Mùa dịch, sinh viên giàu tiệc tùng, sinh viên nghèo mất việc, nợ nần
Trong khi sinh viên nghèo chật vật vì ký túc xá đóng cửa, nợ nần và hàng loạt chi phí phát sinh, nhóm có điều kiện hơn vẫn bận rộn với tiệc tùng, du lịch bất chấp đại dịch.
Dịch Covid-19 đang đặt ra những câu hỏi, mối quan tâm khác nhau giữa người nghèo và người giàu.
Tầng lớp có thu nhập trung bình phải giải bài toán về tiết kiệm chi tiêu, mua khẩu trang, nước rửa tay, tích trữ nhu yếu phẩm trong bối cảnh khan hiếm. Trong khi đó, vấn đề mà người giàu quan tâm có thể là thuê chuyên cơ, du thuyền riêng hay những boongke tránh dịch, hầm trú ẩn…
Tương tự, đại dịch Covid cùng lột trần khoảng cách giàu nghèo trong giới sinh viên. Sinh viên nghèo đang lo lắng về khoản nợ học phí, đi đâu khi KTX đóng cửa, tiền Internet vì học online.
Còn mối bận tâm của những người có điều kiện lại là quán bar nào phục vụ trong thời corona, kỳ nghỉ mùa xuân nên đi đâu và làm thế nào để đại dịch không cản trở những cuộc vui thâu đêm suốt sáng của họ.
Nhiều sinh viên đổ đến bãi biển tiệc tùng trong kỳ nghỉ xuân giữa mùa dịch. Ảnh: AP.
“Dịch bệnh cũng không thể ngăn chúng tôi tiệc tùng”
Ngày 1/4, 44 trong số 70 sinh viên của ĐH Texas ở Austin, Mỹ có kết quả xét nghiệm dương tính với virus corona sau khi bất chấp lệnh cách ly, tổ chức du lịch, tiệc tùng tại Mexico.
Theo New York Times, nhóm sinh viên ngoài 20 tuổi có điều kiện tương đối khá giả, đã thuê máy bay tư nhân để di chuyển, một số người trở lại Texas trên những chuyến bay thương mại sau đó.
Cuối tháng 3, ĐH Tampa (Mỹ) công bố nhóm khoảng 5 sinh viên cư trú ngoài trường, lây nhiễm chéo virus sau chuyến nghỉ dưỡng cùng nhau.
Trước đó, các sinh viên ĐH Tampa, ĐH Wisconsin-Madison cùng một số trường khác cũng phát hiện hàng loạt trường hợp sinh viên có kết quả dương tính sau khi trở về từ chuyến du lịch đến Florida, Alabama, Tennesse trong kỳ nghỉ xuân.
Bất chấp đại dịch và lệnh cách ly xã hội, một bộ phận không nhỏ sinh viên vẫn vui chơi, tiệc tùng ngày đêm trên khắp thế giới.
Lễ hội mùa xuân bất chấp dịch Covid-19 của thanh niên trên khắp nước Mỹ. Ảnh: AP.
Đắm mình ở các quán bar “corona speakeasy” (quán bar hoạt động ẩn mình) ở Đức hay bạt mạng trong những “bữa tiệc cuối cùng” tại Mỹ, những người này phớt lờ cả tính mạng bản thân lẫn sức khỏe cộng đồng.
Video đang HOT
“Nhiễm corona thì cứ nhiễm đi. Dù sau, dịch bệnh cũng không thể ngăn chúng tôi tiệc tùng”, Brady Sluder, một thanh niên ở Miami thường đăng ảnh ăn chơi, du lịch giữa mùa dịch lên MXH, phát ngôn khiến nhiều người bức xúc.
Theo CBS News, nhiều người trẻ tuổi bỏ qua các cảnh báo cách ly vì nghĩ rằng virus corona sẽ không ảnh hưởng đến họ.
Trên thực tế, gần 1/3 các trường hợp được xác nhận ở Mỹ và 20% trong số những người nhập viện đều ở độ tuổi từ 20 đến 44, theo dữ liệu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ.
Tương tự, một nghiên cứu của Hàn Quốc cho thấy khoảng 1/3 hay 2.300 trong số 8.100 ca nhiễm tại nước này là người trẻ trong độ tuổi từ 20 đến 29. Đây là tỷ lệ cao nhất trong mọi nhóm tuổi.
Thiếu tiền, vô gia cư, không Internet
Trái ngược với khung cảnh ăn chơi trác táng của giới giàu có, những sinh viên nghèo đang phải chật vật với hàng loạt chi phí phát sinh đắt đỏ khi trường đại học và ký túc xá tạm đóng cửa vì dịch bệnh.
Ngày 10/3, ĐH Harvard thông báo dừng tổ chức dạy học, yêu cầu sinh viên rời khỏi ký túc xá trong 5 ngày từ 11-15/3 để hạn chế sự lây lan của virus corona.
