Mùa chụp ảnh kỷ yếu: Thợ chụp ảnh như được trở lại thời học sinh
Cứ đến dịp hè, tổng kết cuối năm học những học sinh cuối cấp luôn muốn lưu giữ lại khoảnh khắc cuối cùng trong màu áo trắng của mình. Do đó, đây cũng là mùa dành cho những thợ chụp ảnh trẻ làm nghề chụp ảnh kỷ yếu.
Nhiều kỷ niệm khi chụp ảnh kỷ yếu
Lê Đức Trương Kỳ, một thợ chụp ảnh có nhiều năm trong nghề (làm việc tại TP.HCM) kể rằng mỗi năm đến dịp hè anh đều có nhận từ 1 đến 2 lần chụp ảnh kỷ yếu cho học sinh. Các học sinh thuê thợ chụp vì muốn lưu giữ những khoảnh khắc cuối cùng của đời học sinh hoặc những lớp cuối cấp.
Đa phần những thợ chụp ảnh hiện tại chụp với nhiều chủ đề, vì mỗi mùa thợ chụp sẽ có đối tượng khách khác nhau. Cho nên, tùy đối tượng cũng như theo yêu cầu của khách chứ thợ ảnh không phải chăm chăm chụp ảnh kỷ yếu. “Ví dụ như mùa gần tết tỷ lệ chụp ảnh cưới cao, đến mùa hè chụp ảnh kỷ yếu, kỷ niệm họp lớp hoặc mùa khác chụp ảnh về các sự kiện”, Kỳ chia sẻ.
Thời nay nhiều bạn trẻ bắt nhịp xu hướng thích chụp ảnh kỷ yếu những năm cuối cấp Nhật Quang
Ngày nay, Kỳ nhận thấy học sinh càng sáng tạo, suy nghĩ ra nhiều ý tưởng mới để cho bộ ảnh của mình trở nên sống động và độc đáo hơn. Thỉnh thoảng sẽ có vài trend (xu hướng) hoặc một số lớp đầu tư hơn cho bộ ảnh bằng những trang phục, bối cảnh. Nhưng về cơ bản thì kỷ yếu là bộ ảnh cả lớp kỷ niệm cùng nhau tại trường lớp, nên sẽ ưu tiên các hoạt động cho lớp như: vui chơi hoặc quậy phá một chút.
Kỳ nhớ lại năm ngoái anh chụp các học sinh tập trung tại lớp. Cả nhóm cùng lấy dấu vân tay và ảnh thẻ làm cuốn sổ kỷ niệm với cô chủ nhiệm. Còn mùa chụp năm nay thì lớp chuẩn bị “đại chiến” bóng nước để chơi với nhau một cách vui vẻ.
“Tới bây giờ là bộ ảnh nhớ nhất tôi chụp vào năm ngoái cho 12A7 Nguyễn Du (Q.10, TP.HCM). Bộ ảnh đặc biệt vì tinh thần lớp rất gắn kết, các em biết lúc nào cần năng lượng, nghịch ngợm pha trò, biết lúc nào nên nghiêm chỉnh lắng đọng tận hưởng cảm xúc hiếm hoi còn lại cùng nhau đi chụp. Tôi thấy vậy cũng bồi hồi xúc động theo. Với cả cách các học sinh đón nhận hình ảnh sau đó nhắn tin cho tôi để chia sẻ về họp lớp, nhớ lớp, ôn kỷ niệm, cũng rất đặc biệt”, Kỳ nhớ lại kỷ niệm lần chụp ảnh kỷ yếu.
Video đang HOT
Lộc, thợ chụp ảnh như được trở lại thời học sinh sôi nổi của mình khi đi chụp ảnh kỷ yếu NVCC
Cũng đang trong mùa chạy “show” chụp kỷ yếu, thợ chụp ảnh Nguyễn Phước Lộc (ngụ P.6, TP.Mỹ Tho) cho biết mỗi năm nhận trên dưới chục lần chụp cho học sinh. Đa phần là các học sinh cuối cấp ở các huyện trong tỉnh Tiền Giang. Lộc cho biết mỗi nơi, mỗi lớp, thời điểm học sinh đều có một xu hướng mới để chụp ảnh. “Có lúc học sinh phá cách, lấy quần áo của cha mẹ hoặc kiểu đùa giỡn đi chơi, đi chợ, đi ngoài đồng ruộng”, Lộc cho biết thêm.
Theo Lộc, tính cách “nhất quỷ nhì ma” của học trò luôn là điều gì đó khó trong việc phục vụ chụp ảnh. Do đó, chụp ảnh kỷ yếu khác nhiều so với ảnh cưới, sự kiện. Thợ chụp phải am hiểu tâm lý, nắm bắt các hoạt động cũng như xu hướng mới của giới trẻ. Lắm lúc người thợ lại trở thành một “giáo viên” đúng nghĩa với các em. “Phải điều động, gom các thành viên lại, đảm bảo trật tự, có lúc tư vấn tâm lý. Tuy nhiên, vì tuổi Lộc còn khá nhỏ và cũng hiểu được phần nào tâm lý nên cho mình trở về thời thanh xuân để dễ hòa nhập cùng học sinh.
