Mùa của bố: Em bé Mường Lát và hành trình cùng bố nuôi tìm lại những bước đi
Tình phụ tử với nhiều người là một sự sắp đặt tự nhiên, nhưng với anh Tín và bé Pàng, đo lai băt đâu băng viêc nô lưc kiêm tim.
Thời điểm tháng 12/2017, bức ảnh ghi lại cảnh một em bé trần truồng, quỳ gối bên vệ đường ở Mường Lát (Thanh Hóa) đã thu hút sự chú ý đặc biệt của cư dân mạng. Và ngay thời điểm ấy, không chút chần chừ đôi vợ chồng trẻ ở TP.HCM là anh Huỳnh Quốc Tín (35 tuổi) và chị Nguyễn Thị Ngọc Phương đã lặn lội ra tận miền Bắc để tìm gặp và đưa em về nuôi.
Bưc anh Pang trân truồng, quy co ro bên lê đương 2 năm trươc khiến nhiều người xót xa
Gần 2 năm trôi qua, cuộc sống của đứa trẻ bất hạnh ngày nào, giờ đã có sự thay đổi lớn. Thứ mà nhiều người thấy được, là sự thay da đổi thịt của Pàng, còn thứ mà nhiều người hẳn khó lòng thấu được, chính là sự hi sinh của người cha, người mẹ trẻ trong việc tái tạo lại một cuộc đời mới cho con.
2 năm về nhà mới: Pàng không chỉ nhanh nhẹn hơn mà đã chập chững biết đi
Nếu không nhìn vào những bức ảnh do chị Phương đăng tải gần đây trên mạng xã hội, tôi chắc chắn mình không thể nhận ra được Pàng của hiện tại, em khác rất nhiều so với thời điểm 2 năm trước. Em trắng trẻo hơn, gương mặt tươi tắn, đôi mắt có hồn hơn và khuôn miêng cung cươi nhiêu hơn. Sự yêu thương, sự đủ đầy thể hiện rõ ràng ở tóc, ở da, ở đôi mắt, ở nụ cười, ơ ca bộ váy mềm màu đỏ đep đe ma em măc trên ngươi.
Vào 2 năm trước, khi hình ảnh của Pàng được chia sẻ, hàng triệu người đã mủi lòng, trong đó cá cả chị Phương. Thơi điêm đo, sau khi vô tinh lươt bang tin va thây bai chia se vê be Pang, chị nói với chồng ‘hay mình lên tìm bé này coi thử thế nào anh, nhìn tội quá’.
Chẳng có dấu hiệu rõ ràng gì về nơi có thể tìm được Pàng, đoạn đường từ Sài Gòn ra Bắc thì xa tít tắp, khi ấy chị Phương còn đang mang thai, nhưng hai vợ chồng vẫn quyết định lên đường.
Thứ duy nhất anh tài xế nhớ (người chụp và đăng tải bức ảnh) là khúc đường đã thấy Pàng ngồi, chứ không có bất kỳ dấu hiệu nào khác vê đia chi nha chinh xac. Họ bắt đầu tìm những khu vực gần đó, rồi dần dần tỏa rộng ra.
‘Đường miền núi hiểm trở, nhiều nơi xình lầy làm kẹt cả bánh xe, anh tài xế lắm lúc nản quá kêu ‘thôi về”, vợ chồng anh Tín năn nỉ, xin đi thêm chút nữa. Cuối cùng, Pàng cũng được tìm thấy, trong một căn nhà rách nát ở đại ngàn xứ Thanh.
Tình trạng của Pàng tồi tệ hơn rất nhiều so với những gì được thể hiện trong ảnh. Kế hoạch của đội vợ chồng trẻ có sự thay đổi, không chỉ là một cuộc ghé thăm rồi về, anh chị quyết định xin mẹ bé được mang Pàng theo, chữa lành đôi chân cho em rồi sẽ mang em về lại với gia đình. Nhưng tất nhiên đây không phải việc muốn là được, anh chị phải đi gặp chính quyền, phải trò chuyện và nhờ Trưởng làng đến xin phép gia đình. Mẹ Pàng đồng ý, Pàng dùng ánh mắt ngơ ngác khi được mẹ giải thích rằng sẽ có hai người này muốn mang con đi, sẽ chữa lành chân cho con, rồi sẽ trả con về với mẹ.
