Mùa dịch, làm nhà siêu nhỏ, đem chim rừng cá biển vào can nhựa giết thời gian
Tận dụng thời gian giãn cách, hai bạn Phúc Hậu và Quang Huy đã làm những mô hình nhà mini trang trí bể cá.
Còn ông Minh Trực thì tái chế những can nhựa bỏ đi bằng cách cắt, vẽ lên đó bộ sưu tập các loài chim.
Nguyễn Phúc Hậu (24 tuổi, Bến Tre) rời TP.HCM từ tháng 5-2021 vì tình hình dịch bệnh căng thẳng. Trong thời gian nghỉ dịch rảnh rang, Hậu mày mò làm một bể cá nhỏ và nảy ra ý tưởng trang trí nó bằng mô hình nhà mini thật độc đáo.
Mang tuổi thơ gói vào ngôi nhà nhỏ
“Tôi tưởng tượng những thứ cần làm trong mô hình, sau đó tìm nguyên liệu cho giống với bản nhà thật nhất. Tôi dùng đất sét để tạo hình 1 số chi tiết như bếp hay cái lu nước và tận dụng những thứ có sẵn trong nhà như ván gỗ, thùng giấy, cây tre để tạo nên những chi tiêt khác” – Hậu hào hứng chia sẻ khi có người quan tâm đến ý tưởng của mình.
Ngôi nhà có kích thước 10X15 (cm) của Phúc Hậu. Ảnh: NVCC
Ngôi nhà được Hậu hoàn thiện trong 5 ngày. Đầu tiên, Hậu phác thảo trước kích thước các mặt của ngôi nhà, sau đó cưa ván gỗ để ghép lại. Tiếp đó, Hậu gỡ một mặt giấy của thùng mì tôm để làm mái nhà, dùng lõi dây điện làm lồng chim, cây chổi, móc treo và dùng tre để làm bàn uống nước. Cứ thế, cột, hiên nhà, góc bếp… dần dần hiện lên dưới đôi bàn tay khéo léo của Hậu.
“Tôi chỉ dùng cưa tay và dao để cắt gọt. Vừa làm vừa hình dung lại cảnh nhà mình hồi xưa, rồi tìm các vật liệu có thể sử dụng được để trang trí. Nguyên liệu đơn giản lắm, chỉ tốn chai keo dán sắt và hầu như chẳng phải mua gì, tìm quanh quanh nhà cũng đủ. À… và mô hình không thể thiếu cái cầu cá, nét đặc trưng của miền Tây” – Hậu tâm sự.
Giống như Hậu, Nguyễn Quang Huy (25 tuổi, quê Hà Nam) cũng tận dụng thời gian giãn cách để làm một mô hình nhà mini trang trí bể cá cảnh. Anh dùng tre, đũa gỗ (loại dùng một lần) và bìa carton để làm những chi tiết chính. Chum đựng nước được nặn bằng đất sét. Anh cũng dùng những bánh xe từ đồ chơi của con để đặt lên mái nhà. Mô hình được hoàn thiện trong 3 ngày và được cậu con trai rất yêu thích.
Mô hình nhà của Quang Huy dùng để trang trí trong bể cá. Ảnh: NVCC
Bộ sưu tập có 1 không 2 của người cha khéo tay
Ông Minh Trực (61 tuổi, Kiên Giang) thường tận dụng cắt những chai đựng dầu ăn, bình nước 20 lít đã qua sử dụng trong nhà để trồng cây. Vợ ông thấy hay hay nên xin thêm can bỏ đi của hàng xóm để chồng làm tiếp.
Ông Trực tô màu cho chú chim ngũ sắc trên can nhựa. Ảnh: NVCC
Video đang HOT
“Trước khi bùng dịch, cha tôi đã bắt đầu cắt, vẽ về đề tài 12 con giáp và sinh vật biển. Thế rồi dịch dữ quá, giãn cách xã hội, không ra ngoài được cha càng có nhiều thời gian hơn để chăm chút cho từng tác phẩm mà ông sáng tạo” – Nguyễn Ngọc Trân (23 tuổi, Kiên Giang) kể.
Ngọc Trân cho biết cha mình am hiểu về bảo tồn tài nguyên rừng và biển. Do vậy, ông đã hình dung được hình ảnh các sinh vật biển, các loài chim mà không cần tham khảo trong sách, internet.
Can nhựa sau khi làm sạch sẽ được ông Trực phác thảo hình ảnh lên 2 mặt, rồi dùng kéo cắt thành hình, cuối cùng là tô màu nước. Với mỗi chiếc can, ông Trực mất khoảng 5 tiếng để cắt, vẽ cho cả 2 mặt.
