Mưa đá, giông lốc tại Hà Nội, nhiều cây xanh ngã đổ
Trong cơn mưa giông diễn ra vào tối 20.4, nhiều quận, huyện ở Hà Nội đã xuất hiện mưa đá nhỏ, đường kính vài cm.
Mưa lớn khiến nhiều cây xanh trên các tuyến phố ngã đổ, chắn ngang đường.
Trao đổi với Thanh Niên tối 20.4, một lãnh đạo UBND xã Nam Phương Tiến (H.Chương Mỹ, Hà Nội) xác nhận trong cơn mưa giông diễn ra tối cùng ngày đã xuất hiện mưa đá, đường kính vài cm.
Mưa đá xuất hiện trên địa bàn TP.Hà Nội vào tối 20.4. Ảnh TRUNG TÂM DỰ BÁO KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN QUỐC GIA
Mưa đá kèm theo giông lốc, sấm chớp. “Hiện tượng mưa đá diễn ra trong thời gian ngắn, thiệt hại do mưa đá gây ra đang được địa phương thống kê”, vị lãnh đạo cho biết thêm.
Trước đó, khoảng 19 giờ 30, Hà Nội xuất hiện mưa giông, sấm sét. Sau một thời gian mưa lớn xuất hiện, một số quận, huyện ở Hà Nội như Cầu Giấy, Mỹ Đức, Chương Mỹ, Ứng Hòa xuất hiện mưa đá.
Video đang HOT
Cây xanh trên phố Nhà Chung (Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội) đổ gục, đè lên nhiều xe máy trên vỉa hè. Ảnh KHẮC HIẾU
Tại P.Trung Hòa (Q.Cầu Giấy), người dân ghi nhận đá rơi thưa, kích thước bằng đầu đũa, khi tiếp đất thì nhanh chóng vỡ tan. Còn ở xã Viên Nội (H.Ứng Hòa), người dân cho biết mưa đá bắt đầu từ khoảng hơn 20 giờ kèm theo gió giật mạnh.
Trận mưa lớn kèm theo gió giật mạnh kéo dài nhiều giờ đồng hồ ở Hà Nội còn khiến nhiều cây xanh bị bật gốc.
Cây xanh, cột đèn đổ đè hàng loạt xe máy trên đường Trần Phú (Q.Hà Đông). Ảnh TUYẾN PHAN
Tối 20.4, một lãnh đạo Công ty Công viên cây xanh Hà Nội xác nhận tình trạng cây xanh bị bật gốc sau mưa giông trên địa bàn và cho biết đã điều lực lượng công nhân đi xử lý những cây bị ngã đổ, chắn ngang đường. Số lượng cây xanh bị ảnh hưởng do mưa giông đang được thống kê.
Theo ghi nhận, trên nhiều tuyến phố ở Q.Hoàn Kiếm xuất hiện cây xanh bật gốc, gãy cành chắn ngang đường làm ảnh hưởng đến giao thông.
Cây xanh trên phố Hà Nội bị bật gốc, chắn ngang đường gây ảnh hưởng tới giao thông. Ảnh KHẮC HIẾU
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết do rãnh áp thấp có trục 24 – 26 độ vĩ bắc bị nén bởi khối không khí mát ở phía nam Trung Quốc tràn xuống nên miền Bắc nước ta có mưa rào và giông. Lượng mưa từ 16 – 20 giờ hôm nay 20.4 có nơi trên 40 mm như: Huổi Lèng (Điện Biên) 66 mm, Giáp Đắc (Hòa Bình) 41 mm.
Dự báo, đêm nay và chiều tối mai 21.4, Bắc bộ tiếp tục mưa rào và giông, cục bộ có nơi mưa 20 – 40 mm.