Pàng trong vòng tay mẹ trước khi lên đường chữa bệnh cùng những người xa lạ
Pàng đã trải qua những ngày rất tệ. Những cơn đau quá sức với một đứa trẻ, cùng lúc vồ lấy em. Anh Tín nhớ lại: ‘Chân Pàng bị đau, tay vì thiếu chất nên co quắp lại, có sỏi trong người, đầu cũng có bị tổn thương nữa. Có lần, nữa đêm cả nhà đang ngủ, nghe tiếng con thở hổn hển, bật đèn lên thì máu mũi, tràn ra đầy khăp mặt. Bác sĩ bảo, cứ để tình trạng như vậy thêm 3 tháng nữa, con sẽ chết’.
Anh với chị đưa bé đi khám trong sự ‘dõi theo’, ‘giám sát’ của cư dân mạng. Câu hỏi ‘Pàng thế nào rồi?’, ‘Pàng ra sao rồi?’ cứ ‘làm phiền’ anh chị mải miết. Có cả những lời khen anh chị cao cả, cả những hoài nghi rằng anh chị đang PR bản thân, đang lợi dụng một đứa trẻ ‘hot’ để trục lợi cho mình. Lúc đó, anh ước rằng, dư luận ít ồn ào hơn thế.
Hành trình đi đi về về bệnh viện bắt đầu, các cuộc thăm khám lẫn phẫu thuật tiếp nối nhau. Anh bỏ thời gian, bỏ dở dang công việc đang làm, lẫn bỏ rất nhiều tiền bạc để chạy chữa cho con.
Nhiều người đòi gửi tiền, đòi ủng hộ nhưng anh tuyệt nhiên từ chối, anh thông báo ai cho tã và sữa thì anh nhận, còn tiền thì không. Bằng cách lặng lẽ như thế, anh và chị trông thấy Pàng từ từ khỏe lên, từ từ thay da đổi thịt.
Hinh anh cua Pang trong hiên tai
Anh Tín cho biết, hiện tại bé Pàng đang theo học tại Trung tâm phục hồi chức năng và trợ giúp trẻ tàn tật (TP.HCM). Đôi chân của Pàng đã phục hồi được 50%, em đã có thể đi chập chững, còn việc đi đứng vững vàng, đó là mong ước cho tương lai, nhưng không biết chính xác khi nào sẽ đat đươc.
Nêu con co thê đi đưng vưng thi anh se đưa bé đến trường để đi học, vi ‘co học hành thi mới phat triên ban thân, mơi giup ich cho xa hôi đươc’.
Video đang HOT
Con nuôi – con ruột
Trước khi mang Pàng về, anh Tín đã nói trước với con mình, ‘Ba sẽ mang về đây cho mấy con một bạn nữa ở chung với cả nhà mình’. Những đứa con của anh hồn nhiên ngóng chờ điều đó. Pàng cũng đi theo anh mà chưa từng có bất kỳ sự khước từ nào, sự gần gũi, hòa hợp đến một cách tự nhiên.
Mục tiêu của anh chị là chữa trị đôi chân cho Pàng rồi sẽ mang em về trả lại cho mẹ, nhưng lúc Pàng còn đi chưa được, mẹ đã mất, ông nội của Pàng cũng mất cách đó không lâu. Anh Tín tâm sự: ‘Me be mât, moi chuyên co le se khac đi. Giờ cho con đi được rồi tính tiếp, mình sẽ nuôi con theo cách của mình, nuôi con theo đúng cách mình hứa với mẹ của bé.
Mình không nói rõ ra mình nuôi bé đến bao nhiêu tuổi, làm cho bé cái gì, vì khi nói ra, mình phải có trách nhiệm với lời nói đó. Tâm nguyện của mình, mình tự truy vấn mình, mình tự có bổn phận với lơi minh noi vơi ban thân là đủ’.
Anh cũng cho biết thêm, cư dân mạng rất quan tâm đến Pàng, quan tâm đến cách gia đình nuôi bé Pàng thế nào, nhiều khi có chút xâm phạm đời tư. Như khi chị Phương đăng ảnh của 3 đứa con ruột lên (lúc đó Pàng đi học không có nhà), có người liền vào hỏi , ‘Pàng đâu?’.
