Mùa COVID-19: Nhớ mẹ qua thăm nhưng… nhất quyết không vào nhà
Giữ khoảng cách, nhà nào ở yên nhà đó là tinh thần chung tay chống COVID-19. Con trai sang thăm mẹ, bố mẹ về quê thăm con… chỉ nhìn từ xa. Những câu chuyện tuân thủ đáng yêu, đầy tình thương.
Em chồng chị Bảo Quyên (Q.9, TP.HCM) về thăm mẹ nhưng mẹ con chỉ trò chuyện từ xa, không vào nhà – Ảnh: BẢO QUYÊN
Chị Bảo Quyên (Q.9, TP.HCM) chia sẻ lên Facebook câu chuyện sáng nay của gia đình mình: em chồng đến nhà thăm mẹ nhưng nhất quyết không vào nhà. Nhiều người “thả tim” cho câu chuyện nhỏ nhưng cảm động.
Chị Quyên kể: “Chú Ba, em chồng tôi, làm cho công ty của Nhật. Nhà riêng của chú cách nhà mẹ 5km, mỗi ngày vẫn hỏi han mẹ qua điện thoại. Hôm nay nhớ mẹ nên chú chạy sang thăm. Tôi năn nỉ vào, bảo cởi áo khoác ra, rồi rửa tay, không sao đâu mà chú ấy bảo sợ cho mấy đứa cháu nhỏ và mẹ già trên 60 tuổi rồi vì làm công ty nước ngoài tiếp xúc nhiều người, không biết thế nào. Hai mẹ con nhìn nhau, chú đứng ngoài nói chuyện với mẹ 10 phút rồi về”.
Nói về câu chuyện, bạn của chị Quyên, anh Trương Trỗi tếu táo nhận xét: “Chú Ba biết nghĩ cho người thân quá. Ngàn like! Ai cũng ý thức cao như thế này thì COVID-19 làm gì có cửa vào, vì… con không vào được mà”.
Hay câu chuyện của chị Nguyễn Mai Thanh (Q.10, TP.HCM) phải chạy xe máy gần 50km về TP Biên Hòa (Đồng Nai) thăm con vì gửi cho ông bà trông hộ trong mùa dịch. Chị kể: “Hôm nay cuối tuần, tôi chạy về thăm con. Mẹ con đứng cách một khoảng sân, nói chuyện 30 phút rồi tôi về lại Sài Gòn. Ba mẹ con đứng trước mặt đó mà chỉ… hôn môi xa dù rằng nhớ nhau lắm. Công việc của tôi giao hàng, chạy tứ tung ngoài đường nên không chủ quan được”.
Tương tự, câu chuyện vợ chồng ông N.T.H. (Q.12) có con làm tại một bệnh viện ở TP.HCM, các con tự cách ly giữ cho bố mẹ. Ông kể: “Con tôi chỉ về đưa cơm, thức ăn nước uống cho bố mẹ rồi đi, cũng không vào nhà. Chúng chăm vợ chồng tôi qua… camera, qua điện thoại…”.
Xét về ý thức tuân thủ vì cộng đồng, một chuyên gia xã hội học tại Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) cho rằng đó là những câu chuyện nhỏ nhưng ý nghĩa lớn. “Biết rằng những người nghi nhiễm, những người phục vụ trong y tế cần cẩn thận hơn hết, cần cách ly để giữ cho người thân, xã hội nhưng người dân nói chung mà ý thức biết nghĩ cho mình, cho cộng đồng là rất đáng quý, nên phát huy”, vị này nói.
Video đang HOT
ĐẶNG THẢO THƯƠNG
Nói công ty Hàn mê tín, bảo thủ, trọng bằng cấp, nàng công sở dấy lên đại hội bóc "phốt" tập thể
Sốc văn hóa luôn là vấn đề mà dân công sở phải đối mặt mỗi khi quyết định làm việc cho công ty nước ngoài.
Được làm việc ở các công ty nước ngoài là điều mà không ít dân công sở ao ước. Bên cạnh lương, thưởng, chế độ phúc lợi; những kiến thức cũng như kỹ năng quý báu học hỏi được từ nhân sự cấp cao của những công ty này cũng là yếu tố vô cùng thu hút.
Tuy nhiên, làm việc trong công ty nước ngoài đồng nghĩa với việc chúng ta phải nhanh chóng thích ứng cũng như làm quen với một nền văn hóa mới, bởi lẽ văn hóa công sở cũng giống như văn hóa của một đất nước, chẳng quốc gia nào giống quốc gia nào.
Và không phải ai cũng may mắn thành công trong công cuộc thích nghi văn hóa. Có không ít người nhanh chóng vỡ mộng vì sự khác biệt quá đỗi lớn lao trong cung cách làm việc của con người giữa các quốc gia.
Chúng ta đã không ít lần được nghe những bài tâm sự của dân công sở trên mạng xã hội về việc nhiều công ty Nhật không giống với những gì được tô vẽ trên truyền thông, thì vừa mới đây, một công ty Hàn Quốc đã bị cho "lên dĩa" thông qua bài đăng của một nàng công sở:
"Chào các bạn, ở đây đã có ai từng làm việc với công ty Hàn Quốc chưa ạ? Mình từng dạy tiếng Việt cho 1 anh người Hàn, và làm thêm ở một nhà hàng có đến 50% là khách Hàn Quốc, sau đó thì làm Marketing ở 1 công ty Hàn. Nhân có bạn nói về kinh nghiệm làm việc ở các công ty nước ngoài, mình cũng xin được chia sẻ chút trải nghiệm làm việc của mình với người Hàn ạ. Hy vọng giúp được gì đó cho bạn.