Cây ngã đổ đè lên xe ô tô đỗ ven đường Quang Trung (Q.Hà Đông). Ảnh KHẮC HIẾU
Tại Hà Nội, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cảnh báo có mưa giông. Qua phân tích trên ảnh mây vệ tinh, ảnh ra đa thời tiết và số liệu định vị sét cho thấy vùng mây đối lưu đang phát triển và gây mưa cho các quận, huyện: Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, TX.Sơn Tây. Trong mưa giông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Mưa đá xuất hiện từ miền Bắc đến miền Trung có phải bất thường?
Theo Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai, mưa đá xuất hiện liên tiếp ở miền Bắc không phải là bất thường.
Hiện tượng này thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa từ tháng 3 - tháng 5.
Trong 3 ngày 27 - 29.3, các tỉnh Phú Thọ, Yên Bái, Hà Giang, Sơn La, Nghệ An, Quảng Trị xảy ra mưa đá, giông lốc. Mặc dù đã được Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn cảnh báo là do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường yếu nén rãnh áp thấp, kết hợp với hội tụ gió trên cao từ 1.500 - 5.000 m nhưng hậu quả của những trận thiên tai để lại khá lớn.
Mưa đá xuất hiện từ miền Bắc đến miền Trung có phải bất thường?. Ảnh CTV
Theo thống kê, mưa đá, giông lốc những ngày qua đã làm 1 người bị thương, gần 600 ngôi nhà tốc mái, sập đổ, hàng trăm ha hoa màu, cây trồng bị hư hỏng. Ước tính thiệt hại hàng tỉ đồng.
Lý giải về hiện tượng này, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai cho biết, mưa đá là hiện tượng nước mưa ngưng tụ thành những tảng đá, cục băng, đa dạng về kích thước rơi xuống, lẫn trong mưa rào. Trong tình trạng mưa khắc nghiệt, mưa đá chỉ xảy ra trong khoảng 5 - 30 phút.
Mưa đá hình thành do dòng không khí đối lưu lên xuống liên tục. Nếu nhiệt độ trong các đám mây là âm 20 độ C thì hơi nước trong mây sẽ tự tạo thành những hạt băng nhỏ và rơi xuống. Các hạt băng tiếp xúc với tầng mây thấp hơn sẽ biến thành những giọt nước có độ lạnh dưới 0 độ C, khi gặp những luồng không khí liên tục bốc lên từ dưới thì hạt băng sẽ lớn hơn, tới một trọng lượng nhất định, chúng sẽ rơi xuống hình thành mưa đá.
"Miền Bắc đang trong thời điểm giao mùa nên có những đợt không khí lạnh yếu tràn xuống, khi gặp nền nhiệt độ cao từ các tỉnh miền núi phía bắc, tạo điều kiện cho không khí xáo trộn mạnh khiến những đám mây phát triển, gây ra những trận mưa giông, sấm sét, mưa đá và gió giật mạnh", Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai phân tích.
Cơ quan này cho hay, những trận mưa đá vừa qua không phải là hiện tượng bất thường. Mưa đá thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa (tháng 3 - tháng 5, cao điểm vào tháng 4 hàng năm).
Theo dự báo, sau đợt mưa đá này, miền Bắc sẽ tăng nhiệt từ ngày 1 - 4.4, có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt.
Trong khi đó, khu vực Nam bộ ngày 30 - 31.3 có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35 - 37 độ C, có nơi trên 37 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 45 - 50%. Khu vực Tây nguyên có nắng nóng cục bộ với nhiệt độ cao nhất ngày có nơi trên 35 độ C.
Hà Nội: Giao Công an xác minh vụ 3 cây sao đen hơn 100 tuổi chết khô trên phố Lò Đúc Liên quan tới sự việc 3 cây sao đen hơn trăm tuổi chết khô trên phố Lò Đúc (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Chánh văn phòng UBND TP Hà Nội Trương Việt Dũng cho biết chủ tịch UBND TP Hà Nội sẽ giao công an vào cuộc xác minh. Ông Dũng cho biết: "Ngay trưa nay (28/3), tôi đã trao đổi với...