Anh chia sẻ: ‘ Minh không vui chut nao trươc nhưng kiêu to mo như vây. Mình chỉ muốn tập trung làm việc, kiếm tiền nuôi con thôi. Mình sẽ nuôi Pàng theo cách của mình, chứ sẽ không theo lời dư luận’.
Cuộc sống ở Sài Gòn là một thế giới khác so với môi trường mà Pàng được sinh ra và lớn lên. Bên cạnh việc được chữa trị đôi chân, việc uống thuốc, ăn mặc, học hành, điều kiện vui chơi cũng tốt hơn rất nhiều.
Đôi lúc hỏi Pàng có muốn trở về thăm nhà không, Pàng bảo: ‘Đi về rồi sẽ đi về lại cùng ba mẹ’, em quyến luyến anh chị, quyến luyến luôn cả cuộc sống mới này. Nhưng anh Tín vẫn nhắc nhở con mình: ‘Con ở đây với ba mẹ, ba mẹ không đuổi con đi đâu hết. Nhưng con phải nhớ, nguồn cội của mình là ở ngoài kia, con nhất định không được quên nó’.
Pàng là con nuôi, trong khi anh Tín và chị Phương cũng có 3 con ruột. Dù muốn dù không, một sự nhay cảm nào đó vẫn tồn tại trong những sợi dây liên kết giữa những con người lớn nhỏ trong cùng một gia đình này, từ phía người làm cha, làm mẹ, từ phía những đứa con và rồi từ phía những người đang lẳng lặng dõi theo Pàng năm xưa nưa.
‘Nếu có ai đó hỏi, anh sẽ trả lời thẳng thắn luôn. Tất nhiên con ruột và con nuôi sẽ có sự khác nhau. Nhưng mình nuôi Pàng với tấm lòng của mình, chứ không phải nuôi để làm gì, nuôi vơi muc đich gi’, anh Tín chia sẻ
Ảnh ki niêm hai cha con trong môt chuyên đi du lich cua gia đinh
Với Pàng, anh cũng cố gắng nói rõ theo cách của mình, thi thoảng một tí, một câu dịu dàng để con quen với điều này: ‘Mình nói con là, con là con nuôi của ba mẹ, ba mẹ thấy con tội nghiệp, thấy thương con nên đem con về, nuôi con, chữa trị đôi chân cho con. Con không được cà nạnh với anh chị, với em.’ Tất nhiên, nếu một cách nghiêm túc những lời thẳng thẳng này có phần ‘tàn nhẫn’ với một đứa trẻ, anh chọn cách rót từ từ, nói theo cách dịu dàng để Pàng không bị sốc, không bị tổn thương.
Anh kể: ‘Những lần đầu tiên, Pàng nghe xong thì im, rồi cúi đầu xuống, như đang ngẫm nghĩ và hiểu ấy. Rồi dần dần sau này, mỗi lần nghe thì gương mặt Pàng tươi hơn.
Mình phải làm như vậy. Vì chắc chắn sau này, Pàng sẽ có suy nghĩ con ruột, con nuôi, đôi lúc còn không tránh được những tác động, lời nói bên ngoài. Có thể bé tổn thương, nhạy cảm với sự khác biệt, rồi có thể quay sang trách ngược lại ba mẹ. Nên ngay từ nhỏ, chính mình phải chủ động dạy cho con những điều đó trước’.
Anh Tín cho biết, cách anh đối xử với Pàng cũng giống như con mình. Tùy theo mỗi đứa thích gì, cần gì mà cho con những điều tốt nhất. Anh biết Pàng thiếu thốn tình thương, nên anh cố gắng bù đắp lại những điều mất mát từng có trong quá khứ, nhưng ‘bù đắp không phải là dồn hết tất cả yêu thương vào bé, như vậy, có thể bé sẽ hư, mình phải cho từ từ từng chút một’.
Dù thương con nhiều, nhưng có một số trường hợp, Pàng cũng từng khóc vì sự rầy la nghiêm khắc của ba
‘Như đôi lần Pàng có giành đồ chơi của em, kiểu như mấy đứa cùng ngồi với nhau, rồi giành giật này kia, Pàng xô em ngã. Đó không phải là sự cố ý, đó như một bản năng của một đứa trẻ vậy. Nhưng mình vẫn phải la mắng rất nghiêm khắc với Pàng, con khóc.
