Mùa dịch COVID-19: Dung dịch rửa tay ảnh hưởng thế nào đến nội thất ôtô?
Trong bối cảnh dịch COVID-19 đang diễn ra phức tạp, việc rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn trở thành thói quen của nhiều người, trong đó có các tài xế. Tuy nhiên, dung dịch nước rửa tay khô liệu có ảnh hưởng đến nội thất ôtô?
Việc rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn là thói quen tốt cho sức khỏe, nhưng các chuyên gia cho rằng, dung dịch sát khuẩn có thể bào mòn nội thất xe.
Các hóa chất có trong dung dịch rửa tay như ethanol có thể làm khô, thậm chí là bào mòn các chi tiết làm từ vật liệu da, nhựa, nhựa vinyl… Từ đó, bề mặt nội thất của xe sẽ không còn giữ được các lớp sơn bảo vệ, dẫn đến tình trạng xuống cấp diễn ra nhanh hơn.
Bên cạnh đó, dung dịch rửa tay cũng có thể gây hại cho các bộ phận được làm từ gỗ, khiến chúng xuất hiện những vết đốm hay loang lổ trên bề mặt.
Dung dịch rửa tay có thể bào mòn các chi tiết nội thất trong xe. Ảnh minh họa. Ảnh ST
Ngoài dung dịch sát khuẩn, nhiều đánh giá khác cũng từng chỉ ra rằng, kem chống nắng và thuốc xịt côn trùng cũng có thể phá hỏng bề mặt nội thất.
Cụ thể, Diethyltoluamide (DEET) – chất chuyên để xua đuổi ruồi muỗi – sẽ khiến bề mặt nội thất xuống cấp nhanh chóng. Tương tự, các kem chống nắng với khả năng bảo vệ cao thường chứa lượng lớn ô xít titanium, là chất sẽ phản ứng với nhựa plastic và dầu gốc tự nhiên trong các lớp da của nội thất xe.
Để đối phó tình trạng này, từ lâu nhiều nhà sản xuất đã chủ động phát triển và ứng dụng các lớp phủ nhằm bảo vệ các chi tiết nội thất khỏi một số loại hóa chất phổ biến, nhưng sự thay đổi thường xuyên trong thói quen của người dùng khiến vẫn khiến rủi ro xảy ra.
Video đang HOT
Để khắc phục trước mắt, người dùng – nếu sở hữu xe đắt tiền với nội thất xa xỉ hoặc tài xế lái xe dịch vụ nên xem xét việc đeo găng tay khi điều khiển phương tiện – ít nhất là trong giai đoạn cao điểm của COVID-19.
Ngoài ra, việc sử dụng các phụ kiện bảo vệ chi tiết nội thất cũng có thể được cân nhắc.
Một trong những biện pháp hạn chế tác hại của hóa chất là tổng vệ sinh nội thất một cách thường xuyên hơn. Khi thực hiện thao tác này, người dùng nên chú trọng lau chùi những khu vực tài xế và hành khách thường xuyên tiếp xúc, như vô lăng, các tay cầm, các nút bấm hoặc màn hình cảm ứng, bộ điều chỉnh ghế…
Lưu ý, tài xế phải thường xuyên vệ sinh dây đai an toàn – phụ kiện này thường ít được tài xế chú ý, nếu không làm sạch, dây đai an toàn rất dễ bị bám khuẩn, khi người ngồi trên xe ho hoặc hắt hơi.
Sản xuất dung dịch rửa tay nhanh cho học sinh
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (Covid-19), có rất nhiều cách phòng ngừa, trong đó quan trọng nhất là giữ gìn vệ sinh sạch sẽ và rửa tay thường xuyên bằng xà bông hoặc các dung dịch sát khuẩn.
Trong điều kiện khan hiếm dung dịch rửa tay, tỉnh An Giang chủ động chế tạo dung dịch rửa tay nhanh (dạng khô) để đảm bảo nhu cầu sát khuẩn, phòng chống dịch bệnh cho học sinh.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Phước kiểm tra dung dịch rửa tay khô do Trường THPT Chuyên Thoại Ngọc Hầu điều chế
Trường Đại học An Giang là một trong những nơi chế tạo thành công loại dung dịch rửa tay sát khuẩn để cấp phát cho đội ngũ cán bộ, giảng viên, sinh viên toàn trường. Đây là dung dịch rửa tay khô, do bộ môn Hóa (Khoa Sư phạm) kết hợp Phòng quản trị thiết bị - Khu thí nghiệm thực hành của trường nghiên cứu điều chế.
"Do có thành phần của tinh dầu sả nên dung dịch có mùi thơm rất dễ chịu. Không chỉ giúp kháng khuẩn, góp phần phòng, chống dịch bệnh Covid-19 và các loại bệnh lây nhiễm khác, dung dịch rửa tay còn thích hợp cho các bạn nữ vì tạo lớp màng ẩm bảo vệ da nhờ thành phần vitamin E và tinh dầu" - chị Anh Thư (nhân viên Trường Đại học An Giang) chia sẻ.
TS Lâm Thị Mỹ Linh (Trưởng bộ môn Hóa, Trường Đại học An Giang) cho biết, dung dịch rửa tay khô được điều chế từ các thành phần như: alcohol 70%, glycerin, hydrogen peroxide, vitamin E và tinh dầu.