Đã chụp ảnh kỷ yếu nhiều năm nhưng với Lộc có một kỷ niệm không thể nào quên khi chụp ảnh về một học sinh đặc biệt. “Bạn đó bị một căn bệnh hiểm nghèo mà không dám cho cả lớp biết. Khi tâm sự làm tôi cũng hiểu hơn, cả lớp cũng chạnh lòng khi biết tin. Khi chụp, tôi ghi nhận những khoảnh khắc của học sinh đó nhiều hơn. Cuối cùng về nhà em đó rất trân trọng những khoảnh khắc, bức ảnh đó”, Lộc kể lại.
Chụp học sinh khó mà dễ
Theo Kỳ ảnh kỷ yếu là tập thể, các cá nhân kết nối với nhau thành tập thể nhưng “chín người thì mười ý” nên lắm lúc xảy ra nhiều chuyện ngoài ý muốn. Nếu là người mới vào nghề, chưa có nhiều kinh nghiệm chụp kỷ yếu thì khi làm việc với học sinh phải thật rõ ràng về dịch vụ và sản phẩm mình cung cấp trước khi chốt. Điều này tránh trường hợp các lớp so sánh “biết vậy chụp ảnh kia tốt hơn”.
Đây là buổi đi chụp chung các học sinh sẽ đóng tiền tham gia như nhau nên quyền lợi như nhau. Tuổi học sinh việc so sánh và ganh tị nhau ít nhiều cũng có nên thợ chụp hạn chế xảy ra bằng việc chụp ảnh công bằng, bạn nào cũng chỉn chu có tâm như nhau chứ không phải bộ ảnh trả về toàn hình trai xinh gái đẹp trong lớp, còn những học sinh rụt rè thì được vài tấm cho có. Như vậy sẽ làm lớp mất đoàn kết, người thợ cũng dễ “dính phốt” không mong muốn.
Học sinh ra khu vực Bưu điện Thành phố (Q.1, TP.HCM) chụp ảnh Dạ Thảo
Những bức ảnh ghi lại sự hồn nhiên, tuổi trẻ của thời học sinh Khuất Nhiên
Còn Lộc chia sẻ, khó trong chụp kỷ yếu cho học sinh là các hoạt động xảy ra liên tục, khó bắt được nhịp cảm xúc và khoảnh khắc của từng cá nhân nên phải cần chụp nhanh, chính xác và đẹp. Đôi lúc thợ chụp phải chỉnh các tư thế, tạo dáng giúp học sinh. Ngoài ra, khó kiểm soát tập thể để chỉnh chu khung hình bởi tấm hình nào cũng rất đông các gương mặt. Chụp cá nhân cũng khó vì mỗi bạn mỗi gương mặt, chỉ có vài phút để thợ chụp tiếp cận. Người chụp cần sử dụng kỹ năng mềm thì là khả năng tương tác, giúp cho cả lớp vui vẻ cùng nhau để học sinh không bị phân tán thành nhóm buổi chụp sẽ mất vui.
Dễ vì nó không áp lực quá về mức độ quan trọng và nghiêm trọng như ảnh cưới hay sự kiện. Bản thân cũng có khoảng thời gian đi học nên hiểu rõ về học sinh. Kỹ thuật chuyên môn được đảm bảo thì có khi đi chụp như đi chơi, đi sinh hoạt lớp, vui vẻ.
“Học sinh thời nay rất chủ động trong việc xây dựng hình ảnh cho nhau, chỉn chu và khá thông minh trong các quyết định. Để tổ chức được một buổi chụp kỷ yếu không dễ, đôi khi lớp đã lên kế hoạch cả nửa năm, nên các bạn và tôi khá là quý
Từ vụ thợ chụp ảnh mâu thuẫn với nữ sinh: Thái độ 'đánh bay' độ lượng
Những ngày qua, dân mạng tranh cãi xung quanh thái độ của nữ sinh và thợ chụp ảnh. Cô gái cho là ảnh kỷ yếu mà cô thuê chụp xấu, nên đòi thợ ảnh phải trả tiền lại.
Câu chuyện tưởng chừng như bình thường, thế nhưng do những lời lẽ không mấy khiếm nhã của cả hai đăng trên mạng xã hội đã làm vụ việc "đi xa hơn", cùng với đó dân mạng "đổ dầu vào lửa" dẫn vụ việc càng thêm bức xúc...
Cả hai đều không đúng
Cũng bức xúc về thái độ của bạn nữ trong ảnh, Nguyễn Thụy Tuyết Nghi (sinh viên Trường ĐH Nguyễn Tất Thành) bày tỏ: "Theo mình thái độ bạn này không đúng. Vì cũng là học sinh lớp 12 nhưng cách cư xử bạn này quá thất vọng, mình có thể chụp hình được nhiều lần không nhất thiết phải đúng 1 lần là đẹp... Bạn nữ có thể chọn cách nói chuyện chuẩn mực hơn thì mọi chuyện cũng sẽ không đi quá xa. Với lại trước đó anh thợ chụp ảnh vẫn trả lại tiền cọc cho nhưng bạn vẫn phải đòi bồi thường với 600.000 đồng thì thật sự quá đáng. Thái độ bạn đáng trách hơn là thông cảm".
