Mùa cỏ hồng nở rộ hấp dẫn du khách ở cao nguyên Lâm Đồng
Cỏ hồng còn được biết đến với tên gọi khác như cỏ tuyết, là một loài cỏ đặc trưng của vùng cao nguyên Lâm Đồng.
Đồi cỏ hồng là một địa điểm du lịch nổi tiếng thuộc huyện Lạc Dương, cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 15km. Ngọn đồi này có diện tích khá lớn, mỗi mùa cỏ hồng nở rộ sẽ tạo nên một khung cảnh cực kỳ đẹp mắt và hấp dẫn du khách.
Đồi cỏ hồng nằm ở huyện Lạc Dương, cách thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng khoảng 15km. Ảnh: Mai Hương
Thực tế, đồi cỏ Đà Lạt chỉ mang màu hồng một lần trong năm, từ cuối tháng 11 đến hết tháng 12. Đây chính là giai đoạn sau khi mùa mưa kết thúc, khiến cho những bụi cỏ hồng bắt đầu nở rộ.
Cỏ hồng là cách gọi dân dã người địa phương dành cho loại cỏ dại màu hồng pha sắc tím, mọc thành từng bụi nhỏ trên mặt đất. Vào lúc bình minh, ánh mặt trời chiếu xuyên qua những giọt sương đọng lại trên lá làm cả ngọn đồi thêm lung linh.
Video đang HOT
Là du khách đến từ TP Nha Trang, chị Trần Ly thấy trên mạng xã hội hình ảnh về đồi cỏ hồng Đà Lạt, nên rủ bạn chạy xe tới tận nơi. Chị cho biết: “Tôi thực sự rất bất ngờ trước vẻ đẹp của đồi cỏ hồng. Trước đó, tôi đã đến Đà Lạt nhiều lần nhưng không có cơ hội để ngắm cỏ hồng. Nơi đây thực sự rất đẹp”.
Nhiều bạn trẻ tìm đến đồi cỏ hồng check in, chụp hình. Ảnh: Mai Hương
Để đến đồi cỏ hồng Đà Lạt, du khách xuất phát từ chợ Đà Lạt và đi theo lộ trình Phan Đình Phùng – Xô Viết Nghệ Tĩnh – Ankroet, đi tiếp chừng 4km sẽ đến nơi.
Đến khu du lịch Thung Lũng Vàng, bạn di chuyển tiếp theo lối đường mòn sẽ thấy đồi cỏ hồng dần hiện ra trên dốc. Nếu đi xe khách hoặc xe du lịch 45 chỗ, du khách phải dừng tại trạm dừng chân và đi bộ lên dốc.
Bà Nà Khu nghỉ mát hấp dẫn và quyến rũ
Khu du lịch Bà Nà nằm cách thành phố Đà Nẵng 48 km về hướng Tây, ở độ cao 1.487m so với mặt biển, khí hậu quanh năm mát mẻ, nhiệt độ trung bình từ 17 độ C - 20 độ C.
Trên đỉnh núi địa hình bằng phẳng như một cao nguyên nhỏ. Con đường từ chân núi chạy lên đỉnh quanh co hơn 20km, len lỏi giữa cánh rừng đại ngàn đưa du khách đến trung tâm khu du lịch.
Nét đặc sắc đầu tiên của Bà Nà là bầu trời luôn thoáng đãng, mây quẩn quanh ở lưng chừng núi. Nhờ sự ưu ái hiếm có của thiên nhiên, du khách từ trên đỉnh núi có thể phóng tầm mắt bao quát cả một vùng không gian rộng lớn: thành phố Đà Nẵng, vũng Thùng với đường viền hình cánh cung từ chân đèo Hải Vân đến bán đảo Sơn Trà, bãi biển Mỹ Khê, non nước Ngũ Hành, sông Thu Bồn uốn quanh ôm lấy những cánh đồng trù phú của Quảng Nam. Xa xa về biển Đông là Cù lao Chàm nhấp nhô sóng biếc. Thiên nhiên như một bức tranh thủy mặc đẹp tuyệt vời.
Một ngày ở Bà Nà có bốn mùa riêng biệt: buổi sáng tiết xuân, buổi trưa vào hạ, buổi chiều se se sang thu và đêm về lạnh giá. Không khí ở Bà Nà đặc biệt không ẩm ướt như một số vùng núi khác. Mưa ở Bà Nà chỉ xuất hiện ở lưng chừng núi còn trên đỉnh cao vẫn luôn khô ráo, trời quang mây tạnh, không gian thoáng đãng.