Để có được nhiều can nhựa cho cha thỏa sức sáng tạo, Ngọc Trân và mẹ phải dặn trước với bạn bè, người mua phế liệu để mua. Nhưng khi biết được việc làm ý nghĩa của ông Trực, ai cũng cho mà không lấy tiền. Trân cho biết cô và mẹ đã đi gom nhiều can nhựa ở nhà bạn bè để cha tiếp tục “làm nghệ thuật”.
Ngọc Trân chia sẻ: “Dù lo lắng vì tình hình dịch, nhưng may là cha đã tìm được thú vui để giết thời gian. Sau khi đăng hoạt động trong mùa dịch của cha lên facebook, tôi nhận được nhiều sự ủng hộ của mọi người. Cha rất vui và mong việc làm này sẽ giảm được ít nhiều lượng rác thải nhựa, bảo vệ môi trường”.
Dưới đây là một số hình ảnh trong bộ sưu tập can nhựa tái chế của ông Trực:
Một vài chiếc can trong bộ sưu tập về đề tài bảo tồn sinh vật biển của ông Trực. Ảnh: NVCC
Những chiếc can đầu tiên được cắt thành 12 con giáp. Ảnh: NVCC
9X sở hữu căn nhà đầy đủ tiện nghi với diện tích chưa đầy 0,3 m2
Mô hình nhà mini của nữ tiếp viên hàng không tại TP HCM khiến "dân mạng" thích thú bởi cơ ngơi vô cùng khang trang, đầy đủ mọi đồ dùng, nội thất như ngôi nhà thật.
Nhà mini tiện nghi
"25 nồi bánh chưng em mới có được căn nhà nhỏ nhỏ cho riêng mình. Tuy nhỏ nhưng em vẫn phát huy được hết công năng sử dụng với 4 phòng cơ bản là phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, toilet và tầng gác mái be bé", Nguyễn Thụy Hà My, chủ nhân của "cơ ngơi tí hon" chia sẻ lên một nhóm dành cho những người đam mê thiết kế, bày trí nhà cửa trên Facebook.
Mô hình nhà mini của nữ tiếp viên hàng không khang trang, đầy đủ mọi đồ dùng, nội thất như ngôi nhà thật. Ảnh: NVCC.
Cô tiếp viên hàng không sinh năm 1996 biết và tìm hiểu về mô hình nhà mini từ tháng 10 năm 2020. Sau đó, cô nàng tự lựa chọn, đặt mua nội thất bên trong từ Trung Quốc, Nhật Bản về. Phải mất hơn 8 tháng để Hà My sắm được gần như đầy đủ nội thất trong nhà, cô chia sẻ: "Mình rất yêu những món đồ tí hon, muốn được bày biện và để chúng ít bị bám bụi nên đã quyết định mua thêm căn nhà để trưng bày. Nhà nhỏ nên đồ đạc hơi lỉnh khỉnh, dù không đủ chỗ chứa nhưng mình vẫn bị nghiện và ngày nào cũng đi kiếm đồ để đặt vào".
Trà My yêu thích những món đồ tí hon, bắt đầu tìm hiểu từ tháng 10/2020. Cô tham gia một số hội nhóm chơi đồ mini, mọi người cùng chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và trao đổi các món đồ "cũ người mới ta". Ảnh: NVCC.
Phòng khách của căn nhà đầy đủ tiện nghi. Ảnh: NVCC.
Ngôi nhà có tổng chiều dài 80cm, chiều sâu 42cm, chiều cao 80cm; bên trong nhà mỗi tầng cao 31cm, sâu 32cm và dài 70cm; tất cả đều được tính bằng đơn vị cm với tổng diện tích khoảng 0,3 cm2. Nhà có tầng trệt, 1 lầu và gác mái.
Mọi thường thường thắc mắc, vì sao chiếc giường quá bé hay bộ bàn ghế quá to, Hà My lý giải: "Do nhà có tỉ lệ 1:8 mà các đồ bên trong mình mua thì có tỉ lệ 1:6 và 1:12 nên mình chia ra tầng dưới xếp đồ 1:6 và tầng trên sẽ là 1:12. Nếu mọi người để ý kĩ thì sẽ thấy nó có sự chênh lệnh tỉ lệ".
Đồ đạc trang trí bên trong My lựa chọn tỉ lệ 1:6 hoặc 1:12. và được sắp xếp gọn gàng. Ảnh: NVCC.