Bắt đầu từ đây, Juliet Isselbacher và Amanda Su, hai sinh viên đang theo học tại ngôi trường danh giá, phải đối mặt với một loạt hóa đơn phát sinh khi buộc phải chuyển ra ngoài sống.
Việc đột ngột chuyển ra khỏi ký túc xá gây áp lực không nhỏ đến những sinh viên có thu nhập thấp, vốn đã bị bủa vây bởi hàng loạt gánh nặng chi tiêu như Juliet Isselbacher và Amanda Su.
Mặc dù nhà trường hỗ trợ sinh viên một vài chi phí như tiền đi lại, tiền trợ cấp chỗ ở tạm thời, các khoản cần chi vẫn vượt ngoài khả năng của họ.
Chẳng hạn, tiền Internet để tham gia các lớp học từ xa hoàn toàn do sinh viên chi trả. Để tham gia học online, người học tốn một số tiền không nhỏ để kết nối mạng và nghe giảng trong nhiều giờ liền.
Sinh viên Harvard chuyển khỏi ký túc xá vì dịch Covid-19. Ảnh: Reuters, Vox.
Không chỉ tại Mỹ, đại dịch Covid-19 cũng gây ảnh hưởng tới gia đình và việc học tập của các học sinh, sinh viên châu Á.
Trường Tiểu học SKH Kei Oi ở quận Sham Shui Po, một trong những quận nghèo nhất Hong Kong, vừa phải livestream dạy học vừa đăng tải video ghi hình bài giảng cho các học sinh từ 6-12 tuổi.
Ước tính có khoảng 2/3 số học sinh của trường đến từ các gia đình làm nông hoặc gia đình chỉ có một chiếc máy tính dùng chung giữa phụ huynh và học sinh.
Ngoài ra, một cuộc khảo sát nội bộ khác cho thấy nhiều phụ huynh rơi vào tình trạng thất nghiệp không trợ cấp trong thời điểm dịch bệnh này.
Theo kết quả khảo sát của Hiệp hội Tổ chức Cộng đồng Hong Kong, 96% trên tổng số 582 học sinh dưới 18 tuổi xuất thân từ gia đình có thu nhập thấp gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận việc học online. Trong đó, khoảng 200 học sinh không có máy tính và 115 học sinh không lắp đặt Internet tại nhà.
Huệ Lâm
Sinh viên nghèo tại Mỹ không nơi ăn chốn ở khi bị buộc rời ký túc xá
Quyết định đóng cửa nhiều đại học ở Mỹ được coi là nỗ lực chống virus lây lan. Nhưng đồng thời, bộ phận sinh viên nghèo phải đối mặt với hàng loạt chi phí phát sinh đắt đỏ.
Zing.vn trích dịch bài đăng trên Vox, về các khó khăn của những sinh viên nghèo phải đối mặt khi nhiều trường đại học tại Mỹ đóng cửa để ngăn chặn dịch Covid-19 lây lan.
Quyết định đóng cửa trường học, yêu cầu sinh viên rời khỏi ký túc xá của nhiều trường đại học tại Mỹ, trong đó có Harvard, khiến nhiều sinh viên nghèo tại đây đối mặt với một loạt khó khăn tài chính.
Ngày 10/3, Đại học Harvard thông báo dừng tổ chức dạy học, yêu cầu sinh viên rời khỏi ký túc xá trong 5 ngày từ 11-15/3 để hạn chế sự lây lan của virus corona.
Ông Lawrence S. Bacow, Hiệu trưởng Đại học Harvard, cho biết các lớp sẽ chuyển sang học online từ ngày 23/3, yêu cầu sinh viên không quay lại trường.
Ngày 10/3, Đại học Harvard thông báo chuyển sang học online và yêu cầu sinh viên rời khỏi ký túc xá. Ảnh: Vox.
Juliet Isselbacher và Amanda Su, hai sinh viên đang theo học tại ngôi trường danh giá, bỗng đối mặt với một loạt hóa đơn phát sinh khi buộc phải chuyển ra ngoài sống.
Việc đột ngột chuyển ra khỏi ký túc xá gây áp lực không nhỏ đến những sinh viên nghèo, có thu nhập thấp - những người vốn đã bị bủa vây bởi hàng loạt gánh nặng chi tiêu.
Mặc dù nhà trường hỗ trợ sinh viên một vài chi phí như tiền đi lại, tiền trợ cấp chỗ ở tạm thời, các khoản cần chi vẫn vượt ngoài khả năng của nhiều người.
Chẳng hạn, tiền Internet để tham gia các lớp học từ xa hoàn toàn do sinh viên chi trả. Để tham gia học online, người học tốn một số tiền không nhỏ để kết nối mạng và nghe giảng trong nhiều giờ liền.