Khu nghỉ dưỡng Bà Nà được người Pháp phát hiện vào năm 1901 và đến năm 1912, toàn quyền Đông Dương ra Nghị định biến vùng núi Bà Nà thành khu bảo tồn lâm nghiệp. Sau năm 1930, hàng chục khu nhà nghỉ đã được xây dựng, có hệ thống giao thông hoàn chỉnh và trở thành khu du lịch, nghỉ mát lý tưởng dành riêng cho các quan chức của chế độ thực dân Pháp.
Tuy nhiên, sau thời gian dài chiến tranh và thiên tai đã làm mất đi các lâu đài, nhà nghỉ cổ xưa, chỉ còn lại phế tích là những nền nhà, bức tường đã loang lổ tiêu sơ. Phải đến năm 2000, Bà Nà mới được hồi sinh để trở thành một thị trấn du lịch. Vẫn còn đó sự hào phóng của thiên nhiên với những cánh rừng nguyên sinh giữa một vùng khí hậu ôn hòa, mát mẻ. Bà Nà còn có một hệ động, thực vật phong phú với 544 loài cây và 256 loài động vật có xương sống, trong đó có 6 loài cây và 44 loài động vật quý hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam. Có nhiều loài thực vật cần được bảo vệ nghiêm ngặt như: thông chàng, trĩ sao, gấu đen châu Á, vượn má hung, trầm hương...
Có nhiều khu rừng nguyên sinh được phân bổ theo sườn dốc khá hiểm trở. Men theo từng bậc đá, du khách sẽ hành hương lên chùa Linh Ứng, một bản sao của chùa Linh Ứng ở Ngũ Hành Sơn. Ở đây còn có tượng Phật lộ thiên cao 30m uy nghi giữa bốn bề lồng lộng mây trời, gió núi. Tượng Phật đúc bằng xi măng, ruột đúc bằng đá xanh, bên ngoài là lớp áo trắng muốt. Và, vẫn còn đó những hầm rượu của người Pháp nay vẫn được sử dụng để chưng cất rượu và luôn mở cửa cho du khách vào tham quan, nhấm nháp một chút men cay để sưởi ấm cõi lòng...
Dưới chân núi Bà Nà là dòng suối Mơ thu hút du khách đến nghỉ ngơi vào mùa hè nóng bức. Lại còn có thác Tóc Tiên cao 9 tầng, đứng từ dưới chân thác trông lên như một mái tóc của nàng tiên bồng bềnh hư ảo. Một số biệt thự đã được trùng tu và xây mới với đầy đủ các tiện nghi cùng dịch vụ chu đáo, sẵn sàng phục vụ du khách. Khu nghỉ mát Bà Nà đang được khôi phục khá hiện đại với nhiều biệt thự, khách sạn, nhà hàng, sân tennis và nhiều loại dịch vụ khác. Mới đây, hệ thống cáp treo hiện đại nối liền đỉnh Bà Nà với suối Mơ (thuộc xã Hòa Ninh, huyện Hòa Vang) có tổng chiều dài 5.042m gồm 22 trụ, 94 cabin, công suất phục vụ 1.500 khách/giờ. Đây là tuyến cáp treo hiện đại bậc nhất hiện nay được xây dựng theo tiêu chuẩn châu Âu và được tổ chức Guinness công nhận đã xác lập hai kỷ lục thế giới (đó là cáp treo 1 dây dài nhất và có độ chênh cao nhất thế giới).
Thiên nhiên hoang sơ ở Bà Nà rất hấp dẫn và quyến rũ. Một đêm nghỉ lại ở Bà Nà là dịp du khách được nghe hơi thở của núi rừng và sống giữa thiên nhiên kỳ thú. Đến với Bà Nà, du khách sẽ cảm nhận được cái cảm giác như mình đi lạc trong mây, lững thững giữa sương giăng sườn núi và ngất ngây trong tiếng hót véo von, lảnh lót của các loài chim. Nàng tiên xanh Bà Nà luôn mời gọi khách bốn phương. Đây là nơi nghỉ mát, dưỡng sức thật tuyệt vời của Đà Nẵng.
Thác Prenn (Lâm Đồng) - Điểm đến hấp dẫn du khách Nằm cách trung tâm thành phố khoảng 10km, cạnh quốc lộ 20 - dưới chân đèo Prenn, ngay cửa ngõ vào thành phố hoa - Đà Lạt. Đây là một trong những thác nước đẹp và quyến rũ bậc nhất Nam Tây Nguyên. Theo truyền thuyết mà các già làng kể lại thì thác có tên gọi trên là xuất phát từ tiếng...