lắp máy ở những vị trí mát mẻ, thoáng đãng và nằm ở trung tâm căn phòng. Có thế, nhiệt độ trong phòng mới có thể giảm nhanh, sau đó từ từ làm mát ở các khu vực tụ nhiều hơi nóng như bề mặt tường, góc nhà.
2. Lắp điều hòa ở phần mặt tường thường xuyên có nắng chiếu
Không ít gia đình chỉ chú trọng tới vị trí lắp đặt máy lạnh mà không để ý đến chỗ đặt cục nóng điều hòa. Theo chuyên gia, lắp đặt giàn nóng điều hòa tại đúng hướng nắng là nguyên nhân hàng đầu rút ngắn "tuổi thọ" điều hòa và khiến hóa đơn tiền điện tăng theo cấp số nhân.
Lý do là bởi máy điều hòa sẽ làm việc quá tải khi phải tản nhiệt chiếc tường nóng trước rồi mới tới quá trình làm mát không khí trong phòng. Vì thế, bạn nên lắp điều hòa ở vị trí râm mát (hướng Bắc, Đông của nhà) - nơi ít tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng Mặt trời.
3. Lắp điều hòa quá cũ
Nhiều nhà quyết định mua điều hòa cũ để giảm bớt chi phí. Thế nhưng họ lại không biết, dùng điều hòa cũ chi phí trả tiền điện sẽ cao gấp nhiều lần do hiệu suất làm mát của máy cũ không cao, động cơ yếu. Đó là chưa kể bạn phải tốn tiền bảo trì, sửa chữa do máy đã qua sử dụng thời gian dài.
Theo các chuyên gia, điều hòa nên được thay mới sau 10 năm sử dụng. Máy mới giúp bạn giảm chi phí làm mát từ 30 - 50%, bù vào số tiền bạn bỏ ra mua mới ban đầu. Ngoài ra, máy cần được bảo trì thường xuyên, làm sạch và giữ lỗ thông khí luôn thông thoáng.
4. Lắp điều hòa chung cho cả 2 phòng
Trường hợp này khá phổ biến, bởi nhiều người nghĩ, 2 phòng diện tích nhỏ, nếu lắp một điều hòa chung, đặt ở giữa 2 phòng thì sẽ tiết kiệm được tiền mua máy điều hòa, công lắp đặt hay tiền điện.
Tuy nhiên, dùng 1 điều hòa chung cho 2 phòng thì quá trình làm mát sẽ chậm hơn, tiêu tốn nhiều tiền điện hơn.
Nguyên nhân là do các cục lạnh của điều hòa thường có dạng cánh quạt để thổi luồng không khí mát từ dàn lạnh ra bên ngoài. Khi lắp điều hòa chia đôi 2 phòng, phần gió từ cánh quạt sẽ bị cản khá nhiều bởi bức tường ngăn cách, dẫn đến lãng phí luồng gió lạnh.
5. Lắp điều hòa có công suất không phù hợp với phòng
Tùy vào thể tích, không gian phòng mà bạn nên chọn điều hòa nhiệt độ có công suất phù hợp với nhu cầu sử dụng. Nếu phòng to mà công suất điều hòa thấp, nhiệt độ không đủ lạnh sẽ buộc máy phải làm việc liên tục, dẫn tới tốn điện, nóng máy và nhanh hỏng.
Ngược lại, nếu chọn phòng to mà công suất điều hòa thấp, nhiệt độ không đủ lạnh sẽ buộc máy phải làm việc liên tục, dẫn tới tốn điện, nóng máy và nhanh hỏng.
Theo afamily
Nắng nóng 40 độ, nhà vẫn mát rượi không cần điều hòa nếu biết 8 mẹo thông minh này Đâu phải lúc nào nằm điều hòa cũng tốt, chỉ cần áp dụng những mẹo sau, nhà bạn cũng mát mẻ chẳng kém gì khi bật điều hòa rồi. Mùa hè đến kéo theo nền nhiệt độ tăng cao, cộng thêm hiệu ứng nhà kính của đô thị nữa, chắc chắn "chảo lửa" này khiến không ít người phải "phát điên". Với tiết...