Nhiều sinh viên phàn nàn trên Twitter rằng nhà trường đã không cung cấp chi tiết cụ thể về các hỗ trợ tài chính, đền bù cho những sinh viên dựa vào tiền trợ cấp hàng tháng để trang trải cuộc sống bản thân và gia đình.
Các trường đại học đóng cửa khiến nhiều sinh viên nghèo, vốn trông cậy vào các bữa ăn trong canteen, rơi vào tình cảnh thiếu tiền ăn. Ảnh: The Atlantic.
Về phía Harvard, đại diện trường cho hay sinh viên có thể làm việc với bộ phận hỗ trợ để tìm ra phương án giải quyết vấn đề nhà ở và những nhu cầu khác.
Ngoài ra, những người khác có thể chịu gánh nặng khi chính sách học tập thay đổi đột ngột bao gồm sinh viên quốc tế và những người trẻ thuộc diện con nuôi tạm thời, những người không có khả năng trở về nhà ngay khi trường đóng cửa.
Ngoài Đại học Harvard, một số trường khác như Đại học Bang Iowa, Cao đẳng Smith cũng áp dụng cách tương tự, yêu cầu tất cả sinh viên chuyển khỏi ký túc xá.
"Đối với nhiều sinh viên, ví tiền eo hẹp khiến họ chỉ biết trông chờ vào các bữa ăn tại canteen trường. Ký túc xá cũng là nơi họ có thể ở lâu dài mà không lo cảnh lay lắt không có nơi ở", Giáo sư Anthony Abraham Jack (Harvard) cho hay.
Theo khảo sát của nhóm nghiên cứu Wisconsin Hope Lab, có đến 36% số sinh viên tại Mỹ không đủ tiền để trang trải tiền ăn uống mỗi ngày.
Quyết định đóng cửa ký túc xá khiến các chi phí phát sinh đột ngột và vượt quá khả năng chi tiêu của nhiều người. Ảnh: Market Watch.
Một lần mỗi tuần, Rayana Plancarte - sinh viên năm hai tại khu vực Stanislaus (California, Mỹ) - lại tìm đến phòng dự trữ đồ ăn được đặt trong khuôn viên trường để lấy những món ăn thiết yếu.
Rayana không hề cô đơn. Tại khu vực nơi cô học, cứ 4 sinh viên thì có 1 người phải giảm khẩu phần ăn hoặc bỏ bữa vì không có đủ tiền mua thực phẩm.
Justice Butler, sinh viên năm hai tại Cao đẳng Smith, cũng chật vật mỗi ngày để lấp đầy chiếc bụng đói. Với số tiền eo hẹp, Butler chọn vừa học vừa làm nhằm trang trải các chi phí đắt đỏ ở đại học.
Có thời điểm, anh sống lay lắt trên đường phố với vài đồng tiền lẻ trong túi. Nhờ một người bạn giúp đỡ, Justice quay trở lại trường học và được ở ký túc xá.
Song với tình hình dịch bệnh hiện tại, cuộc sống của chàng trai trẻ lại một lần nữa rơi vào hoàn cảnh bấp bênh, không nơi ăn chốn ở.
"Đóng cửa trường học là cách duy nhất nhà trường có thể làm ở hiện tại để ngăn chặn sinh viên lây nhiễm chéo virus. Tôi hiểu điều đó nhưng quyết định đóng cửa luôn cả ký túc xá khiến tôi rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan", Butler cho hay.
Trước tình thế khó khăn, các nhóm cựu sinh viên và hội đồng sinh viên tại Harvard đang tổ chức quyên góp tiền để hỗ trợ một loạt các chi phí bao gồm dịch vụ Internet, tiền mua thực phẩm và đồ dùng sinh hoạt.
Tại Đại học Tufts (Boston), các cựu sinh cũng thành lập một nhóm giúp gây quỹ cho những ai cần hỗ trợ tiền vé máy bay, nhu yếu phẩm. Nhiều sinh viên tại các trường đại học khác nhau đăng các chi phí cụ thể họ phải đối mặt trên mạng xã hội để tìm kiếm giúp đỡ.
Theo zing.vn
Bé gái 3 tuổi bị bỏ đói đến nỗi phải ăn bột giặt rồi qua đời trong lúc mẹ đi tiệc tùng 1 tuần, hiện trường vụ án gây phẫn nộ Người mẹ trẻ đã không ngại bỏ con gái 3 tuổi ở nhà 1 mình để đi "quẩy" cùng bạn bè suốt một tuần. Maria Plyonkina, 21 tuổi, mới đây vừa thừa nhận tội ác giết chết con gái ruột Kristina, 3 tuổi, khi bỏ đứa trẻ ở nhà một mình đến nỗi khiến bé quá đói bụng phải ăn bột giặt và...