Mưa đá quý từ núi lửa phun trào ở Hawaii
Núi lửa Kilauea trên quần đảo Hawaii phun trào tạo ra cơn mưa đá quý trên đường phố và bãi biển.
Đá quý olivin được tìm thấy trong lớp đá núi lửa và đất trên các hòn đảo ở Hawaii, Mỹ.
Đá quý olivin được tìm thấy trong lớp đá núi lửa và đất trên các hòn đảo ở Hawaii, Mỹ. Khi núi lửa Kilauea bất ngờ hoạt động trở lại trong thời gian gần đây, dòng dung nham nóng đã khiến những viên đá quý nhỏ li ti bắn ra các khu vực dân cư.
Một số người đã nhặt được những viên đá olivin từ bãi biển và đường phố trên quần đảo Hawaii. Mọi người cho rằng đây là bằng chứng về sự kỳ diệu của tự nhiên.
Đá olivin có màu xanh đặc trưng vì nó chứa hợp chất giàu magiê có tên là Peridot. Loại đá quý này từ lâu đã được sử dụng để làm trang sức, với một số sản phẩm có giá lên tới 450 USD/carat.
Đá olivin có màu xanh đặc trưng vì nó chứa hợp chất giàu magiê có tên là Peridot.
Video đang HOT
Người dân địa phương chụp ảnh những viên đá olivin nhỏ li ti mà họ nhặt được và đăng tải lên mạng xã hội. Mọi người gọi chúng là “đá quý Kilauea”.
Cheryl Gansecki, một nhà địa chất tại trường đại học Hawaii-Hilo, cho biết lý do khiến đá quý được phát hiện thường xuyên hơn là vì núi lửa phun trào.
“Dung nham đang phun trào từ núi lửa Kilauea rất giàu các tinh thể olivine. Nó có thể được tìm thấy trong các mảng dung nham đông cứng hay tồn tại trong đá dung nham”, ông Gansecki nói.
Núi lửa Kilauea trên đảo Big đã phun trào liên tục trong 43 ngày qua, khiến khoảng 600 ngôi nhà bị dung nham nuốt chửng và cuộc sống của người dân đối mặt với nguy hiểm.
Theo Danviet
Tại sao nhiều người sống gần núi lửa, thách thức thần chết?
Sống gần núi lửa có thể gây nguy hiểm cho gia đình của bạn nhưng cũng mang lại một số lợi ích.
Dung nham của núi lửa Kilauea tràn ra phố Hawaii
Tuần trước, mặt đất ở khu dân cư Leilani Estates, Hawaii, đã nứt ra, bắt đầu phun khói độc và dung nham của núi lửa Kilauea. Khi đó, 1.700 cư dân của khu phố sơ tán đến các khu trú ẩn.
Kilauea là một trong những ngọn núi lửa hoạt động mạnh nhất Trái Đất. Dung nham của nó thường chảy về phía đại dương, nhưng lần này, chúng chảy vào đất liền.
Điều này đặt ra câu hỏi: Tại sao nhiều người sống gần núi lửa đang hoạt động?
Theo báo National Geographic, lý do đầu tiên là nhiều người phụ thuộc vào núi lửa để sinh tồn.
Năng lượng địa nhiệt của núi lửa có thể cung cấp năng lượng cho các cộng đồng sống xung quanh nó. Đất gần những ngọn núi lửa hoạt động thường giàu trữ lượng khoáng sản và là nơi canh tác tuyệt vời. Rất nhiều người ghé thăm núi lửa mỗi năm, do đó, ngành du lịch cũng phát triển kèm theo cơ hội nghề nghiệp tại khách sạn, nhà hàng, cửa hàng quà tặng và nghề hướng dẫn viên. Hoặc một số người chỉ đơn giản là không đủ tài chính để chuyển nhà đi chỗ khác.
Ngoài ra còn có những lý do về văn hóa và tôn giáo. Jordan Sonner, nhà môi giới bất động sản sống trên Đảo Lớn của Hawaii, sở hữu một ngôi nhà ngay bên ngoài Leilani Estates. Cô vội vã quay về nhà để lấy tài liệu quan trọng và vật nuôi khi biết tin dung nham phun trào.
Cột khói bốc lên cao nghi ngút từ miệng chính của núi lửa Kilauea
Sonner nói với tờ Washington Post rằng cô không sợ mất nhà.
"Quan điểm của tôi là: đất đai không thực sự thuộc về chúng ta. Nó thuộc về Pele", Sonner nói, ám chỉ nữ thần núi lửa Hawaii. "Chúng tôi sống ở đây khi còn có thể. Nếu nữ thần muốn đòi lại đất, bà ấy sẽ tự lấy chúng. Tôi đã mua bảo hiểm tốt".
Nhiều cư dân sống quanh núi Kilauea cũng cho rằng đây là nơi đáng sống, dựa trên vẻ đẹp, con người và sự hoang vắng của nó.
"Chúng tôi đã chuẩn bị cho việc này, chúng tôi biết mình mua nhà ở Khu Dung Nham 1", Stacy Welch, người có nhà ở Leilani Estates, nói với tờ Time. "Chúng tôi sẽ ổn thôi. Chúng tôi sẽ xây dựng lại".
Các ngọn núi lửa cũng thường có dấu hiệu báo trước rằng một chuyện gì đó sắp xảy ra. Các trận động đất nhỏ, sự gia tăng dung nham ở đỉnh núi, sự thay đổi độ dốc của núi Kilauea trong những tuần gần đây cho thấy một vụ phun trào có thể xảy ra sớm.
Việc sơ tán dân quanh núi lửa Kilauea không phải là ví dụ duy nhất cho thấy người dân vẫn sống xung quanh khu vực nguy hiểm. Hồi tháng 1, núi Mayon ở Philippines bắt đầu phun tro vào không khí, khiến hàng chục nghìn người di tản.
Tháng 11 năm ngoái, hơn 100.000 người ở đông bắc đảo Bali, Indonesia cũng sơ tán khi núi Agung phun trào. Hàng ngàn du khách của hòn đảo nghỉ dưỡng cũng phải chạy trốn.
Theo Danviet
Núi lửa chết chóc ở Hawaii tạo ra cả vùng đất mới rộng lớn Dung nham của núi lửa đã chảy ra biển và tạo ra vùng đất mới. Khe nứt số 8 của núi lửa Kilauea đang tiếp tục phun ra dung nham Dòng chảy dung nham từ núi lửa Kilauea của Hawaii đã tạo ra khoảng 1 km vuông (1 triệu m vuông) đất mới ở đại dương, Đài quan sát núi lửa Hawaii (HVO)...