Nhưng sau đó, mình phải giải thích tại sao mình làm vậy, ‘em còn nhỏ, con quơ tay mạnh, em bật ngửa ra sau, em bị té, bị u đầu rồi sao’. Có thể với con mình, mình không cần phải giải thích, nhưng với Pàng thì mình phải làm vậy, để bé hiểu đó là lý do mình rầy bé chứ không phải là một nguyên nhân gì đó khác. Sao khi nghe xong, Pàng còn khóc to hơn lúc bị la nữa, kiểu như hiểu được lỗi vậy ý. Sau đó xin lôi ba, xin lỗi em là xong’, anh Tín kể.
‘Tư khi lam cha, tôi đa không con la tôi nưa’
‘Mình nuôi con mà con nó dạy ngược lại mình. Chăm con đâu dễ, như bé Pàng này, ngày mới về đi vệ sinh cũng không biết kêu, mình phải dọn rồi chỉ con từ từ, rồi việc sợ bé lên cơn co giật, lúc nào hai vợ chồng cũng nhìn trông phân công ngó con 24/24, con nó không biết nói tiếng Kinh, ăn bắp thì ăn luôn cả cùi như người rừng vậy, mình phải dạy từ từ, từng chút…
Trái lại, con nó dạy mình kiên nhẫn, nó dạy mình biết chia sẻ, biết những cái tiểu tiết, biết hiểu, biết cảm thông. Ngày xưa mình nóng tính và cộc lắm, từ lúc là ba, mình khác đi nhiều’, anh Tín bộc bạch.
Anh bảo, chính anh cũng ngưỡng mộ con ở một vài đức tính, ấy là sự lanh lợi, tính lởi xởi và sự kiên cường.
‘Lúc con phẫu thuật, phải trùm một cái mũ chụp CT lên, không hề dễ chịu chút nào. Chỉ cần một cử động nhỏ thôi là ảnh chụp bị nhòe, chụp hoài cũng không xong. Mình nói nhỏ, ‘con nằm yên một chút nhé, bác sĩ và ba sẽ gắp một con sâu trong đầu của con ra, nghe ba’, rồi bé nằm yên. Mình nhìn vào mắt, biết con đang cố chịu đựng. Khoảnh khắc đó, khiến mình thật sự thấy xúc động’, anh Tín nhớ lại.
Anh Tín khen Pàng là một cô bé nghị lực, nhất là lúc tập đi: ‘Ban đầu bé lười, nhìn vào mắt bé lúc đó, mình thấy dấu hiệu của sự bỏ phế. Lúc ở với gia đình cũ, khoang thơi gian rât dai, không hê co ai động viên bé.
Thật ra đứa trẻ nào cũng có sự nghị lực ở trong, chỉ là phải biết cách đánh thức nó hay không thôi. Pàng là một đứa trẻ bướng, càng la con lại càng chống đối, ai nói cũng không nghe, kiên quyết bắt con đứng lên đi thì con lại càng nằm dài ra.
Mình phải nói ngọt, ‘ba mẹ mang con về là để chữa chân, là để con tập đi, nếu con không chịu nghe lời, ba mẹ chỉ con cách trả con về’, nghe xong, bé nó ngẫm nghĩ, rồi tự gượng dậy tập đi. Không dễ, chân bị thốn, rôi te lên te xuông, nhưng con vẫn nỗ lực cố từng chút một’.
Giờ đôi chân của Pàng đã hồi phục được 50%, Pàng đã có thể đi những bước chập chững, anh mong ngày con mình có thể đi lại vững vàng như những đứa trẻ bình thường: ‘Mình không nói ra chứ nhiều khi cũng rầu. Ngồi uống ly cà phê, nghĩ về con mà thương. Cầu mẹ của bé, ‘bà có linh thiêng thì phù hộ cho con có thể biết đi được. Rồi mình mới biết đường tìm hướng đi tiếp theo cho bé’.
Tình thương mà anh dành cho, được Pàng đáp lại bằng những điều nhỏ nhặt, nhưng khiến anh hạnh phúc rất nhiều.
‘Mấy hôm đi làm về mệt, giả bộ ngồi bóp bóp cái lưng rồi than mỏi quá. Con tập tễnh đi lại, nói ngọng, ba đau ở đâu, con đấm cho ba nghe, rồi hỏi ‘ba đỡ chưa’. Hay có mấy lần công việc ở ngoài áp lực quá, về nhà, thấy mấy đứa con chạy ùa ra, ‘ba về’. Rồi thôi đó, bỏ hết mấy cái kia, chơi với tụi nó.
