Mưa đá to chưa từng thấy, vô số nhà kính, hoa, rau màu của nông dân Đà Lạt bầm dập, mất mát
Trận mưa đá “lịch sử” tại TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng đã khiến hàng chục ha hoa màu, nhà kính của người dân tại phường 5, 8 bị hư hỏng, ảnh hưởng.
Ngày 28/3, ông Nguyễn Đức Cứ – Trưởng Phòng Kinh tế TP.Đà Lạt cho biết, đơn vị đã thống kê thiệt hại ban đầu của người dân địa phương liên quan đến trận mưa đá lịch sử chiều ngày 27/3.
Lượng đá lớn trôi vào khu vực trồng rau trong nhà kính của người dân tại TP.Đà Lạt.
Cụ thể, mưa lớn gây ngập úng cục bộ tại khu vực Hà Đông 1, 2, 3, Nguyên Tử Lực (phường 8). Ngoài ra, khu vực đường An Tôn (phường 5) bị ngập úng cục bộ, ảnh hưởng đến 7 ha hoa màu. Sau khi nước rút người dân đã chủ động tưới rửa, phun thuốc phòng trừ bệnh hại.
Rau của người dân bị đá rơi xuống hư hỏng, dập nát.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, một số khu vực người dân trồng rau hoa ngoài trời tại 2 phường trên cũng có khoảng 2,5ha cũng bị hư hỏng.
Ngoài thiệt hại về nông nghiệp, ông Cứ cũng cho biết, 2ha nhà kính của người dân cũng bị hư hại do mưa đá với lưu lượng lớn. Điều may mắn, mưa đá xảy ra tại khu vực trung tâm thành phố, chủ yếu canh tác trong nhà kính nên mức độ thiệt hại cho cây trồng thấp.
Lượng đá lớn tràn ra đường sau trận mưa lớn chiều ngày 27/3.
Theo Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lâm Đồng, trận mưa đá lịch sử trên xảy ra từ khoảng 13 giờ đến 16 giờ ngày 27/3. Ngoài TP. Đà Lạt, trên địa bàn huyện Lâm Hà cũng xảy ra mưa lớn.
Theo đó, tại nhiều khu vực người dân sinh sống và sản xuất, lượng mưa đá lớn khiến đá ngập khắp đường. Một số diện tích rau của người dân bị đá rơi xuống dập nát, hư hỏng.
Thừa Thiên Huế xuất hiện liên tiếp 2 trận mưa đá
Thông tin từ Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai, hai trận mưa đá liên tiếp xuất hiện tại huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế), nhiều viên đá to bằng đầu ngón tay.
Chiều 26/3, ông Phan Thanh Hùng - Chánh Văn phòng Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, 2 trận mưa đá liên tiếp xảy ra tại huyện A Lưới (tập trung tại khu vực Bốt Đỏ, thị trấn A Lưới và xã Bắc Sơn).
Trận thứ nhất xảy ra trong 7 phút, từ 14h50 phút đến 14h57 và trận thứ 2 kéo dài 4 phút, từ 15h02 đến 15h06.
Hai trận mưa đá liên tiếp xuất hiện tại huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế), nhiều viên đá to bằng đầu ngón tay. Nguồn: Trang Thông tin Phòng chống thiên tai.
Kích thước lớn nhất hạt mưa đá 23mm, kích thước nhỏ nhất 5mm. Trọng lượng trung bình hạt mưa đá 0,6 gram. Đi kèm mưa đá là gió giật mạnh nhất là 15m/s, gió trung bình 10m/s.
Một người dân ở xã Hương Lâm cho biết khi đang ở nhà thì trời nổi cơn giông kèm sấm sét. Ngay sau đó, đá bắn liên tiếp vào mái tôn, bắn cả vào thềm nhà, viên đá to bằng đầu ngón tay.
Kích thước lớn nhất hạt mưa đá xảy ra ở A Lưới, Thừa Thiên Huế là 23mm, kích thước nhỏ nhất 5mm.
Chánh văn phòng Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, mưa đá hình thành từ các đám mây đối lưu.
Qua theo dõi trên ảnh radar thời tiết và số liệu quan trắc cho thấy mây đối lưu phát triển gây mưa giông tại huyện A Lưới và Nam Đông.
Miền Bắc và Bắc Trung Bộ thường xảy ra mưa đá vào các tháng 3-4 và 9-10, khi thời tiết chuyển mùa từ lạnh sang nóng và ngược lại.
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia cũng cảnh báo đêm nay và ngày mai, không khí lạnh sẽ tràn đến miền Bắc và Bắc Trung Bộ. Do nền nhiệt khu vực đang cao, phổ biến 32-34 độ, nên dễ gây ra sự xung đột, làm xuất hiện các hiện tượng thời tiết cực đoan như lốc, sét, mưa đá.
Gần chục hộ dân huyện Ba Vì trước nguy cơ bị 'nuốt chửng' vì sạt lở ven sông Hồng Gần đây, nhiều khu vực ven bờ hữu sông Hồng, đoạn qua địa phận huyện Ba Vì (Hà Nội), đã xuất hiện nhiều hố "tử thần" sụt lún bất thường. Người dân nơi đây luôn sống trong tình trạng nơm nớp bị cuốn trôi, vùi lấp bất cứ lúc nào. Tại xã Thái Hòa (Ba Vì), nhiều năm qua, gia đình ông Nguyễn...