Cho đến hiện tại, có những món đồ Hà My mua thậm chí còn chưa được mở vì đã hết chỗ để. Ban đầu, cô không định dựng nguyên căn nhà vì giá khá cao nhưng càng mua càng "nghiện". Cô tìm mua ở rất nhiều nơi, từ đồ handmade đến mua lại của các bạn chơi trước và cả ở nước ngoài. Thời gian tìm và mua mất rất nhiều thời gian và giá tiền ngôi nhà cũng đã lên đến 30 triệu đồng.
Thú vui với dòng mini
Ngoài những chuyến bay, mỗi khi được nghỉ phép, Hà My sẽ dành nhiều thời gian hơn cho ngôi nhà nhỏ của mình. Hiện tại, cô đang hoàn thiện phần gác mái để sớm khoe với mọi người. Cô chia sẻ: "Mình xếp đi xếp lại nhiều lần lắm vì mãi thấy nó không cân với nhau, đến giờ mình vẫn chưa thấy ưng nữa".
Phòng ngủ được sắp xếp ngăn nắp. Ảnh: NVCC
Hà My tâm sự: "Những người chời dòng mini này sẽ hiểu cảm giác trân trọng từng món đồ đến như thế nào. Với mình, không chỉ là tốn tiền mua mà còn tốn cả thời gian và công sức của người làm ra nó nữa. Đối với những vật dùng trong nhà thì mình quý nhất là những sản phẩm handmade của người Việt mình làm ra, nó đến từ sự tỉ mỉ và tình yêu mới làm được như thế.
Chơi đồ tí hon thì phải cần sự cẩn thận và tỉ mỉ lắm, vì lỡ rơi rớt một món gì đấy mà bé như hạt đậu là mình phải căng mắt ra tìm nên mình sợ lắm, mình không để các bé nhỏ đụng đến đồ chơi của mình đâu. Nhìn căn nhà thế nhưng để xếp là rất khó, không cẩn thận xoay qua xoay lại là sẽ đụng cái này rơi cái kia nên mình phải kiên nhẫn. Chơi cái này để tập tính kiên nhẫn, tỉ mỉ rất là tốt".
Đầy đủ mọi vật dụng cần thiết cho nhà bếp. My còn gắn thêm bảng lỗ và tận dụng thanh treo rèm cửa để treo đồ. Ảnh: NVCC.
Không chỉ thỏa mãn đam mê, mô hình nhà mini còn giúp Hà My rèn được những thói quen tốt. Cô dự định sẽ làm thêm nhiều phòng nữa như phòng bán bánh ngọt và cà phê. Nếu có nhiều thời gian và kinh phí hơn nữa, cô mong muốn sẽ làm thêm quầy rau củ, hoa quả.
Hà My cho biết, thời gian tới, cô sẽ tiếp tục tìm mua thêm đồ để hoàn thiện căn nhà. Sau đó, nữ tiếp viên mong muốn làm thêm một mô hình nhỏ bán bánh ngọt, quán cafe và quầy bán rau củ, hoa quả.. Ảnh: NVCC.
Chia sẻ niềm đam mê của bản thân lên mạng xã hội, Hà My rất vui và hạnh phúc khi mọi người yêu quý căn nhà, thậm chí có người còn lầm tưởng đó là ngôi nhà thật. Từ những đồ lớn như bàn, tủ cho đến những vật nhỏ xíu miếng bánh, tách trà đều được Hà My sắp xếp rất tỉ mỉ. Cũng bởi vậy mà nhiều người nhắn tin hỏi cô chỗ mua đồ nhưng vì tìm mua rất cực nên cô chỉ chia sẻ lại những món mua dư hoặc không hợp tỉ lệ với nhà.
Số tiền để xây dựng nhà mini có thể mua được chiếc điện thoại iphone đời mới nhất hoặc một chiếc xe máy tay ga nhưng Hà My lại lựa chọn vì đam mê và rèn cho mình tính tỉ mỉ, cẩn thận. Cô cũng mong muốn chia sẻ niềm vui này đến nhiều bạn trẻ để cùng nhau học tập những tính cách tốt.
9 ý tưởng thú vị cải thiện ban công thành không gian cực chill trong những ngày nghỉ dịch Chỉ với những cách trang trí đơn giản, ban công nhỏ được cải thiện vô cùng ấn tượng dành cho mọi người thêm thư giãn vui vẻ trong những ngày giãn cách. Không gian ban công là nơi thư giãn thường ngày, giúp mọi người cảm thấy thoải mái hơn trong những ngày giãn cách. Vì thế, khi bạn sở hữu góc ban...