Đoạn tin nhắn của thợ ảnh nói với nữ sinh
Đồng tình với Nghi, Phạm Nguyễn Anh Thư (22 tuổi), ngụ tại số 139/05 ấp Nguyễn Thái Học, xã Bàu Hàm 2, H.Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai cho rằng: "Chính việc tỏ thái độ không phù hợp đã khiến bạn ấy bị yếu thế từ đúng thành sai, không nhận được sự thông cảm từ nhiều người".
Tuy nhiên, cũng có những ý kiến cho rằng cách cư xử của thợ chụp ảnh cũng chưa đủ tinh tế. Đoàn Ngọc Khánh (22 tuổi), đang làm nghề chụp ảnh tự do, ngụ tại đường Nguyễn Xiển, P.Long Thạnh Mỹ, TP.Thủ Đức, TP.HCM bày tỏ: "Thợ chụp có hành động đúng là gửi lại tiền cọc cho khách hàng, nhưng bạn đã mất kiểm soát khi có thái độ ăn miếng trả miếng với khách hàng. Cả hai không đúng, chỉ là cách truyền đạt của hai người đều có vấn đề nên mới xảy ra câu chuyện vừa rồi".
Đoạn tin nhắn của thợ ảnh nói với nữ sinh
Hãy là người sử dụng mạng xã hội thông minh và có văn hóa
Nói về vấn đề này, thạc sĩ tâm lý Nguyễn Thị Đào Lưu, giảng viên Khoa Xã hội và nhân văn Trường ĐH Văn Lang chia sẻ: "Đứng ở góc độ của bạn nữ thì có thể bản thân nữ sinh đã kỳ vọng về kết quả của buổi chụp ảnh thật nhiều và mong có những bức ảnh lung linh xinh đẹp để lưu giữ lại khoảnh khắc đáng nhớ, nhưng kỳ vọng và thực tế khác biệt dẫn đến tâm lý thất vọng, hụt hẫng. Điều này khiến cho bạn nữ có những hành động, thái độ chưa tinh tế trong ứng xử. Đó là lý do khiến nhiều người không thích vì thái độ của bạn. Qua đây, chúng ta có thể rèn luyện nhiều hơn về kỹ năng quản lý cảm xúc trong tất cả các tình huống, đặc biệt là những tình huống không như ta mong muốn".
Đoạn tin nhắn của nữ sinh với thợ chụp ảnh
Thạc sĩ Đào Lưu cho rằng bản thân thợ ảnh cần phải tinh tế và đem lại sự thoải mái, hài lòng cho khách hàng, đó là một trong những tiêu chí thể hiện sự chuyên nghiệp. Tuy nhiên, với cách đáp trả và đăng tải công khai thế này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến công việc của thợ ảnh. "Tôi tin chắc, đây không phải là điều thợ ảnh mong muốn. Nhưng đây sẽ là bài học kinh nghiệm và trải nghiệm đắt giá để chính thợ ảnh chuyên nghiệp hơn trong công việc của mình".
Nói về lý do tại sao cộng đồng mạng lại ồ ạt chỉ trích, miệt thị ngoại hình của bạn nữ thay vì góp ý về thái độ của cả hai, thạc sĩ Đào Lưu nói: "Cũng có thể, bản thân thợ ảnh có một lượng người ủng hộ nhất định từ đó đã hình thành nên một luồng dư luận nghiêng về phía thợ ảnh. Nhưng dù đứng về phía ai cũng là điều không nên vì những đánh giá vô tư của bạn cũng sẽ làm người khác tổn thương".
Cũng theo thạc sĩ Đào Lưu, trong tình huống này, cô gái bị cộng đồng mạng chỉ trích vì ngoại hình, một yếu tố không liên quan đến câu chuyện, thay vì chính thái độ khiếm nhã của cô với người nhiếp ảnh.
Thạc sĩ Lưu khuyên với những người đang chỉ trích, miệt thị ngoại hình: "Chính bạn hôm nay chỉ trích người khác thì chưa chắc sau này bạn không trở thành nạn nhân. Thay vì "té nước theo mưa" thì hãy thông cảm, không tiếp tay, chia sẻ những thông tin tiêu cực. Hãy là người sử dụng mạng xã hội thông minh và có văn hóa".
Cô gái nhận được học bổng từ 54 trường tại Mỹ Một cô gái đã được 54 trường đại học và cao đẳng ở Mỹ chấp nhận trao học bổng với số tiền lên đến hơn 30,5 tỉ đồng. Theo tờ Washington Post ngày 24.3, Daya Brown (18 tuổi, ở Mỹ) đã nộp đơn vào 70 trường đại học và cao đẳng ở Mỹ. Kết quả, Daya Brown được 54 trường chấp nhận, bao...