1. KHÁ MÊ TÍN
Ở trong tòa nhà mình từng làm, đa số là căn hộ và công ty của người Hàn. Các tầng số 4 sẽ bị loại bỏ thay thành tầng 3B vì người Hàn cho rằng số 4 là số tử. Số 13 cũng hiếm khi thấy thay vào đó là tầng 12B. Người Hàn cũng hay tin vào các nhóm máu lắm các bác ạ, mình chưa thấy ai bị loại vì nhóm máu nhưng họ cũng để ý lắm. Không dùng mực đỏ để viết tên người sống, cái này là kỵ lắm nha. Mình từng dùng và bị sếp ngăn lại ngay lập tức.
2. KHÁ COI TRỌNG BẰNG CẤP
Không phải tất cả các loại bằng, nhưng mà bằng đại học thì nên có. Nhiều công ty yêu cầu gửi bản sao bằng đại học, bảng điểm ngay từ vòng ứng tuyển hoặc buổi phỏng vấn, nên bạn phải chuẩn bị kỹ càng nha. Bạn mà Google thì sẽ thấy bên Hàn bằng cấp, học thức rất rất được người Hàn coi trọng.
3. COI TRỌNG ẤN TƯỢNG ĐẦU TIÊN
Thực ra kinh nghiệm làm việc của mình khá hời hợt nhưng vẫn được lựa chọn vì buổi phỏng vấn tốt. Cũng như nhiều công ty khác, bạn đi phỏng vấn nên đến đúng giờ, mang theo bộ hồ sơ, ít nhất có CV và scan bằng cấp, bảng điểm. Ăn mặc chỉn chu, đàn ông nên mặc sơ mi (trắng càng tốt), sơ vin đi giày. Phụ nữ nên mặc lịch sự, trang điểm nhẹ. Phải tự tin nhưng khiêm tốn.
4. HƠI BẢO THỦ
Không biết có phải tất cả mọi người đều thế không, nhưng mấy người Hàn mình gặp đều thế ấy. Như sếp mình nếu có bệnh thì 1 là đến bệnh viện Hàn tại Việt Nam, hai là về Hàn chữa. Khi mua quà tặng đối tác, mời đối tác đi ăn thì sẽ chọn hàng "made in Korea" hết, chắc đây cũng là lòng tự tôn dân tộc chăng?".
Ngay sau khi được đăng tải cách đây chưa lâu, bài đăng của cô gái đã nhanh chóng thu hút được sự chú ý của đông đảo người dùng mạng. Từ vài dòng chia sẻ nhỏ, một đại hội bóc "phốt" công ty Hàn nói riêng và người Hàn nói chung đã được dấy lên. Rất nhiều bình luận bày tỏ cảm nhận, suy nghĩ về người Hàn đã được để lại bên dưới:
"Thiếu một điều nữa đó chính là họ muốn cải tiến nhưng không bao giờ chịu bỏ tiền ra để đầu tư. Miệng thì lúc nào cũng ra rã mà một hai bắt cải tiến từ cái đang có".
"Phỏng vấn thì gọi 7 cô gái vào và cũng phỏng vấn 1 lúc, sau đó chọn 1 cô để đi làm. Mức lương thì tùy nơi nhưng nhìn chung mình thấy họ coi trọng bằng cấp. Bên cạnh đó, họ thường làm việc rất cảm tính, hứng lên là cần ngay, lúc sau lại bảo đổi cái khác".
"Mình thấy họ khá có vấn đề về việc kiểm soát cảm xúc: nóng tính, thái độ trịch thượng, ghim sâu và dài nên các bạn đừng có mà đắc tội".
Những công ty nước ngoài thường mang nét văn hóa giống với văn hóa của nước họ bởi về bản chất, nó không được đặt nền móng bởi những con người của đất nước sở tại. Và nếu họ thật sự không chuyên nghiệp trong cung cách làm việc cũng như quá đáng với bộ máy nhân sự, chắc chắn họ sẽ chẳng thể duy trì được hoạt động công ty để tồn tại và tiếp tục phát triển.
Vì lẽ đó, khi đã quyết định làm việc cho công ty nước ngoài, chị em công sở nên chuẩn bị tâm học hỏi và thích nghi cho bản thân mình. Bởi lẽ, vắng mợ chợ vẫn đông, với những phúc lợi mà bản thân các công ty đó có thể cung cấp cho người lao động, không ít người sẵn sàng xếp hàng để được vào làm việc.
Theo Trí Thức Trẻ
Mạng xã hội bùng nổ tranh cãi chuyện lương 8 triệu có nên lấy vợ hay không? 'Đàn ông lương tháng bao nhiêu thì có thể lấy vợ?', đó luôn là câu hỏi gây tranh cãi. Người ủng hộ, người phản đối, một câu hỏi bâng quơ hóa ra lại là điều chúng ta phải thực sự suy ngẫm ở thời buổi hiện nay. Chúng ta vẫn nghe trong không ít câu chuyện hay bài hát câu nói 'một túp...