Mùa Covid-19 dân xứ Quảng vẫn bán 40kg củ quý như “vàng” thu 3,3 tỷ
Dù dịch Covid-19 đang ảnh hưởng, nhưng người dân miền núi cao Quảng Nam vẫn bán được 40kg sâm Ngọc Linh, nhẹ nhàng thu vào 3,3 tỷ đồng.
Ngày 4/5, UBND huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam cho biết, phiên chợ sâm Ngọc Linh lần thứ 31 tháng 5/2020 diễn ra từ ngày 1/5 đến ngày 3/5 đã kết thúc và có kết quả tốt đẹp.
Người dân tham quan và mua sâm Ngọc Linh tại phiên chợ
Phiên chợ có 2 gian hàng trưng bày giới thiệu cây sâm Ngọc Linh do 6 hộ trồng sâm tại 3 chốt có sản phẩm sâm củ của xã Trà Linh tham gia trưng bày và bán tại phiên chợ; hơn 20 gian hàng trưng bày, giới thiệu các sản phẩm trên lĩnh vực nông – lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của tỉnh như: Sâm Ngọc Linh, các loại cây dược liệu.
Có 10 doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm sâm Ngọc Linh, quế, dược liệu; 10 xã trên địa bàn huyện tham gia và một gian hàng trung tâm trưng bày sản phẩm làm từ sâm Ngọc Linh, quế Trà My và cây dược liệu (trên 30 sản phẩm đã được đăng ký nhãn hiệu). Ngoài ra, phiên chợ có các gian hàng trưng bày, quảng bá, mua bán các sản phẩm thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm (gọi tắt là Chương trình OCOP) của huyện Nam Trà My.
Video đang HOT
Sâm Ngọc Linh là loại cây dược liệu có giá trị kinh tế rất cao, mỗi kg sâm củ có thể bán từ vài chục đến cả 100 triệu đồng
Trong những ngày diễn ra Phiên chợ có trên 500 lượt người đến thăm quan, mua sắm, với doanh thu thống kê được khoảng 3,8 tỷ đồng, trong đó riêng mặt hàng sâm củ Ngọc Linh bán được khoảng 40kg, thu về gần 3,3 tỷ đồng.
“Những ngày diễn ra phiên chợ, UBND huyện đã yêu cầu Tổ tư vấn có mặt thường xuyên để kiểm tra mặt hàng sâm Ngọc Linh, thẩm định, hướng dẫn, tư vấn giúp du khách về sâm thật, sâm giả. Đến thời điểm này, chưa phát hiện trường hợp nào liên quan đến sâm giả tại phiên chợ…”, lãnh đạo huyện nói.
Hạt và củ sâm Ngọc Linh
Được biết, sâm Ngọc Linh là cây dược liệu có giá trị kinh tế rất cao đối với bà con huyện Nam Trà My, còn gọi là cây “đẻ” trứng vàng, vì mỗi kg củ sâm Ngọc Linh có giá lưu động từ vài chục triệu đến cả 100 triệu đồng. Nhiều loại củ có trọng lượng từ 05-1kg thì giá thành vài trăm triệu đồng/kg; bên cạnh đó, lá và thân sâm Ngọc Linh cũng có giá đắt đỏ, từ 7 đến 10 triệu đồng/kg.
Nhầm tưởng sâm quý Ngọc Linh, dòng người đổ vào vườn quốc gia săn lùng
Hàng trăm người dân tộc Mông ở các tỉnh Lâm Đồng, Đắk Lắk và Đắk Nông đã xâm nhập trái phép Vườn Quốc gia Bidoup-Núi Bà và một số vùng rừng lân cận để săn lùng loại cây mà họ tưởng đó là sâm Ngọc Linh.
Một đoàn người tìm sâm bị chặn lại ở cửa rừng Vườn quốc gia
Ngày 21/11, nguồn tin từ Sở KH&CN Lâm Đồng cho biết: Sở đã phối hợp với Viện Nghiên cứu khoa học Tây Nguyên và Trường Đại học Đà Lạt tiến hành nghiên cứu, xác định loại cây mà đồng bào Mông tìm kiếm tại Vườn Quốc gia Bidoup-Núi Bà và một số vùng rừng lân cận thuộc các huyện Lạc Dương và Đam Rông (Lâm Đồng), rồi mang về trồng trên rẫy hoặc đưa đi bán thời gian gần đây không phải là sâm quý Ngọc Linh. Thực chất loài cây này là sâm Lang Bian với tên khoa học là Panax.
Sự khác biệt giữa lá sâm Việt Nam và một số loại sâm khác.
Qua phân tích thành phần hóa học, sâm Lang Bian không có chất majonosid-R2, vốn là chất đặc trưng của sâm Ngọc Linh. Loại sâm này có hàm lượng saponin thấp, chỉ bằng 4,78%/mẫu khô đối với cây 10 năm trong khi hàm lượng chất này trong sâm Ngọc Linh là 52 - 56%/mẫu khô.
Sâm Lang Bian có hàm lượng hoạt tính sinh học thấp, không có giá trị cao về dược liệu, do đó tính thương mại cũng không cao như sâm Ngọc Linh.
Lãnh đạo UBND tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo ngành chức năng cung cấp kết quả nghiên cứu này cho các huyện Đam Rông và Lạc Dương để tuyên truyền cho cộng đồng dân cư biết loại cây mà nhiều người đổ xô vào rừng khai thác bất hợp pháp, vi phạm lâm luật thực chất là sâm Lang Bian, chứ không phải sâm quý Ngọc Linh. Giá trị thương mại của loài sâm này rất thấp so với sâm Ngọc Linh.
Như Tiền Phong đã phản ánh, vào tháng 8/2019, hàng trăm người dân tộc Mông chia thành nhiều đoàn xâm nhập trái phép vào Vườn Quốc gia Bidoup-Núi Bà và một số khu rừng lân cận để săn lùng loại cây mà họ cho là sâm Ngọc Linh. Các nhóm người này tìm mọi cách để xâm nhập rừng tự nhiên bất kể ngày hay đêm, thậm chí một số đối tượng còn có hành vi chống đối lực lượng chức năng.
Tình hình trên khiến công tác đảm bảo an ninh trật tự tại các địa phương gặp rất nhiều khó khăn. Đơn vị quản lý bảo vệ rừng đã phải huy động tối đa lực lượng, phối hợp với công an ngày đêm túc trực, lập chốt ở cửa rừng để ngăn chặn các đoàn người xâm nhập trái phép. Hạt kiểm lâm Bidoup-Núi Bà đã lập biên bản vi phạm hành chính, xử lý 24 đối tượng về hành vi vi phạm các quy định chung của nhà nước về bảo vệ rừng; yêu cầu 53 người khác làm bản cam kết không xâm nhập trái phép...
KIM ANH
Theo tienphong.vn
Lần theo hành tung bí ẩn của loài "chuột quý tộc" ở núi sâm "Chuột quý tộc" là tên gọi của người dân trồng sâm Ngọc Linh ở vùng Tu Mơ Rông (Kon Tum) gán cho những "chú tý" sống ở vùng sâm và chuyên "trộm" sâm Ngọc Linh làm thức ăn. "Chuột quý tộc" là mối lo của người trồng sâm, nhưng khi được chế biến thành món đặc sản thì ai đã một lần thưởng...