Mưa đá trắng xóa mặt đất tại Hà Giang
Trận mưa đá đầu tiên trong năm 2013 ở tỉnh Hà Giang xảy ra sáng 13/3 đã gây thiệt hại lớn về hoa màu của xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên.
Ttrận mưa rào, dông mạnh và kèm theo mưa đá tuy chỉ diễn ra gần 20 phút, nhưng cơn mưa bất thường đã làm hư hại một số diện tích hoa màu của bà con dân tộc thiểu số nơi đây.
Trận mưa đá lẫn với mưa rào, đường kính hạt đá trung bình khoảng từ 1-2cm, có hạt lớn tới 2,5cm. Mưa đá rải một lớp dày trắng xóa mặt đất, sau khi mưa kết thúc lâu mà các hạt đá vẫn chưa tan hết. Lượng mưa đo được là gần 40mm.
Video đang HOT
Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Hà Giang, sở dĩ có mưa đá là do có sự bất ổn định giữa hai đới không khí nóng ở phía Nam và lạnh ở phía Bắc đã tạo thành các xoáy thấp hút không khí từ mặt đất lên.
Khi lên trên cao, luồng khí gặp không khí lạnh và ngưng tụ thành đá. Dông kèm theo sấm chớp đã cùng vô số viên đá rơi xuống đất. Vào thời điểm trên, tại xã Niêm Tòng, huyện Mèo Vạc (Hà Giang) mưa to kèm theo gió lốc cũng xảy ra, làm tốc mái một số nhà của bà con dân tộc trong thôn và điểm trường học.
Để giảm thiểu thiệt hại do lốc và mưa đá gây ra thường xảy ra trong tháng ba và tháng tư, Trung tâm Khí tượng Thủy văn Hà Giang thường xuyên thông báo trên các bản tin dự báo thời tiết đồng thời tham mưu cho cấp ủy, chính quyền tỉnh chỉ đạo các địa phương thông báo cho các cơ quan, đơn vị và nhân dân các dân tộc trên địa bàn cần chú ý đề phòng.
Theo 24h
Voi rừng phá hoa màu của gần 100 hộ dân
Ngày 23.12, Trạm kiểm lâm địa bàn Thanh Sơn-Ngọc Định (thuộc Hạt kiểm lâm Định Quán, Đồng Nai) cho biết, gần 1 tuần qua,voi rừng lại liên tục xuất hiện phá nát hoa màu của dân.
Theo các cán bộ kiểm lâm, nhiều ngày nay, đàn voi từ 7-11 con, liên tục xuất hiện thành đàn vào phá hoa màu gồm sắn, bắp, xoài, mía và phá chòi của người dân ấp 4, xã Thanh Sơn.
Đàn voi này cách đây khoảng 1 tháng đã xuất hiện tại ấp 7, xã Thanh Sơn để ăn bắp và chuối.
Theo thông kê của Lâm trường 3 thuôc Công ty TNHH một thành viên Lâm trường La Ngà, tính từ đầu tháng 5.2012 đên nay, voi rừng đã rất nhiều lần xuất hiện, càn phá hoa màu của gần 100 hô dân.
Nhiều nhà của dân đã bị voi vào phá từ 3-4 lần, nhằm kiếm thức ăn và xua đuổi người. Người dân địa phương đã áp dụng nhiêu biên pháp đê đuôi đàn voi nhưng không hiệu quả.
Theo ông Ngô Văn Sơn, Phó chủ tịch UBND xã Thanh Sơn, những nơi voi thường xuất hiện đều là đât rừng mới khai phá. Nhất là tại Lâm trường 3, trước đây là những khu vực voi sinh sống và tìm thức ăn, nhưng nay người dân khai phá, trồng hoa màu nên sinh cảnh sống của voi bị thu hẹp, làm chúng lẩn vào rừng sâu. Nay thấy có hoa màu xanh tốt, voi trở lại tìm thức ăn.
Voi phá nát một rẫy mía của người dân xã Thanh Sơn vào đêm 21.12
Để bảo đảm an toàn cho người và voi, UBND H.Định Quán đã yêu cầu các cơ quan chức năng tăng cường tuyên truyền, đề nghị người dân không được đánh, hại voi rừng, hạn chế sự xung đột với voi. Đồng thời, huyện cũng kiến nghị cấp trên có biện pháp cụ thể hướng dẫn về chuyên môn cho người dân để tránh voi tấn công người và có kê hoạch bảo tôn, quy hoạch nơi ở, ăn uông và sinh sông cho đàn voi.
Theo TNO
Rà soát và xử lý các dự án "treo" Ngày 12.12, UBND TP.HCM đã có buổi làm việc với các Sở, ngành, quận, huyện về tình hình dự ánchậm triển khai trên địa bàn TP. Tại cuộc họp, Sở TN-MT TP.HCM cũng đã báo cáo kết quả rà soát các dự án chậm triển khai trên địa bàn và đề xuất các tiêu chí phân loại, biện pháp xử lý. Theo đó,...