Hồi rước Pàng về, tiếng Kinh con bé nói đầu tiên trên xe là tiếng ‘Ba’, đến giờ mình vẫn nhớ. Nó sợ mình nhất, trong trường, cô giáo hay lấy chuyện méc ba ra dọa. Cũng có nhiều người đòi nhận con về nuôi, Pàng vẫn thưa ba – con bình thường, nhưng khi ai đó hỏi ba con tên gì, nó chỉ nói ba con tên Tín’, người bố này kể.
Món quà từ Mùa của bố
Mang đến cho hai bố con anh Tín một món quà nhỏ cùng cặp áo đôi của chương trình, Mùa của bố cũng bất ngờ xen lẫn xúc động khi cô bé Pàng đen nhẻm, ốm yếu ngày nào nay thật linh hoạt, tươi cười và còn rất biết tạo dáng nữa.
Mỗi khi được nghỉ học về với ba mẹ, Pàng luôn mang đến tiếng cười trong nhà bằng sự hồn nhiên, đáng yêu của mình.
35 tuổi, anh là người gồng gánh cả gia đình nhỏ này. Hỏi anh có khi nào thấy áp lực kinh khủng không, anh bảo có.
‘Có nhiều lúc áp lực lắm chứ, nhưng mình chọn cách đi chỗ nào đó không có vợ con, rồi tự mình ngẫm nghĩ. Không được để cho vợ con nhìn thấy, không được khiến họ có suy nghĩ rằng, họ là gánh nặng cho mình.
Mình áp lực là do mình dở, mình mà giỏi thì đã không có áp lực đó rồi. Mình cưới vợ về, mình đẻ con ra, mình không nuôi được họ, không lo lắng được cho họ thì thôi, giờ lo không được mà còn quay ra đổ thừa nữa thì không đúng’, anh Tín bộc bạch.
Vây đây, hanh trinh thay đôi cuôc đơi cua Pang thật quá nhiêu cam xuc, nhưng không thê không gât gu răng, câu chuyên lam cha cua ngươi đan ông tôt bung nay cung co rât nhiêu điêu đê ngươi ta suy ngâm!
Key
Theo baodatviet
Hành động của 3 bố con lượm ve chai giữa phố Sài Gòn khiến 1 người Malaysia xúc động và ấn tượng
Một người đàn ông ngoại quốc đã chứng kiến hành động của ông bố cùng 2 đứa con nhỏ trên đường. Người này đã ngay lập tức chia sẻ câu chuyện lên mạng xã hội để tất cả cùng đọc.
Bức ảnh cùng câu chuyện về lòng tự trọng, tình phụ tử dạt dào của người đàn ông mưu sinh bằng nghề lượm ve chai trên phố để nuôi hai cô con gái nhỏ được một người đàn ông ngoại quốc chứng kiến, chia sẻ.
Theo đó, câu chuyện được anh Eugene Pek, đến từ Kuala Lumpur, Malaysia tình cờ chứng kiến trong chuyến thăm Việt Nam.
Cụ thể, ngày hôm qua (19/9), khi đang đứng trú mưa trên một con đường lớn nằm giữa trung tâm thành phố Hồ Chí Minh, anh Eugene Pek bắt gặp và có dịp quan sát một gia đình với ông bố trẻ dẫn hai con gái đi lượm chai nhựa, lon sắt... kiếm sống.
Anh Eugene Pek nhận ra sự vắng bóng của người mẹ, chỉ có ông bố bế cô con gái nhỏ trên tay, vai đeo túi to đựng chai, lon nhặt được. Bên cạnh, cô con gái lớn lững thững đi theo.
Sự việc được người đàn ông ngoại quốc chứng kiến và chia sẻ lên mạng xã hội, khiến nhiều người xúc động
Chủ nhân câu chuyện thực sự cảm phục trước lòng tự trọng của người đàn ông vô gia cư. Dù nghèo khổ, nhưng anh không xách con ngửa mũ đứng chờ từng đồng bố thí, mà kiếm tiền bằng mồ hôi công sức lao động của mình.
Đồng thời, anh Eugene Pek còn bị ấn tượng và xúc động trước sự chu đáo, tình thương yêu mà người cha dành cho con từ những cử chỉ nhỏ nhất.