Đặc biệt, thành phần tinh dầu được chiết xuất từ thiên nhiên do chính đội ngũ giảng viên của trường nghiên cứu. Loại tinh dầu được ưu tiên sử dụng là tinh dầu sả, ngoài ra còn có tinh dầu từ lá chúc, quế, tràm...
Các loại tinh dầu này vừa có khả năng kháng khuẩn, vừa tốt cho đường hô hấp. Quy trình pha chế được thực hiện trong phòng thí nghiệm với sự kiểm soát chặt chẽ về thành phần và các công đoạn thực hiện.
Sản phẩm này có khả năng sát khuẩn lên đến 90%, đồng thời tạo lớp màng ẩm bảo vệ da nhờ thành phần vitamin E và tinh dầu. Dự kiến, trường sẽ sản xuất 10.000 chai nước rửa tay khô (loại 100ml), đến nay đã sản xuất được 5.000 chai dung dịch rửa tay khô (khoảng 1 tuần nữa sẽ sản xuất thêm 5.000 chai) và đã cấp phát cho cán bộ, giảng viên toàn trường và khu vực ký túc xá; đến khi nhập học trở lại, trường sẽ cấp phát dung dịch rửa tay để các em sinh viên và học sinh Trường Phổ thông Thực hành Sư phạm rửa tay kháng khuẩn bảo vệ cơ thể, phòng, chống dịch bệnh... Tùy vào nhu cầu thực tế, trường sẽ tiếp tục sản xuất để đáp ứng nhu cầu phòng, chống dịch bệnh trong thời gian tiếp theo.
Trường THPT Chuyên Thoại Ngọc Hầu cũng là một trong những nơi tự chế tạo ra dung dịch rửa tay khô để phục vụ nhu cầu kháng khuẩn của các em học sinh và đội ngũ cán bộ, giáo viên trong trường.
Cô Nguyễn Thị Diễm Phúc (Tổ trưởng chuyên môn Tổ Hóa học, Trường THPT Chuyên Thoại Ngọc Hầu) cho biết, trước tình hình thiếu hụt nguồn dung dịch kháng khuẩn để phòng, chống dịch bệnh như hiện nay, các thầy cô trong Tổ Hóa học của trường tham khảo trên nhiều website hướng dẫn cách điều chế dung dịch và cộng với kiến thức hóa học sẵn có nên đã tạo được dung dịch rửa tay khô, đáp ứng tiêu chuẩn y tế. Thành phần cơ bản gồm: cồn (sử dụng cồn thực phẩm), ô-xy già, glycerol, nước cất.
Việc điều chế dung dịch đảm bảo an toàn, vệ sinh, không gây độc hại, hạn sử dụng từ 3 - 6 tháng. Thời gian điều chế dung dịch rất nhanh, nếu đủ thành phần nguyên liệu thì chỉ trong 60 phút có thể hoàn thành, đóng chai.
Cô Đặng Thị Kim Phượng (Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Thoại Ngọc Hầu) cho biết thêm: "Trước mắt, nhà trường điều chế 40 lít dung dịch (chiết ra các chai xịt loại nhỏ) để phục vụ nhu cầu rửa tay kháng khuẩn của các em học sinh và giáo viên trong trường. Dung dịch này không chỉ ngăn ngừa dịch bệnh Covid-19 mà còn phòng, chống các loại bệnh lây nhiễm thông thường khác. Thời gian tới, trường bổ sung thêm các loại tinh dầu để tạo thêm mùi hương cho sản phẩm".
Dọc theo các dãy hành lang tầng trệt và trên lầu, trường bố trí treo các chai dung dịch rửa tay khô để giáo viên và học sinh dễ dàng sử dụng. Cách làm sáng tạo, hiệu quả với sản phẩm tự chế này góp phần ngăn chặn dịch bệnh lây lan.
Để đảm bảo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 hiệu quả, đặc biệt là khi các em học sinh đi học trở lại, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình cho rằng, ngoài trang bị các chậu rửa tay, nước sạch, đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các trường trong toàn tỉnh bố trí chai nước rửa tay trước mỗi phòng học để các em học sinh dễ dàng sử dụng (riêng bậc học mầm non, mẫu giáo sẽ được các bảo mẫu hướng dẫn).
Tuy nhiên, trong tình trạng thiếu dung dịch rửa tay kháng khuẩn và hiện được bán với giá khá cao, Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ, Trường Đại học An Giang và Trường THPT Chuyên Thoại Ngọc Hầu xây dựng kế hoạch điều chế dung dịch rửa tay nhanh để cung cấp cho tất cả các trường học trong toàn tỉnh, đặc biệt ưu tiên các trường học vùng biên giới.
Hiện, các đơn vị đang xúc tiến nhanh để đảm bảo cung ứng dung dịch rửa tay nhanh cho các trường để chuẩn bị cho các em học sinh đi học trở lại.
HỮU HUYNH
Theo baoangiang
Hà Nội nhiều thí sinh quên mang khẩu trang khi đi thi Tại các điểm thi tốt nghiệp THPT sáng nay, 9.8, trên địa bàn Hà Nội, nhiều thí sinh đã quên mang theo khẩu trang phòng dịch Covid-19, và đã được tình nguyện viên chương trình Tiếp sức mùa thi kịp thời nhắc nhở, trao tặng. Thí sinh được tặng khẩu trang y tế để phòng dịch Covid-19 khi đi thi quên mang theo...