Vừa đứng trú mưa, anh vừa quan sát gia đình nhỏ và kể lại câu chuyện trên mạng xã hội: " Hôm nay, khi đang đi dọc theo một con đường ở Sài Gòn, tôi thấy một gia đình nhỏ - ông bố cùng 2 đứa con nhỏ đi thu lượm ve chai. Lúc ấy, t ôi đang đứng mưa và họ cũng vậy.
Tôi quan sát họ và thấy rằng người cha thực sự rất quan tâm, yêu thương hai cô con gái của mình. Hai cô bé chia nhau miếng thức ăn. Người cha đưa chai sữa cho con gái nhỏ, điều khiến tôi cảm động là anh đã ngậm miệng chai để làm sạch nó trước khi đưa cho cô bé .
Họ không đi xin tiền, tôi ngưỡng mộ người bố vì dù công việc nhặt rác vô cùng nhọc nhằn, nhưng anh vẫn dành thời gian chăm sóc hai cô con gái chu đáo".
Hình ảnh gia đình nhỏ khiến người đàn ông ngoại quốc xúc động.
Sau khi mưa tạnh, anh Eugene Pek tiếp tục đi theo gia đình nhỏ vô gia cư. Anh viết: "Tôi quan sát thấy họ lấy nước từ một bình nước dọc đường để uống . Cô con gái lớn không uống hết nước trong miệng và muốn nhổ ra. Người cha hướng dẫn cô bé nhổ vào miệng cống trên đường phố. Tôi hoàn toàn ngưỡng mộ ý thức nơi công cộng của người cha.
Không thể cầm lòng, tôi chạy đến đưa cho người cha một khoản tiền nhỏ và dặn anh mua thức ăn, sau đó rời đi.
Trong khi chờ băng qua đường ở đầu kia đường, tôi gặp lại họ và người cha bảo con gái vẫy tay chào tôi như một dấu hiệu cảm ơn.
Tôi thấy cô con gái lớn đang cầm chai nước mà người cha vừa mua để uống . Khi bước đi, họ vẫy tay với tôi. Tôi suýt nữa thì rơi nước mắt..."
Trong những bức ảnh mà anh Eugene Pek đăng tải, có thể thấy ông bố trẻ và hai con gái mặc trang phục cũ mèm, nhàu nhĩ. Hành trang mang theo của họ là chiếc túi lớn đựng rác nhựa, chai, lon... nhặt được.
Dù công cuộc mưu sinh nhọc nhằn, nhưng người cha vẫn hết lòng quan tâm, chăm sóc, luôn bồng bế, dắt con theo sát bên mình.
Theo chủ nhân bài đăng, dù chưa xin phép trước khi đăng tải những bức ảnh này lên mạng xã hội, nhưng anh vẫn muốn chia sẻ câu chuyện để nhiều người biết đến và chung tay giúp đỡ ba bố con.
" Tôi không biết chúng ta có thể giúp họ được bao nhiêu, nhưng nếu bất cứ ai ở Sài Gòn có thể hỗ trợ, tôi xin được giúp ông bố trẻ có một công việc tốt hơn. Cầu mong gia đình họ gặp nhiều điều tốt lành và hai cô bé sẽ trở thành những công dân tốt trong tương lai" - Người đàn ông đến từ Malaysia tâm sự.
Câu chuyện về người cha nghèo giàu ý thức, lòng tự trọng, tình yêu thương nhanh chóng được lan truyền trên mạng xã hội, khiến hàng nghìn người cảm thấy nể phục, xúc động và ấm lòng.
Nhiều người cũng bày tỏ mong muốn được tìm gặp để giúp đỡ, chia sẻ phần nào khó khăn với ông bố vô gia cư trong câu chuyện trên.
Theo Thế giới trẻ
Có bạn trai nhưng vẫn đi hẹn hò và những 'trò lố' trên truyền hình Nói dối nghề nghiệp, dùng lời ngôn tình sến sẩm để tỏ tình, diễn viên "làm lố" là những chiêu trò quen thuộc của những người tham gia show hẹn hò. Vụ cô gái đòi bạn trai dẫn đi châu Âu mới hẹn hò chưa lắng xuống thì mới đây, một bạn nữ tên Tố My lại bị dân mạng chỉ trích vì...